Khủng hoảng nhập cư châu Âu: Hình ảnh cậu bé tị nạn chết đuối gây phẫn nộ
Thursday, September 3, 2015 8:31
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Hình ảnh của một cậu bé tị nạn người Syria mặc áo phông đỏ, quần bò trôi dạt vào bờ biển do chết đuối đã khiến nhiều người xúc động và giận dữ trước hành động chậm trễ của lãnh đạo EU.
Bức ảnh chụp được từ bờ biển Bodrum khi cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện thi thể của cậu bé tị nạn người Syria trôi dạt vào bờ (Ảnh: AFP) |
Hôm nay, cảnh sát biển Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện thi thể của một cậu bé người Syria bị trôi dạt vào bờ biển phía nam của nước này. Cậu bé khoảng 3 tuổi, là 1 trong số 12 người tị nạn Syria đã chết khi lênh đênh trên biển. Chiếc thuyền chở những người này cũng đã được tìm thấy tại đảo Kos của Hy Lạp, ít nhất trên thuyền có 3 trẻ em đã chết, nhiều thi thể khác cũng đã bị trôi dạt vào các vùng biển quanh đảo Kos và bãi biển Bodrum giáp Thổ Nhĩ Kỳ.
Bức ảnh nhanh chóng lan rộng và khiến nhiều người xúc động cũng như gây áp lực lớn cho chính phủ các nước châu Âu (Ảnh: AP) |
Hình ảnh này nhanh chóng lan rộng trên cộng đồng mạng, nhiều người đã rất giận dữ trước hành động chậm trễ của lãnh đạo châu Âu và yêu cầu chính phủ các nước phương Tây cũng như Liên hợp quốc can thiệp và nhanh chóng giải quyết vấn đề tị nạn cho người nhập cư.
Theo hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ thì đảo Kos và bờ biển Bodrum là một trong những tuyến đường biển ngắn nhất để đến châu Âu, nhiều người tị nạn đã chọn con đường này để nhập cư vào châu Âu bất chấp nguy hiểm.
Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, hơn 2,400 người tị nạn đã chết khi cố gắng đến châu Âu bằng đường biển trên những con thuyền đánh cá không đảm bảo, nhiều người đã thiệt mạng trên biển Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ và vịnh Bắc Phi khi còn chưa đặt chân tới đất liền.
Tuy nhiên tình trạng trên đất liền cũng không kém phần khả quan hơn khi hàng ngàn người cố gắng vượt biên bất hợp pháp qua hàng rào thép gai hay nhồi nhét trong các thùng xe tải, tàu hỏa và bị chết ngạt.
Tại Hungary, số người tị nạn tập trung tại các nhà ga xe lửa quá đông đã khiến tình hình xã hội nước này bất ổn khiến chính phủ Hungary đã từ chối cho phép những người nhập cư lên tàu đến Đức. Hiện nhiều người vẫn đang chờ đợi tại trại Keleti và gào thét, biểu tình ầm ĩ: “Chúng tôi muốn gì? Chúng tôi muốn hòa bình, hòa bình!”.
Người tị nạn biểu tình tại các trạm xe lửa của Hungary để phản đối việc chính phủ ngăn cấm họ đến Đức (Ảnh: AP)
Cuộc biểu tình đã kéo dài 1 ngày, người tị nạn mong muốn được đến Đức và Thụy Điển, 2 nước được cho là mở cửa và có nhiều chính sách phúc lợi tốt cho người nhập cư, tuy nhiên để đến được Đức và Thụy Điển, người tị nạn cần có vé thông hành đi qua 2 nước láng giềng Hungary và Áo.
Danh sách những người nhập cư vào Đức được ghi lại (Ảnh: Getty Images)
Nước Đức ghi nhận số lượng người tị nạn nhập cư vào Đức cao kỷ lục, khoảng 2.400 người trong một ngày. Hiện lãnh thổ Đức cũng không có khả năng chứa được thêm nhiều người nhập cư, do đó Thủ tướng Angela Merkel cũng kêu gọi chính phủ các nước châu Âu cùng chia sẻ trách nhiệm.
Người phụ nữ Syria này đã đợi ở bán đảo Lesbos, Hy Lạp 20 tiếng đồng hồ để đến được cửa ngõ nhập cư Macedonia vào châu Âu (Ảnh: Getty Images) |
Ở những nơi khác như Hy Lạp, chính phủ nước này cho biết có khoảng 4,000 người đã đến bán đảo Lesbos vào tối thứ tư khi nhiều người tị nạn đã đuổi theo các chuyến tàu hỏa, tìm mọi cách bám trụ để vào bán đảo nước này.
Hàng trăm gia đình tị nạn đi theo các thùng xe tải để nhập cư vào châu Âu (Ảnh: Getty images)
Tại Áo, cảnh sát cũng vừa kịp thời cứu 24 người bị nhồi nhét trong thùng của một chiếc xe tải. Ngay sau vụ 71 thi thể được tìm thấy trong thùng xe tải, cảnh sát nước này đã tăng cường kiểm tra các xe tải lưu thông trong nước để cứu những người tị nạn nhập cư bất hợp pháp.
Lãnh đạo châu Âu đang gấp rút chuẩn bị cho hội nghị lớn diễn ra vào ngày 14/9 này để xem xét thay đổi điều luật Dublin về quy chế cấp nơi ở và giấy tờ hợp pháp cho người nhập cư. Chính phủ Đức và Pháp cho rằng thật sự rất cần thiết để thay đổi những quy tắc cứng nhắc, bất di bất dịch của điều luật Dublin mà EU đã đề ra từ hàng chục năm trước.
Cảnh sát đưa một em bé qua biên giới Macedonia – cửa ngõ nhập cư vào châu Âu (Ảnh: EPA)
Người dân các nước châu Âu cũng phẫn nộ về hành động chậm trễ của các nhà lãnh đạo EU kể từ sau vụ việc tìm thấy 71 thi thể trong thùng xe tải và nhất là sau khi bức ảnh về cậu bé Syria chết trôi trên biển vừa qua.
Theo baosang.net
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo