Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Việc TQ đầu tư ra nước ngoài chẳng có gì là lạ lẫm. Cơ bản TQ theo đường lối trọng thương, bảo hộ cho xuất khẩu .Thế nên để cân bằng, họ phải dùng thặng dư thương mại để đầu tư ra nước ngoài.
Mỹ là một mảnh đất hứa vì người Mỹ không hề có khái niệm Tổ quốc Mỹ. Người dân kết nối với nhau bằng những giá trị và những lợi ích, đấy là những giá trị lỏng lẻo không bền vững. Và với túi tiền của mình TQ thấy có cơ hội ở đó. Ví dụ khi có tiền TQ dễ dàng mua 1 công ty của Mỹ hơn là 1
công ty của Đức. Vì người Đức họ có cái gọi là lòng tự hào dân tộc, họ không bán khi họ thấy rằng tuy các nhân họ có lợi nhưng ảnh hưởng lâu dài cho đất nước. Ngược lại, với dân Mỹ, chỉ cần thấy có lợi, họ sẵn sàng bán, bất chấp việc đó có thể ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia.
Suy cho cùng thì những tay tài phiệt không hề có quốc gia, thứ duy nhất họ muốn là tiền. Một vài cuốn sặc mùi thuyết âm mưu đều có phân tích vì sao Mỹ trở thành cường quốc tài chính, là nơi tập trung của các nhà tài phiệt.
~ Vinh Nguyen
Các tỷ phú đến từ Trung Quốc mua công ty Mỹ giờ đã trở thành chuyện không lạ. Đó rất có thể tiếp tục là hướng đầu tư chủ yếu của đại gia đến từ châu Á, xét theo tình hình kinh doanh toàn cầu hiện nay.
Tuần trước, rất nhiều người trong giới kinh doanh đã quan tâm đến việc Công ty Trung Quốc Tsinghua Holdings thương lượng mua lại nhà sản xuất chip của Mỹ – Công ty Micron Technology. Nếu thành công, đây sẽ là thỏa thuận nước ngoài lớn nhất của một công ty Trung Quốc, theo Reuters ngày 23/7.
Khi người Mỹ không thích điều này
Trung Quốc vẫn đang là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, xếp ngay sau Mỹ. Những thương vụ mua lại công ty Mỹ của người Trung Quốc cũng là điều không hiếm trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên với Mỹ nói chung, đặc biệt Micron nói riêng, có lý do để họ không muốn Trung Quốc thâu tóm các công ty tại đây.
Một nguồn tin từ Reuters tuần trước cho biết Micron đã bác bỏ lời đề nghị 23 tỷ USD từ phía Tsinghua UniGroup, một công ty con của Tsinghua Holdings. Lý do được rò rỉ là Micron lo sợ các nhà quản lý Mỹ sẽ ngăn chặn bản hợp đồng này.
|
Nhà sản xuất chip Micron của Mỹ đang được người Trung Quốc đề nghị mua lại với giá 23 tỷ USD. Ảnh: Reuters |
Theo đó, các quan chức Mỹ cho rằng việc Trung Quốc tiếp quản một công ty sản xuất chip khổng lồ của Mỹ, tức liên quan tới công nghệ thông tin, sẽ chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn cho an ninh mạng.
Vấn đề an ninh đang là mối quan tâm lớn giữa hai nước, có mặt trong những cuộc thảo luận giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chính vì thế, dù Chủ tịch Tsinghua Holdings Xu Jinghong nói rằng ông vẫn tiếp tục đàm phán mua Micron vì “nó sẽ mang ý nghĩa to lớn cho ngành công nghiệp bán dẫn trong nước của Trung Quốc”, Reuters dẫn nguồn tin cho hay Chính phủ Mỹ không nghĩ rằng đứng đằng sau bản hợp đồng này chỉ là một công ty tư nhân của Trung Quốc.
Mỹ – “Thiên đường” của Trung Quốc?
Tsinghua Holdings đang hy vọng tạo ra một phi vụ siêu lớn, nhưng thực tế họ chỉ đang đi theo con đường tất yếu của rất nhiều công ty Trung Quốc trước đó, những người đang “muốn mua lại cả nước Mỹ”, theo cách ví von của tạp chí tài chính Forbes.
Có một thực tế rằng, các công ty lớn của Trung Quốc đã và đang tiếp tục ồ ạt đầu tư vào thị trường Mỹ. Một thống kê của Bloomberg đưa ra vào năm 2014 cho thấy năm 2013 Trung Quốc đã “rót” 14 tỷ USD vào thị trường Mỹ, một kỷ lục. Đó là mức tăng trưởng chưa từng thấy, vì kể từ năm 2000 đến 2013, các công ty Trung Quốc đã thực hiện tổng cộng 896 hợp đồng, trị giá 43 tỷ USD vào Mỹ, Forbes năm ngoái dẫn thông số từ Rhodium Group cho hay.
Thị trường Mỹ là mảnh đất màu mỡ với bất kỳ ai, nhưng tại sao Trung Quốc lại đặc biệt đầu tư mạnh mẽ vào đây và trở thành một làn sóng đáng chú ý?
Thứ nhất, trong bài viết có tựa đề Tại sao người giàu Trung Quốc yêu nước Mỹ hơn Trung Quốc đăng hôm 25/7, tạp chí Forbes giải thích rằng môi trường đầu tư là yếu tố quan trọng. Theo đó, sự tự do trong cạnh tranh, phát triển của thị trường Mỹ sẽ giúp giới nhà giàu Trung Quốc cảm thấy dễ chịu hơn.
Đó là ý kiến tổng hợp từ nghiên cứu trên khoảng 91.000 người giàu Trung Quốc sống ở nước ngoài, những người xem Mỹ là quốc gia số một về việc làm ăn. Rõ ràng, trong bối cảnh chiến dịch “săn hổ tham nhũng” của Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn đang diễn ra với rất nhiều nhân vật tham nhũng trong chính phủ bị đưa ra ánh sáng, doanh nhân Trung Quốc sẽ không dễ dàng kinh doanh trong nước.
Điểm thứ hai, nền kinh tế đang có dấu hiệu chững lại của Trung Quốc có vẻ sẽ tạo không khí ngột ngạt cho những dự án kinh doanh tại đây.
Trong tháng này, báo cáo tăng trưởng quý II của Trung Quốc cho thấy tín hiệu lạc quan rằng họ sẽ kỳ vọng đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng từ 7%-7,5% trong năm nay (vốn đã rất thấp so với sự phát triển liên tục của Bắc Kinh trong 30 năm qua).
Tuy nhiên, đợt khủng hoảng chứng khoán của Trung Quốc vừa qua phản ánh viễn cảnh không sáng sủa cho nền kinh tế nước này. Rất nhiều lĩnh vực kinh doanh của Trung Quốc đang ảm đạm, đơn cử là lần đầu tiên sau 6 năm doanh số ở thị trường xe hơi lớn nhất thế giới này đã tăng chậm hơn so với thống kê cùng kỳ trước đó.
Với những cơn đau kéo dài trong nước, việc các doanh nghiệp Trung Quốc nhìn sang thị trường đang sôi động của Mỹ cũng là điều dễ hiểu, kể cả khi không nói tới yếu tố chính trị…
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo