Văn hóa thần truyền
Thời nhà Chu, trong gia tộc nhà Công Thừa Tử Bì ở nước Lỗ có người bị chết, người chị của Công Thừa Tử Bì than khóc vô cùng thương tâm.
Công Thừa Tử Bì nói với chị: “Em biết chị không khóc vì người chết. Chị vì lo nghĩ tuổi tác của mình lớn không gả đi được mới sầu não, đúng không? Chị thật là, vì chuyện lấy chồng thì cứ nói, có gì phải che giấu!”
Người chị thấy người em nói ra những lời không đáng nói trong tình cảnh như vậy thì rất không vui.
Một thời gian sau, Công Thừa Tử Bì nói với chị: “Quốc quân nước Lỗ muốn mời em làm quan Tể tướng”.
Người chị nói với em: “Em không nên đi!”.
Công Thừa Tử Bì hỏi: “Tại sao chị lại nói thế?”
Người chị trả lời: “Lần trước trong tang lễ nhà người ta, không những em không có lời an ủi mà lại nói chuyện gả cho người không gả cho người, vì thế chị thấy em là người không hiểu lễ nghĩa. Không hiểu lễ nghĩa sao có thể làm quan?”.
Công Thừa Tử Bì phản bác: “Thì vốn chị khóc là vì chuyện hôn sự của mình mà!”
Người chị nói: “Chị vì bảo vệ cho mình mới khuyên nhủ em đúng không? Chị lo em không hiểu lễ nghĩa như thế, khi ra làm quan lại đối xử vô lễ vô nghĩa với mọi người, ngang ngược không kể lý lẽ, như thế nếu không bị trời phạt thì cũng bị người hại!”
Công Thừa Tử Bì không thèm quan tâm lời khuyên của chị, vẫn đắc chí huênh hoang ra làm quan. Quả nhiên làm quan Tể tướng chưa tới một năm, vì trong một lần vô lễ, phát ngôn phóng túng mà phạm tội, bị giết chết.
Câu chuyện cho thấy chữ lễ vô cùng quan trọng trong thời đó, chỉ có người hiễu lễ và làm theo lễ mới nên tham gia việc chính sự quốc gia, vì sự an toàn của chính mình.
Sử dụng bản dịch của Daikynguyenvn.com
2015-08-16 18:39:10
Nguồn: http://tientri.net/van-hoa-than-truyen/lam-quan-khong-biet-le-tai-hoa-that-kho-tranh/