ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyên gia Nga: Mỹ-Nga cần tìm tiếng nói chung trong vấn đề Syria
Wednesday, September 16, 2015 21:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Bình luận quốc tế) – Mỹ và Nga nên cùng hợp tác để tìm kiếm giải pháp tiêu diệt phiến quân Hồi giáo IS và tái lập hòa bình, an ninh ở Syria.

National Interest ngày 17/9 đăng tải bài bình luận của chuyên gia Dmitri Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow về vai trò của Nga và Mỹ trong cuộc khủng hoảng Syria.

Nhiều nhà quan sát nước ngoài coi hoạt động triển khai quân sự của Nga ở Syria là một bước đi của ông Putin tạo cơ sở đàm phán với Tổng thống Mỹ Barack Obama trước cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.

  Chuyên gia Nga: Mỹ-Nga cần tìm tiếng nói chung trong vấn đề Syria - Ảnh 1

Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, ông Dmitri Trenin.

Theo chuyên gia Dmitri Trenin, Moscow đang tạo cơ hội để các bên hướng đến một thỏa thuận ngoại giao mặc dù Mỹ bày tỏ quan ngại trước các hành động của Nga. Hiện Moscow vẫn chỉ giới hạn ở khả năng gửi vũ khí và các cố vấn quân sự đến Syria.

Trong bối cảnh Nhà nước Hồi giáo (IS) đang ngày càng mở rộng lãnh thổ ở Syria, IS đã đặt ra mối đe dọa về sự tồn vong của chính quyền Damascus, đồng minh của Nga.

Do vậy, ưu tiên hàng đầu của Nga là hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và có thể tăng cường khả năng phòng thủ xung quanh khu vực Latakia.

Điện Kremlin quan tâm đến tình hình Syria bởi mối lo ngại IS đe dọa trực tiếp đến Nga. Trên phương diện của ông Putin, Tổng thống Nga coi ông Assad là người trực tiếp chống lại IS và không chấp nhận từ bỏ. Tác giả Trenin dẫn câu nói nổi tiếng của ông Putin: “Kẻ yếu đuối sẽ bị đánh bại” và Syria rõ ràng không mong muốn điều này.

Hành động tăng cường vai trò quân sự của Nga ở Syria trên thực tế tạo ra nhiều rủi ro hơn. Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Nga hẳn vẫn còn nhớ sự kiện ở Afghanistan. Điện Kremlin hiểu rõ điều đó và chỉ chấp nhận rủi ro tại Syria ở mức cho phép.

  Chuyên gia Nga: Mỹ-Nga cần tìm tiếng nói chung trong vấn đề Syria - Ảnh 2

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Nga chỉ gửi các cố vấn và kỹ sư đến hướng dẫn quân đội Syria cách vận hành hệ thống vũ khí. Ngoài ra, Moscow có thể huy động số nhân viên hỗ trợ hay phi công nhưng không bao gồm lực lượng trên bộ.

Chính quyền của Tổng thống Syria Assad vẫn là lực lượng chính cùng Hezbollah hay đồng minh Iran chiến đấu chống IS.

Một rủi ro khác là khả năng Nga đụng độ với Mỹ và các đồng minh, những quốc gia vốn đã tiến hành chiến dịch không kích các mục tiêu IS ở Syria. Vũ khí Nga và máy bay nếu hiện diện ở Syria có thể làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực.

Israel cũng bày tỏ quan ngại bởi các vũ khí hiện đại mà Syria sở hữu có thể tạo nên mối đe dọa an ninh đến quốc gia này.

Trên phương diện ngoại giao, những mâu thuẫn trên thực tế đã xảy ra. Washington nổi giận vì chính sách của Moscow.

Trong quá khứ, Nga từng thành công trong việc ngăn Mỹ không kích chính quyền Syria và thuyết phục ông Assad giải trừ vũ khí hóa học. Động thái tăng cường sự hiện diện của Mocow ở Syria thời gian qua nhắc nhở Mỹ về vai trò của Nga ở Trung Đông, qua đó thúc đẩy các bên tìm kiếm giải pháp thông qua ngoại giao.

  Chuyên gia Nga: Mỹ-Nga cần tìm tiếng nói chung trong vấn đề Syria - Ảnh 3

Phiến quân Hồi giáo IS đặt ra mối đe dọa đối với cả Nga, Mỹ và cộng đồng quốc tế.

Moscow rõ ràng hy vọng việc hợp tác với Mỹ và phương Tây ở Syria để làm giảm căng thẳng trong cuộc xung đột Ukraine. Giao tranh ở Ukraine đã chấm dứt và một cuộc bầu địa phương có thể diễn ra trong tháng tới. Ngay sau khóa họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Putin sẽ đến Paris gặp các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Tổng thống Ukraine Poroshenko.

Cho đến nay, quan điểm của phương Tây về những hành động của Nga chủ yếu mang ý nghĩa tiêu cực. Theo tác giả Trenin, điều này là dễ hiểu. Bởi Moscow luôn mâu thuẫn với các chính sách của Washington, đặc biệt trong chính quyền Tổng thống Obama. Nga không tham vấn Mỹ trong cuộc xung đột Ukraine hay việc hỗ trợ quân sự cho chính quyền các quốc gia mà Mỹ phản đối.

Tuy vậy, Nga, Mỹ, châu Âu, Iran, Saudi, Trung Quốc hay Ấn Độ đều chia sẻ mối quan tâm chung về cuộc chiến chống IS. Các quốc gia đều nhất trí rằng phiến quân Hồi giáo cần phải bị đánh bại dù các bên chưa đạt được sự thống nhất trong cách thực hiện.

Mỹ dường như không nằm trong kế hoạch của ông Putin với Moscow, Tehran và Damascus trong cuộc chiến chống IS. Nhưng theo chuyên gia Trenin, Mỹ và Nga nên cùng hợp tác với nhau để tạo ra hướng đi mới cho Syria.

Điều này chỉ mang lại kết quả với sự tham gia đàm phán của các phe phái ở Syria (ngoại trừ IS) cùng sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế bao gồm phương Tây và Nga.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.