SỮa CÔng ThỨc VÀ SỮa MẸ
Thursday, August 20, 2015 18:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Một sự quay đầu ngoạn mục. Một thái độ khiêm nhường sau tất cả những xúc cảm tự ái và tổn thương. Hành động sau đó mới thực sự đáng nói. Mục đích cuối cùng vẫn là sức khoẻ của con. Người cuối cùng thụ hưởng phúc lợi vẫn là con…
Là một người mẹ, từ khi mang bầu mình xác định sẽ nuôi con bằng sữa mẹ. “Nuôi con bằng sữa mẹ” ở đây mình hiểu là không phải sữa mẹ hoàn toàn 100% mà là kết hợp giữa sữa mẹ và một vài cữ sữa công thức để cho con bụ bẫm và béo khỏe. Thậm chí, mình cũng đã đăng ký tham gia chương trình “Tặng sữa một năm miễn phí trên webtretho” và khá buồn khi không đạt giải.
Khi đi đẻ, trong khi nằm chờ sữa về thì mình đã tặc lưỡi đồng ý cho bố Bo đi mua một hộp sữa công thức cho con ăn tạm trong khi mẹ chờ sữa về, mình còn không quên dặn bố Bo là nhớ mua loại sữa gì mát ấy nhé! Các bạn thấy không, mình cũng ra vẻ một bà mẹ tốt, am hiểu và có kiến thức phết nhỉ. Nhưng thề với các bạn, đây là sự ngu dốt, là sự ngộ nhận và sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình. Mỗi khi nhớ lại mình cảm thấy ân hận vô cùng.
Cũng coi như là một cái duyên đưa đẩy mình đến với hội sữa mẹ betibuti. Trong một lần mình bị tắc tia sữa rất nặng, mình có định đăng ký đến khám tại nhà bác sỹ Nguyễn Hoài Nam (chị này là bác sỹ chuyên về thai sản, sữa mẹ, điều trị các bệnh lý và vấn đề sau sinh, vô tình lại trùng tên với chồng mình. Hehe J), thì mình được báo là bác sỹ hôm nay đi vắng vì bận off với hội sữa mẹ betibuti. Mình lọ mọ lên mạng tìm hiểu về hội sữa mẹ và bắt đầu đọc tài liệu của hội. Mình thấy mọi người lên án và tẩy chay sữa công thức ghê lắm. Mình ngạc nhiên, làm gì mà phải làm quá lên thế nhỉ? Cuồng sữa mẹ quá rồi đấy. Rồi từ ngạc nhiên mình cảm thấy bị tự ái, bị tổn thương, thậm chí bị xúc phạm. Mình bắt đầu đổ lỗi cho hoàn cảnh. Người ta không đủ sữa nên mới phải cho con uống thêm sữa công thức chứ có ai muốn thế đâu? Ai chẳng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất? Ai mà chẳng cho con ăn sữa công thức, vẫn bụ bẫm, thông minh và nhanh nhẹn đấy thôi. Thật là hết sức vớ vẩn. Sau khi bình tĩnh suy xét lại, mình nhận ra đó chỉ là thói tư duy ngụy biện của bản thân. Mình bắt đầu liên hệ với thực tế, đó là những đứa trẻ xung quanh mình. Mình ngộ ra một điều rằng tất cả những đứa trẻ ăn sữa công thức đều có vấn đề về sức khỏe, trong đó phổ biến nhất là vấn đề về tiêu hóa và đường hô hấp. Ngày trước tuổi dậy thì là “nữ thập tam nam thập lục” nhưng có bé gái mới lớp 2, 3 đã dậy thì rồi. Và mình liên hệ trực tiếp tới con mình, hậu quả của việc ăn sữa công thức:
- Những bữa ăn sữa công thức đều bị nôn trớ hết ra ngoài, nôn trớ theo kiểu ồng ộc mà bố nó lần đầu thấy đã rất sợ hãi tưởng chết. Hichic
- Vì không hưởng đủ dòng sữa mẹ trong những ngày đầu đời nên hiện tượng vàng da sinh lý không được chấm dứt tận gốc, dẫn tới việc thiếu máu nghiêm trọng phải trả giá bằng những bữa uống thuốc đầy ác mộng.
- Những đêm dài quấy khóc triền miên, ngất lên ngất xuống, tím tái
Và rồi lý trí đã giúp mình vượt lên trên cảm xúc và quan trọng nhất là tình yêu dành cho con đã giúp mình vượt qua được sự tổn thương đó.
Mình bắt đầu nghiêm túc tìm hiểu tác hại của sữa công thức. Tất cả các bài viết về “TÁC HẠI CỦA SỮA CÔNG THỨC” mình đọc ngấu nghiến, cả tài liệu đã được dịch sang Tiếng Việt lẫn tài liệu gốc của WHO, UNICEF và Hội sữa mẹ Úc. Đọc đến đâu mắt mình nhòe đi đến đấy. Mình đã khóc rất nhiều, trời ơi, mình đã làm gì thế này, mình hại con mình mất rồi. Những cụm từ như “hở ruột”, “tổn thương đường ruột”, “trào ngược thực quản”, “suy giảm hệ miễn dịch”, “gia tăng hội chứng tự kỷ”, “dậy thì sớm” … như hằn sâu vào tâm trí mình, như những nhát dao cứa vào tâm can của một người lần đầu làm mẹ còn nhiều bỡ ngỡ.
Mình như được giác ngộ và bừng tỉnh. Từ đấy mình không đủ can đảm để cho con ăn thêm bất kỳ một giọt sữa công thức nào nữa. Mình bắt đầu hành trình sửa chữa sai lầm và bù đắp cho con. Mặc dù chồng mình cũng là người ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ nhưng có những lúc con quấy khóc, chồng mình sợ con bị đói, sợ mình k đủ sữa, thương con quá lại pha sữa ct cho con uống. Hai vợ chồng đã tranh cãi kịch liệt về chuyện này, chồng mình k tin vào việc một người gầy như mình lại có thể đủ sữa cho con bú mẹ hoàn toàn 100%. Chồng mình bảo mình đừng có lý thuyết viển vông, mình k nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn như người ta đâu, phải cho ăn thêm sữa ct vào. Hết cuộc chiến tranh lạnh này đến cuộc chiến tranh lạnh khác nhưng cũng k khuất phục được ý chí quyết tâm cho con được bú mẹ hoàn toàn của mình. Có những lúc chồng mình pha sữa ct cho con bú, mình lén đổ vào nhà vệ sinh hoặc tranh thủ lúc k để ý, uống ực một phát hết cả bình để con đỡ phải uống … Hehe. Đến sau này mình mới dám nói với chồng mình. Không một khó khăn và trở ngại nào có thể quật ngã được mình.
Và mình đã thành công, từ tháng thứ 2 trở đi con mình đã bú mẹ trực tiếp hoàn toàn. Tháng thứ 3, lượng sữa về ồ ạt, mình bắt đầu vắt sữa để trữ đông và cho tặng bé đầu tiên. Tháng thứ 4, mình bắt đầu trữ đông để dành cho con mình ăn sau khi mình đi làm trở lại, đồng thời, bắt đầu cho tặng bé thứ 2,3,4,5 … Mình nghe ngóng ở đâu có bé sinh non hay có vấn đề về sức khỏe là lại cho và tặng sữa. Tủ sữa trữ đông của mình cứ đầy rồi lại vơi, vơi rồi lại đầy.
Sức khỏe con mình đã cải thiện. Không còn những vụ nôn trớ ồng ộc nữa, thi thoảng có trớ thì cũng chỉ 1 tẹo, k đáng kể. Việc cho con bú mẹ trực tiếp 100% đồng thời da tiếp da ở một số cữ bú đã giúp con mình chấm dứt những cơn ác mộng của việc phải uống thuốc do thiếu máu. Lượng sắt trong máu đã ổn định trở lại, da dẻ con mình đã hồng hào hơn. Đồng thời, con mình đã có những giấc ngủ ngon hơn, không còn cảnh quấy khóc triền miên và tím tái hàng đêm nữa. Mình cũng giảm stress hẳn.
LỜI KHUYÊN: Sau khi đọc các tài liệu, mình xin tóm tắt về các tác hại của sữa công thức và lợi ích của sữa mẹ như sau
TÁC HẠI CỦA SỮA CÔNG THỨC:
Nếu bạn có đủ thời gian và can đảm thì vui lòng đọc ở đường link bài dịch sau
Hoặc tài liệu Hội sữa mẹ betibuti
Mình xin tóm tắt ngắn gọn như sau:
Sữa công thức dù bắt chước đến đâu thì cũng k thể thay thế sữa mẹ được.
- Tráng ruột bằng sữa công thức mà không phải là sữa non trong 72 giờ đầu sau sinh sẽ tiết ra độc tố với niêm mạc ruột của trẻ sơ sinh gây viêm nhiễm, sưng tấy niêm mạc ruột, gây ra hiện tượng hở ruột.
- Hiện tượng hở ruột ở đây không phải là hở hay thủng một lỗ to mà được hiểu như sau: trẻ sơ sinh sau khi chào đời, lớp vi lông ở niêm mạc ruột vốn dĩ đã rất thưa, việc bổ sung bất kỳ một chất hoặc dung dịch nào không phải sữa mẹ sẽ càng làm thiếu vi lông ruột trong niêm mạc ruột sơ sinh. Đây là nguyên nhân chính tăng nguy cơ tiêu chảy và nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng hở ruột kéo dài sẽ dẫm đến nguy cơ nhận độc tố, vi khuẩn có hại và mầm bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập qua niêm mạc ruột vào cơ thể và tích tụ dần, qua năm tháng sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh béo phì, tim mạch, ung thư, mất trí nhớ …
- Sữa công thức cho trẻ em không được chấp nhận thay thế sữa mẹ. Một cữ bú bổ sung sct cũng là tước đi của con quyền được bú một cữ sữa mẹ. Chỉ cần một cữ bú sct cũng có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ mà phải cần nhiều tuần để phục hồi
- Nuôi con bằng sữa công thức vừa tốn kém vừa làm tăng nguy cơ tử vong và các bệnh khác, đặc biệt là ở những nơi mà bệnh truyền nhiễm phổ biển và nguồn nước sạch thiếu thốn
LỢI ÍCH CỦA SỮA MẸ:
VỚI MẸ
- Giảm nguy cơ bị thiếu sắt (thiếu máu)
- Tránh thai tự nhiên
- Giảm cân
- Giảm nguy cơ ung thư vú
- Giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch
- Giảm nguy cơ bị tiểu đường
- Giảm nguy cơ bị loãng xương
VỚI CON:
Sữa mẹ là một dạng dưỡng chất sống phức hợp, chứa kháng thể, các loại men, các axit béo dài DHA và hormone.
- 72 giờ vàng sữa non cho con lập trình và một khởi đầu hoàn hảo nhất. Chỉ sữa non – sữa vàng đầu tiên mới giúp cơ thể bé sau khi sinh ra được hoàn thiện và bảo vệ bé một sách tối ưu nhất.
- Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất và hoàn hảo nhất nuôi dưỡng não trong 2 năm đầu đời. Vì sữa mẹ là sữa duy nhất cho nguồn DHA sống, sữa bò không có, sữa công thức được bổ sung DHA nhưng k phải là DHA sống như sữa mẹ.
- Sữa mẹ không chỉ là thức ăn mà còn là thuốc, là kháng sinh và là liều vaccine kỳ diệu nhất không gây ra bất kỳ một biến chứng hay tác dụng phụ nào
- Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, kết hợp bú mẹ song song với ăn dặm tối thiểu 24 tháng đầu.
- Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) về thứ tự ưu tiên dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh như sau:
1. Sữa mẹ ruột bú trực tiếp
2. Sữa mẹ ruột vắt ra
3. Sữa mẹ đi xin hoặc bú nhờ (HIV âm tính)
4. Sữa công thức
Vậy sữa công thức chỉ là sự lựa chọn cuối cùng khi: không có mẹ, mẹ không có sữa, không thể bú nhờ hoặc xin sữa mẹ từ bất kỳ một nguồn nào.
Các bạn có tin vào sự kỳ diệu này không:
- Người mẹ đã ngừng cho con bú 10 năm mà vẫn kích sữa thành công
- Người mẹ bị vô sinh hiếm muộn phải xin con nuôi nhưng vẫn kích sữa thành công để cho con nuôi của mình bú
- Người cha dám đi xin sữa mẹ để nuôi con nhỏ mất mẹ từ 10 ngày tuổi
- Người mẹ bị ung thư vú phải cắt bỏ một bên ngực nhưng vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ từ bên ngực còn lại
- Thậm chí có người cha vì quá thương con bị mất mẹ mà tự tiết sữa ra con bú (cái này hơi hiếm, thế giới mới ghi nhận có vài trường hợp)
Tất cả sự kỳ diệu trên đều có thật, vậy tại sao một người mẹ mang thai 9 tháng 10 ngày lại không đủ tự tin để nuôi con bằng sữa mẹ nhỉ? Thật đáng buồn khi Việt Nam đang là nước có tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thấp thảm hại. Hãy tự tin lên các bà mẹ, bởi vì:
- 98% các bà mẹ đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn không do “cơ địa”
- Dù bạn sinh thường hay sinh mổ, dù bạn có cuộc chuyển dạ thành công hay khó khăn, dù bạn sinh đủ tuần hay sinh non, dù bạn gầy hay béo … thì bạn vẫn có sữa cho con bú vì sữa non đã được hình thành trong bầu vú từ tuần thứ 20 của thai kỳ.
- Dù ngực bạn quả bưởi, quả cam hay quả cau, quả chanh, quả mướp … Dù đầu ti bạn to hay nhỏ, dài hay ngắn, thậm chí đầu ti bị thụt thì bạn vẫn hoàn toàn có thể cho con bú mẹ mà k cần bất kỳ một dụng cụ trợ giúp nào. Quan trọng là con bạn ti đúng khớp ngậm. Hãy nhớ rằng k một đứa trẻ sơ sinh nào chê ti mẹ cả.
- Không có sữa mẹ nóng và sữa mẹ mát. Sữa mẹ nóng khi được hâm nóng và mát khi được để lạnh.
- Sữa mẹ là hoàn hảo nhất trong mọi tình huống cho dù mẹ bị ốm. Chất lượng sữa mẹ không bao giờ thay đổi, có chăng chỉ suy giảm về lượng thôi.
Chốt lại một điều: các bạn đừng lầm tưởng mình là con bò sữa nhé! Chúng mình là “MẸ SỮA” nuôi các “BÉ SỮA” còn con “BÒ SỮA” nuôi con “BÊ CON”. Mình rất yêu cái cách chồng mình gọi con là bé sữa. Iu lắm!!!
Chúc các mẹ sữa nuôi con thành công. Mình không phải là người may mắn hay trộm vía tỉ lần vì có nhiều sữa, bà mẹ nào cũng có thể có nhiều sữa nếu biết cách nuôi con bằng sữa mẹ một cách khoa học. Mình sẽ chia sẻ bí quyết có nhiều sữa trong thời gian sớm nhất.
Nguồn tham khảo:
- Tài liệu Hội sữa mẹ betibuti
- Sách “Nuôi con sữa mẹ – 68 Ngộ nhận & Giác ngộ” – Chuyên gia sữa mẹ – Thạc sỹ Lê Nhất Phương Hồng
- Tài liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) về nuôi con sữa mẹ
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo