ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tiền Thái đang phủ bóng lên các “ông lớn” Việt như thế nào?
Thursday, August 27, 2015 2:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thâu tóm, đầu tư, sáp nhập, những đại gia giàu nhất Thái Lan đang đổ hàng “tấn tiền” vào các doanh nghiệp lớn của Việt Nam nhằm khai thác một thị trường tiềm năng với hơn 90 triệu dân.

Tại Diễn Đàn Thách thức 2015, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan công bố một số liệu khá “giật mình”: 52% doanh nghiệp Thái Lan khi được hỏi cơ hội lớn nhất ở đâu, đều trả lời là thị trường nội địa Việt Nam. “Họ coi thị trường 90 triệu dân của Việt Nam là một thị trường lớn rất tiềm năng. Và họ vào đây để khai thác tiềm năng đó” – bà Lan cho biết.

Và những gì người Thái đang làm chứng tỏ mạnh mẽ cho nhận định ấy. Không còn xa lạ như cách đây vài năm, bây giờ người Việt ngày càng quen với nhưng thông tin nhà đầu tư Thái Lan vào Việt Nam. Từ những người giàu nhất nhì Thái Lan vào theo mô hình thâu tóm, sáp nhập hay đầu tư cho tới việc các ngân hàng, tập đoàn xây dựng lớn nhất đất nước Chùa vàng muốn mở chi nhánh, xây đường cao tốc tại Việt Nam.

Bắt đầu từ những đại gia giàu nhất Thái Lan như gia đình Chirathivat, Dhanin Chearavanont và Charoen Sirivadhanabhakdi đã rất nhanh tay chiếm lĩnh một lượng cổ phần không nhỏ của các doanh nghiệp lớn của Việt Nam.

Vinamilk – Tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (ThaiBev)

Được xếp hạng giàu thứ 2 Thái Lan, tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu khối tài sản lên tới 13 tỷ USD. Cả 3 tập đoàn kinh doanh lớn nhất của tỷ phú Charoen đã đều có sự hiện diện tại Việt Nam. Đó là ThaiBev (đồ uống), TCC Holdings (bất động sản) và Berli Jucker (đa ngành).

  Tiền Thái đang phủ bóng lên các “ông lớn” Việt như thế nào? - Ảnh 1

Một số khoản đầu tư của tỷ phú Charoen tại Việt Nam

Theo tin tức được công bố, năm 2014, ThaiBev đã chi hơn 500 triệu USD để mua lại 11% cổ phần sở hữu gián tiếp của Vinamilk. ThaiBev là doanh nghiệp đồ uống lớn nhất Thái Lan với thương hiệu Chang Beer.

Nguyễn Kim – Gia đình Chirathivat (Central Group)

Ngoài việc mở các thương hiệu Robinson ở Việt Nam, Central Group cũng đã mua lại 49% cổ phần của hệ thống điện máy Nguyễn Kim thông qua Power Buy, hệ thống điện máy lớn nhất Thái Lan. Giá trị của thương vụ đến nay vẫn không được tiết lộ.

  Tiền Thái đang phủ bóng lên các “ông lớn” Việt như thế nào? - Ảnh 2

Tos Chirathivat hiện là người đứng đầu hoạt động kinh doanh của gia đình giàu nhất Thái Lan

Central Group là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Thái Lan, hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực như bất động sản, khách sạn, bán lẻ… với những thương hiệu như Central Plaza, Robinson Department Store, Power Buy…

Melia 5 sao Hà Nội – Tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (TTC Holdings)

Với TTC Holdings, thông qua công ty con SAS Trading Ltd, TTC hiện nắm giữ 65% cổ phần của Khách sạn 5 sao Melia Hà Nội. Ngoài ra TTC Holdings còn nắm giữ nhiều tòa nhà ở vị trí khá đẹp như Fraser Suite (Tây Hồ, Hà Nội) và tòa nhà Melinh Centre Point (Quận 1, TP.HCM).

C.P Việt Nam – Tỷ phú Dhanin Chearavanont (C.P Group)

Năm 1993, C.P. thành lập Công ty TNHH Chăn nuôi C.P. Việt Nam (tên tiếng Anh là C.P. Vietnam Livestock Co.,Ltd.) và xây nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai, đồng thời là trụ sở chính của công ty. Năm 2009, C.P. Việt Nam hợp nhất với Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam trở thành Công ty C.P. Vietnam Livestock Corporation và đến năm 2011 đổi tên thành CTCP Chăn nuôi C.P. Việt Nam (C.P. Vietnam Corporation).

  Tiền Thái đang phủ bóng lên các “ông lớn” Việt như thế nào? - Ảnh 3

Tỷ phú Dhanin Chearavanont – Ông trùm ngành thức ăn gia cầm của Thái Lan

C.P. Việt Nam hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là thức ăn chăn nuôi, trang trại và thực phẩm. Hiện nay, trong ngành thức ăn chăn nuôi, C.P Việt Nam có 8 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, 1 nhà máy chế biến thủy sản, 2 nhà máy sản xuất các loại thực phẩm tiêu dùng. Không chỉ sản xuất, C.P Việt Nam còn có chuỗi cửa hàng thực phẩm C.P. Fresh Mart và chuỗi thức ăn từ thịt gà Five Star Chicken để phục vụ người tiêu dùng Việt.

C.P Group là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Thái Lan. Thành lập năm 1921, C.P Group hoạt động đa ngành từ bảo hiểm, bán lẻ, viễn thông, truyền hình, bất động sản, sản xuất xe máy cho tới nông nghiệp/thực phẩm với mạng lưới phủ tại hơn 20 quốc gia. Các đơn vị thành viên chủ chốt của C.P gồm có C.P Foods, C.P All (quản lý chuỗi cửa hàng 7-Eleven Thái Lan) và True Corporation.Theo Wikipedia, doanh thu cả hệ thống C.P Group năm 2013 ước khoảng 46,5 tỷ USD.

Prime Group –SCG

Năm 2012, Tập đoàn Siam Cement Group (SCG), chuyên sản xuất, kinh doanh xi măng và các loại vật liệu xây dựng của Thái Lan mua lại 85% cổ phần của Công ty Cổ phần Prime Group (Việt Nam) với giá gần 5.000 tỷ đồng. Đây là thương vụ mua bán sáp nhập lớn nhất cho tới nay trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Cũng chính nhờ thương vụ này, doanh số bán hàng của Prime đã góp phần lớn thúc đẩy tăng trưởng SCG tại thị trường Việt Nam. Kết thúc năm 2014, SCG Việt Nam đạt doanh thu 13.202 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2013.

Không chỉ mua lại Prime, SCG còn chi 5,5 triệu USD để mua tới 99% số cổ phần Công ty CP Xi măng Bửu Long (Đồng Nai).

Linh Hương

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.