ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
ĐỊnh NghĨa TÌnh YÊu – Scott Peck
Monday, September 7, 2015 5:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1pRWI2ZTFadVY0TS9WZTFiVDBVV3kySS9BQUFBQUFBQVlmdy95dzZNNThCQURVUS9zMTYwMC90aW5oLXlldS5qcGc=
Tình yêu là động lực và năng lực của những qui phạm nói trên. Thế nhưng tình yêu là gì? Khó có một giải đáp trọn vẹn và thoả đáng song ta vẫn phải khảo sát và nhận diện nó cho cuộc sống lành mạnh hơn.
Định nghĩa tình yêu
Tình yêu là ý chí mở rộng bản ngã để cho chính mình hay người khác được trưởng thành hơn về mặt tinh thần.
Trong định nghĩa này, ta có thể ghi nhận các điểm sau:
Mục tiêu mà tình yêu phục vụ (tức trưởng thành hơn về mặt tinh thần) xác định bản chất của nó (tức ý chí mở rộng bản ngã).
Vì là hành vi mở rộng bản ngã nên tình yêu là hành vi thăng tiến con người.
Tình yêu ở đây bao hàm cả tình yêu đối với mình cũng như đối với tha nhân.
Đòi hỏi nỗ lực, nhọc nhằn chứ không êm ái và nhàn nhã.
Là hành vi của ý chí nên bao hàm cả ý hướng và hành động, ước muốn yêu chưa phải là yêu.
Có quá nhiều ngộ nhận hay quan niệm sai lạc được gán cho tình yêu. Trước khi tìm hiểu tình yêu là gì, ta khảo sát xem những gì không phải là tình yêu.Tình yêu không là sự phải lòng – quyến luyến – lệ thuộc – thí bỏ chính mình – hoặc cảm xúc ngất ngây:
Phải lòng hay “tiếng sét ái tình” chưa phải là yêu
Phải lòng chỉ xảy ra giữa hai người khác phái, được thúc đẩy bởi động cơ tính dục; nó chỉ là một kinh nghiệm tạm bợ, chóng qua; bản chất của phải lòng là sự sụp đổ bất ngờ một phần vành đai bản ngã của tôi, cho phép tôi hoà lẫn cá thể tính của mình với cá thể tính của người kia. Kèm theo cuộc sụp đổ các vành đai bản ngã là sự bất thần mở ngõ chính mình, là “tia lửa điện” từ mình nổ ra “bắn” về phía người ấy, là nỗi cô đơn tự nhiên tan biến… giờ đây, tôi và người ấy là một, tôi không còn cô đơn nữa!
Phải lòng chỉ là hoài niệm cảm thức toàn năng của thuở lên hai tưởng mình là vô giới hạn, để mau chóng nhận ra đó chỉ là hoang tưởng. Phải lòng là “cảm giác đang yêu” chứ không phải một chọn lựa có ý thức; là sự sụp đổ chứ không phải mở rộng vành đai bản ngã; và động cơ của nó là bản năng sinh tồn chứ không phải trưởng thành tâm linh.
Phải lòng có thể là khởi đầu cho tình yêu đích thực nếu như người ta không dừng lại đó, nhưng tiếp tục mở rộng vành đai bản ngã tức những giới hạn của mình bằng cách vươn tới người mà ta yêu và giúp họ lớn lên, chấp nhận bản ngã tức những giới hạn của họ cũng như sự cách biệt.
Thứ tình yêu lãng mạn được se kết bởi ông tơ bà nguyệt hay hạnh ngộ từ muôn kiếp trước chỉ là huyền thoại, vì tình yêu đích thực đâu phải chuyện tình cờ hay một sớm một chiều nhưng là chuyện dài của mở rộng vành đai bản ngã cho đến khi đạt tới “mối hiệp nhất thần nhiệm” chứ không phải “mặt trận thống nhất”; càng mở rộng càng yêu nhiều hơn.
Quyến luyến và lệ thuộc không phải là tình yêu
Khi ta cần một người khác để sống còn, thì ta là ký sinh trùng sống nhờ vào người ấy. Không có chọn lựa cũng chẳng có tự do trong mối quan hệ ấy; đó là một nhu cầu hơn là tình yêu, một chọn lựa tự do. Ai cũng muốn được người khác quan tâm chăm sóc, nhưng nếu để cho khát vọng ấy chế ngự và định hình lối sống thì ta đã lệ thuộc vào chúng và bị “rối loạn nhân cách tuỳ thuộc thụ động” (passive dependent personality disorder). Lúc ấy, ta giống như kẻ đói ăn, vồ chụp lấy bất cứ miếng ăn nào trong tầm tay, lòng cơ hồ trống rỗng như một cái hố không đáy kêu van người khác lấp đầy, song chẳng bao giờ lấp đầy được vì ta luôn cảm thấy thiếu; ta không chịu nổi sự côn đơn và thay đổi như chong chóng.
Người lệ thuộc và thụ động chỉ bận tâm tìm kiếm những gì kẻ khác làm cho mình thay vì cố gắng làm những gì có thể làm. Khi không được thoả mãn, không được vui, họ đổ lỗi cho kẻ khác nên bất mãn triền miên. Nhân cách của người lệ thuộc thụ động là “nhân cách của kẻ nghiện”, nghiện kẻ khác đến độ lao thẳng vào họ và ngấu nghiến; không được thì tìm đến với rượu và ma tuý như một cách để bù trừ. Tình trạng lệ thuộc và thụ động này thường do tuổi thơ thiếu vắng tình yêu và lớn lên trong tâm trạng bất an và lo lắng.
Có kiểm soát và chế ngự nỗi khát khao được quan tâm, ta mới phát huy được tiềm năng của bản thân. Hai vợ chồng phải tập sống còn trong trường hợp người kia mất đi bằng cách đổi vai cho nhau hay xa nhau một thời gian để giảm bớt lệ thuộc vào nhau, bởi vì hôn nhân chỉ có thể tồn tại khi cả hai đều mạnh mẽ và có bản lãnh độc lập.
Quyến luyến và sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của người khác mà không lưu tâm đến sự trưởng thành tinh thần của họ cũng không phải là tình yêu
Yêu người thì khác với thích một con vật. Khi thích một con vật, ta chăm bẵm cho nó mà không cần biết nó nghĩ gì; do đó, tha hồ mà gán cảm nghĩ của mình cho nó, nó càng lệ thuộc & gắn bó với mình càng hay, nếu không hợp ý thì tống khứ nó đi. Còn yêu người thì mong muốn họ có được bản sắc riêng, tôn trọng tính độc lập và cá tính của họ.
Các cô phải cẩn thận với những chàng coi mình như “con mèo cưng” của họ. Các bà mẹ cũng đừng xem con cái như những “cục cưng” để chúng trở thành bạc nhược và bi quan, lệ thuộc và thụ động. Yêu con không hẳn phải chiều con đến độ nó muốn gì được nấy, nhưng lắm khi phải cân nhắc và suy xét, động não và đưa ra những quyết định tím lòng.
Thí bỏ mình cho người không hẳn là yêu người.
Lăn vào chăm sóc cho kẻ khác những gì họ có thể tự chăm sóc, không hẳn đã là yêu họ. Yêu người có khi phải biết đòi hỏi, giận dữ, từ chối hoặc phản đối, vì những điều ấy cũng cần cho sự lành mạnh tinh thần của họ không kém dấn thân phục vụ họ. Tình yêu cũng cần được diễn tả bằng sự đương đầu, chứ không chỉ bằng sự khoan nhượng.
Một số người có khuynh hướng khoái khổ hay kích khổ (masochisme & sadism) nghĩa là: một cách vô thức, muốn bị hành khổ và hành khổ kẻ khác trong các mối quan hệ liên vị. Khi cho phép người khác xử tệ với mình, họ cảm thấy mình tốt hơn người. Khi người khác van nài sự tha thứ, họ hưởng cái uy lực thượng phong trên người và trả được nỗi oán hận. Xét cho cùng, hành vi chịu đựng của họ được thúc đẩy bởi lòng oán hận chứ không phải tình yêu.
Thực ra có bao giờ ta thực sự “thí bỏ chính mình” đâu, vì những gì ta làm cho kẻ khác là những điều ta muốn làm, chọn làm để đáp ứng một nhu cầu trong ta mà thôi. Ta yêu vì ta muốn yêu, ta có con vì ta muốn có con; điều ấy giúp ta mở rộng bản ngã chứ không phải thí bỏ nó. Tình yêu đích thực là tiến trình hoàn thiện chính mình, làm phong phú chứ không làm hao mòn chính mình. Theo một nghĩa nào đó, yêu cũng ích kỷ như không yêu. Sự khác biệt giữa yêu và không yêu, không hệ tại ích kỷ hay không ích kỷ, nhưng hệ tại mục tiêu thúc đẩy hành động; nghĩa là tình yêu ấy có thúc đẩy mình và người khác trưởng thành về mặt tinh thần hay không.
Tình yêu không phải là một cảm xúc mênh mông để ta ngây ngất.
Cảm xúc gắn liền với kinh nghiệm quyến luyến nhất thời, đang khi tình yêu là một quyết định dấn thân đầy cân nhắc, một hành vi của ý chí muốn mở rộng bản ngã để chính mình và người khác được trưởng thành hơn về mặt tinh thần. Ta vẫn có thể yêu mà không hề có quyến luyến hay cảm xúc nào. Tình yêu đích thực thuộc lãnh vực ý chí hơn là thuộc lãnh vực cảm xúc.
Vậy tình yêu đích thực là gì? Thưa là sự quan tâm (nghịch với phải lòng hay cảm xúc) – dám liều mất (nghịch với quyến luyến) – dám độc lập (lựa chọn tự do) – dám dấn thân (lãnh trách nhiệm) – dám đương đầu (dẫn dắt và tác động) – tự chế (quân bình) – chấp nhận khác biệt (khả năng thấu cảm, nghịch với tự yêu).
Yêu là thể hiện sự quan tâm
Yêu là một hành động, một biểu hiện can đảm quan tâm đến sự trưởng thành tinh thần của chính mình và của người khác; sự quan tâm được thể hiện chính yếu qua việc lắng nghe cách thực sự & trọn vẹn (chứ không bịt tai, giả vờ nghe hay nghe một cách có lọc lựa).
Để có thể lắng nghe như thế, phải tạm gác mọi sự khác sang một bên (những thành kiến, lối suy nghĩ, những khắc khoải cố hữu của mình) để cảm nhận người đối diện và thâm nhập hết sức có thể vào trong thế giới của người ấy. Sự hiệp nhất ấy giữa người nói và người nghe quả thực là một sự mở rộng và triển nở bản ngã, đem lại cho cả hai những nhận thức mới mẻ chưa từng có.
Hơn nữa, việc lắng nghe đòi ta phải quên mình để chấp nhận người kia; được chấp nhận, người kia sẽ bớt rụt rè để cởi mở và chia sẻ những nỗi niềm sâu lắng của họ; nhờ đó, cả hai bắt đầu trân trọng và cảm thông với nhau. Phần đông, cha mẹ/ con cái cũng như vợ/chồng không biết lắng nghe nhau thực sự. Cần dành thời gian để lắng nghe nhau.
Yêu mới dám liều mất
Yêu là hành vi mở rộng chính mình bằng cách bước vào vùng đất mới mẻ và xa lạ của người khác, điều này đòi hỏi phải can đảm vượt qua nỗi sợ: sợ phải thay đổi. Can đảm không phải là không sợ, nhưng là vẫn hành động mặc dù mình sợ, nói cách khác, dù sợ vẫn bước ra đối mặt với cái mình không hề biết, là lao tới tương lai.
Lối sống tránh né mọi nỗi đau đến độ không dám làm gì cả cho cuộc sống sinh động và triển nở hơn, lối sống khước từ mọi cái mới và bất ngờ vì không dám liều lĩnh, đương đầu… khác chi cái chết. Một cuộc sống tròn đầy cũng là cuộc sống đầy những nỗi đau. Thế nhưng, không sống tròn đầy thì có nghĩa là không sống gì cả.
Nếu chúng ta có thể sống với cảm thức cái chết luôn đồng hành với mình, thì cái chết có thể trở thành “đồng minh” ở chỗ nó là một ông thầy dạy khôn tuyệt vời. Cái chết nhắc nhớ ta chỉ có một thời gian hữu hạn để sống và yêu; nhờ đó ta sẽ biết sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất và biết sống một cách tròn đầy. Nên nhớ khi lẩn tránh sự chết, ta đang quay lưng lại và nói “không” với sự sống!
Yêu mới dám độc lập
Trong những cái liều thì cái liều lớn nhất là “lớn lên”, nghĩa là cú nhảy từ ấu trĩ sang trưởng thành. Tôi chỉ ổn khi còn thấy mình bất ổn, vì chúng buộc tôi phải thực hiện những cú nhảy vào vô định; qua đó, tôi nắm vận mệnh đời mình và không ngừng lớn lên. Đừng bỏ lỡ những cơ hội để có thể lớn nhanh hơn. Có nhiều người không bao giờ dám nhảy để rồi sống bám – sống nhờ – sống dựa – và chẳng bao giờ dám nắm lấy vận mạng cuộc đời mình.
Những cú nhảy khẳng định tính độc lập như trên luôn bao hàm nỗi xót xa tê tái và đòi ta phải hết sức can đảm, bất luận ta đang ở tuổi nào. Hãy là mình và để cho người khác là họ bằng cách tôn trọng sự lựa chọn tự do của họ. Đó là tình yêu đích thực.
Yêu mới dám dấn thân
Người rối loạn nhân cách thường dấn thân cách hời hợt, không vì nhát sợ cho bằng không hiểu dấn thân trách nhiệm là gì và bao hàm những gì. Họ cần trải qua kinh nghiệm này: kinh nghiệm dấn thân và nhận được sự dấn thân đáp lại; nếu không họ sẽ sống theo kiểu “tôi sẽ bỏ người ta trước khi người ta bỏ tôi.”
Thái độ dám dấn thân trách nhiệm bao hàm sự chấp nhận đương đầu với chính bản ngã của mình và sẵn sàng thay đổi; và thay đổi là điều tất yếu đối với bất cứ ai muốn sống yêu thương nghĩa là muốn không ngừng mở rộng con người mình ra để đi vào những chiều kích và những địa hạt liên đới mới. Chấp nhận thay đổi là sẵn sáng “lớn lên” chứ không phải là “chịu thua”, “bỏ mình” hay “tuẫn đạo.” Nhiều cha mẹ đã không chấp nhận thay đổi vì hiểu lầm thay đổi như vậy là “chịu thua” nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội học hỏi từ chính con cái của mình.
Yêu mới dám đương đầu
Phải thực sự yêu thương mới dám từ chối, phê bình, sửa sai, phản kháng, tức dám thi thố sức mạnh của mình trong tinh thần hiền lành và khiêm tốn (nhờ biết cân nhắc và tự vấn cặn kẽ), dám thực hiện vai trò dẫn dắt và tác động thay vì thúc thủ và bất lực. Thiếu hiền lành và khiêm nhường, đương đầu là trịch thượng và áp đặt, gây ra sự chống đối hơn là trưởng thành.
Thái độ thụ động của cha mẹ hay hướng dẫn viên cũng tắc trách như thái độ độc đoán và hà khắc. Không dám phản kháng khi sự phản kháng là cần thiết cho sự trưởng thành tinh thần của người khác, là dấu hiệu thiếu tình yêu và cũng đáng trách như thái độ hàm hồ chỉ trích hay bỏ mặc họ.
Khi từ chối, phê bình, sửa sai, phản kháng, ta đang thực hiện vai trò dẫn dắt và tác động. Có nhiều cách để “tác động” chẳng hạn nêu gương, gợi ý, thưởng phạt, chất vấn, cấm đoán/cho phép, tạo kinh nghiệm cho người ta, cùng dàn xếp và xử lý… nhưng chỉ có một nghệ thuật tác động chính yếu là “làm sao người khác có thể lắng nghe ta nếu ta không nói với họ bằng thứ ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được; và làm sao người khác có thể thi hành điều ta đề nghị nếu điều ấy vượt ngoài khả năng thực tế của họ.” Tác động trên căn bản yêu thương là một việc đầy thách đố vì càng yêu, càng bị thúc bách, càng khiêm tốn, càng dè dặt…
Yêu mới có thể tự chế
Chính tình yêu cho ta năng lực đặt mình trong khuôn khổ kỷ luật. Do đó, tự chế thường là hoa quả của tình yêu hay nói khác đi, khi tự chế, tình yêu chuyển hoá thành hành động cụ thể (khác với cảm xúc mông lung, mơ hồ, chung chung). Tự chế, không có nghĩa là dập tắt cảm xúc; nhưng có nghĩa là đừng thái quá hoặc bất cập tức quân bình. Không thể quyết đoán người biết điều hoà và làm chủ cảm xúc là người không đam mê nồng nhiệt. Họ tôn trọng và bồi dưỡng cảm xúc để nó trở thành năng lực yêu thương và sáng tạo, chứ không để nó tung hoành mà kết quả là sự lộn xộn và tê liệt.
Khi ta cố yêu thương một người mà người ấy không thể tận dụng tình yêu của ta để lớn lên, thì đó là ta đang phung phí năng lực của mình, đang gieo những hạt giống vào sỏi đá. Phải huy động năng lực yêu thương một cách hữu hiệu; điều này đòi hỏi ta phải có khả năng tự chế. Phải cảnh giác để tránh rơi vào cám dỗ “căng mình ra quá mỏng.”
Yêu nên chấp nhận khác biệt
Ông bố thích thể thao đẩy những đứa con hiếu học vào bóng đá, còn những ông hiếu học đẩy những đưá con thích thể thao vào sách vở; khiến những đứa con bị rối loạn hay vướng phải những mặc cảm không cần thiết. Những ông bố này không nhận thức người khác như người khác mà người khác chẳng qua là phương tiện để ông bọc lộ nhu cầu của chính mình. Thế giới này dường như chỉ có mình ông và ông chẳng quan tâm đến ai khác ngoài bản thân mình. Những người yêu mình thái quá như vậy (narcism) đánh mất khả năng thấu cảm là khả năng cảm nhận điều mà người khác đang cảm nhận. Thiếu khả năng này mọi quan hệ (cha mẹ/con cái, vợ/chồng… sẽ bị trục trặc.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.