ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cuộc diệt chủng Holocaust phiên bản 2.0 đang đến gần!
Friday, July 3, 2015 6:22
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1ZSVlXN2lOQi0tZy9WWlpEcmlHaG93SS9BQUFBQUFBQVdzcy9yY0h5U3kyVTYyZy9zMTYwMC9jb25jZW50cmF0aW9uX2NhbXBfbWVtb3JpYWxfbmUuanBn
Biển tưởng niệm với dòng chữ “Không bao giờ nữa” viết bằng nhiều ngôn ngữ ở trại tập trung Dachau tại Đức
Tác giả: Harrison Koehli
Nguồn: Sott.net
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại
Sott.net đang bắt đầu loạt bài điểm lại lịch sử do thực tế rằng con người trên hành tinh này có vẻ không thực sự nhớ những gì họ đã thề là sẽ “không bao giờ quên”. Lịch sử đang lặp lại. Nó đang xảy ra NGAY LÚC NÀY, và sự khởi đầu của quá trình đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta. Hãy coi những bài viết này là lời cảnh báo của chúng tôi với nhân loại. Chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ không rơi vào thinh không một cách vô ích.
Alfred Hitchcock là một nghệ sĩ. Rất ít người hiểu ngôn ngữ của phim ảnh được như ông – cách truyền tải thông điệp trên phương diện tình cảm, vượt ra ngoài tầm của lý trí – và nó thể hiện trong những bộ phim tâm lý kinh dị của ông, như Psycho, The Birds, và Vertigo cùng vô số bộ phim khác. Nhưng ông còn làm một bộ phim mà hầu hết mọi người chưa từng nghe tới. Trong năm 1945, ông được thuê hỗ trợ một bộ phim tài liệu sử dụng những thước phim quay bởi binh lính Anh, Mỹ và Nga về các trại tập trung vừa được giải phóng trải khắp Châu Âu sau Thế Chiến II. Bản thân Hitchcock cuối cùng chỉ làm việc với bộ phim được một tháng, giúp đỡ với việc trình bày trực quan các cảnh quay và từ chối thù lao. Sau đó, nhiều chậm trễ khác nhau nảy sinh, ban điều hành hãng phim dừng dự án, thay đổi trọng tâm, thuê một người quản lý dự án mới (Billy Wilder), và cuối cùng phát hành một phiên bản rút ngắn, hoàn toàn khác có tựa đề Lò xay Chết chóc (Death Mills).
Ngày 26/1, HBO chiếu một bộ phim tài liệu mới, Đêm sẽ Đến (Night Will Fall), kể lại câu chuyện của bộ phim gốc, nằm trong kho lưu trữ trong hàng thập kỷ, và quá trình phục chế nó. Frontline lần đầu tiên phát sóng phiên bản phục chế của bộ phim, Ký ức Trại tập trung (Memory of the Camp), vào năm 1985. Bạn có thể xem nó dưới đây. (Nó cũng có trên trang web của PBS.)
Mục đích ban đầu của bộ phim là để cho mọi người thấy sự kinh hoàng của Đức Quốc xã, để nó “trở thành một tư liệu phục vụ cho ký ức chung của chúng ta”. Nói một cách khác, để không bao giờ quên. Để cho mọi người thấy sự thảm khốc cùng cực mà “nhân loại” có khả năng gây ra, và hy vọng rằng mọi người sẽ học được bài học để rồi nó không bao giờ xảy ra nữa. “Không bao giờ nữa!” là khẩu hiệu ngay lập tức xuất hiện trong đầu khi tôi nghĩ đến sự kiện Holocaust, và đó là một khẩu hiệu tốt, giá như chúng ta đều mở mắt căng tai để thực sự thấy những gì cần thiết để ngăn chặn hành động tàn khốc ở mức độ như vậy xảy ra một lần nữa. Nhưng chúng ta không thể làm vậy. Chúng ta đang ở trên cùng một con đường đến sự hủy diệt. Nó sẽ xảy ra một lần nữa, và nhân loại vẫn sẽ không nhìn thấy khi nó đang đến. Vâng, một số rất ít sẽ thấy, và tiếng nói của họ sẽ là vô vọng. Có những người đã thấy nó đang đến trước Thế Chiến II, và họ bị bỏ qua, bị chế giễu, bị bắt hoặc bị giết.
Nhưng tôi đang đi nhanh quá rồi. Hãy xem bộ phim trước đã.
Bạn đã xem nó chưa? Nó làm khuấy lên cảm xúc gì trong bạn? Làm thế nào những thảm trạng như vậy có thể hiện hữu trên đời này? Cái gì có thể khiến con người đối xử với con người một cách quá sức nhẫn tâm, tham gia vào những vụ giết người hàng loạt, tra tấn, bỏ tù với một sự tàn ác và thờ ơ đến như vậy? Đấy là những gì chúng ta đang đi tới, và tôi không thể nào không lắc đầu và cảm thấy sự tức giận và buồn bã trào dâng trong lòng khi quan sát thế giới đang lảo đảo và mù quáng bước đến một sự kiện Holocaust nữa.
Không bao giờ nữa! Ngay lập tức chúng ta gặp phải rào cản đầu tiên khi muốn thực hiện lý tưởng đó. Bởi vì điều đầu tiên mọi người nghĩ đến khi nhớ lại sự kiện Holocaust là chỉ có người Do Thái bị tàn sát. Và mặc dù có sự lên án và phẫn nộ rộng khắp trước sự đối xử của người Israel đối với người Palestine, không có đại dịch bài Do Thái nào xảy ra trên thế giới, không có sự kiện “Holocaust Do Thái” lần thứ hai nào trước mắt. Nhưng hầu hết mọi người có lẽ đã quên những người bất đồng chính kiến, người Di-gan, người Ba Lan, tù binh chiến tranh và thường dân Liên Xô, và những người khuyết tật về thể chất và tinh thần. Họ cũng đã bị đối xử dã man như vậy. Vì vậy, khi nghĩ về khả năng có một sự kiện Holocaust thứ hai, mọi người thường nghĩ rằng khẩu hiệu “không bao giờ nữa” có nghĩa là thế giới không bao giờ được để xảy ra sự hủy diệt hàng loạt người Do Thái nữa. Và cách nhìn nhận đó gần như hoàn toàn bỏ qua trọng tâm của vấn đề.
Giả sử cứ cho rằng Đức Quốc xã chỉ nhắm vào người Do Thái. Ngay cả như vậy, nó cũng không có gì khác cả. Trên thực tế, có lẽ nó còn làm ý nghĩa của bài học đó hiển nhiên hơn. Tập thể người Do Thái bị đổ lỗi, phỉ báng, trừng phạt và giết hại vì họ bị coi là mối đe dọa nguy hại, là kẻ thù bên trong và bên ngoài mà mọi người Đức cần phải chống lại. “Vấn đề Do Thái” cần một “giải pháp”. Cứ xem những tuyên truyền ác ý mang thông điệp này đập vào mắt vào người Đức thì đủ biết.
Điều chắc chắn là nhiều người Đức đã đồng ý với lời dối trá rằng tập thể người Do Thái, một nhóm người tách biệt, tự coi mình là một quốc gia riêng biệt với đất nước mà họ đang sống, là một vấn đề thực sự. Và họ đồng ý về giải pháp, nhắm mắt làm ngơ về điều được hiểu ngầm: rằng giải pháp ấy khủng khiếp đến mức khôn tả. Như một số bình luận viên trên Fox News nói, mọi người làm “những việc xấu trong bóng tối” sau một vụ tấn công khủng bố, và cơ quan an ninh là một trong những tổ chức nơi mà chúng ta “không cần ánh sáng mặt trời”. Nói một cách khác, cứ giải quyết vấn đề đi, chỉ có điều đừng nói với chúng tôi các anh giải quyết nó thế nào.
Và ngay cả nếu có chút sự thật nào trong những gì Đức Quốc xã nói về người Do Thái, nó vẫn không biện minh được “giải pháp” của chúng. Điểm này chắc hẳn phải là hiển nhiên với bất cứ người nào có một chút suy nghĩ thông thường nào: Đức Quốc xã đổ lỗi, phỉ báng, trừng phạt và giết hại toàn bộ một tộc người (trong số những tộc người khác). Chúng tiến hành một chương trình chỉ có thể được gọi là hủy diệt hàng loạt. Chúng vây bắt người dân, tước đoạt nhân quyền của họ, làm họ chết đói, đánh đập họ, tra tấn họ, làm thí nghiệm trên họ, và giết hại họ. Không quan trọng là chúng làm điều đó với nhóm người nào. Điều quan trọng là nó có thể xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh nào, với bất cứ nhóm nào.
Như Mark Twain được cho là đã nói (có thể là không chính xác): “Lịch sử không lặp lại, nhưng nó có theo vần điệu.” Holocaust là một loại, sự kiện Holocaust Do Thái chỉ là một ví dụ cụ thể của loại đó. Và vì con người vẫn là con người, chúng ta vẫn sẽ có xu hướng làm những thứ mà con người vẫn luôn làm, như là tàn sát lẫn nhau với số lượng lớn. Không bao giờ nữa. Một tình cảm tốt đẹp đấy, nhưng không thực tế lắm.
Tuy nhiên, có ai lại không đồng ý với ý kiến ấy? Hỏi bấy cứ người nào trên đường phố xem họ có muốn thấy một sự kiện Holocaust nữa xảy ra không và nhiều khả năng là họ sẽ nói “Cái gì? Không!” Vấn đề thực sự không phải là ở chỗ mọi người chủ động muốn hoặc chấp nhận một kịch bản như vậy. Vấn đề là ở chỗ họ không hiểu mọi việc tiến triển đến “điểm không còn đường quay lại” như thế nào. Họ không nhìn ra được những hoàn cảnh và tác động dẫn đến một sự kiện Holocaust, và vai trò của họ trong quá trình đó.
Trên thực tế, chúng ta đang thấy chính những hoàn cảnh và tác động đó diễn ra ngay bây giờ, không phải ở nơi nào khác mà chính ở những quốc gia gọi là Phương Tây. Chỉ có điều không phải những người Do Thái đang bị nhắm vào. Lần này người Hồi Giáo là nhóm có “vấn đề”: họ quá đông, nhập cư ngoài tầm kiểm soát, họ không chịu đồng hóa và hòa nhập, họ là những kẻ khủng bố, bản chất tôn giáo của họ là bạo lực, họ đang có kế hoạch thống trị thế giới, nô lệ hóa thế giới, chuyển hóa cả thế giới sang tôn giáo của họ, và họ sẽ giết bất cứ ai cản trở họ. Hãy đọc bài viết của tôi về Đám cháy Tòa nhà Quốc hội Đức để thấy sự giống nhau giữa cách báo chí Đức mô tả người Do Thái và cách giới truyền thông Phương Tây của chúng ta mô tả người Hồi Giáo hiện nay. Và đọc những câu trích dẫn trong bài viết này của Ali Abunimah. Dưới đây là một số câu đáng chú ý nhất:
Trong hầu như tất cả mọi trường hợp có tên tuổi người bị bắt, những cái tên đó đều có vẻ của người gốc Bắc Phi. Nó cho thấy cuộc đàn áp ở Pháp có mục tiêu khá rõ ràng.

… Tôi chưa thấy có người nào bị buộc tội hay bỏ tù vì “ủng hộ khủng bố” khi họ đưa ra những câu nói chống Hồi Giáo hay những ý kiến thù hận, phân biệt chủng tộc khác.

“Chính đám Hồi Giáo là những kẻ đang mang rác rưởi đến cho nước Pháp hiện nay.”

“Nó đóng góp mạnh mẽ vào việc phổ biến ý tưởng rằng đạo Hồi là một ‘vấn đề’ lớn trong xã hội Pháp hiện nay; rằng việc chế giễu, xúc phạm người Hồi Giáo không còn là đặc quyền của phái cánh hữu cực đoan nữa mà đã trở thành một ‘quyền’ được đảm bảo bởi chủ nghĩa thế tục, bởi chính quyền.”

“Các nhà bình luận ở Pháp và các nơi khác đã sử dụng những vụ tấn công khủng bố gần đây ở Paris như một dịp để suy ngẫm rộng hơn về người Hồi Giáo ở Pháp.”

“Nhiều người coi các vụ tấn công này là dấu hiệu người Hồi Giáo ở Pháp từ chối không chịu hòa nhập. Họ đặt dấu hỏi liệu người Hồi Giáo có thích hợp trong một xã hội thế tục không và bày tỏ nghi ngờ về việc một người có thể vừa là người Hồi Giáo, vừa là người Pháp.”

Chỉ cần thay thế “Hồi Giáo” bằng “Do Thái”, “Châu Âu” bằng “nước Đức” và hình dung bạn quay lại 80 năm về trước là bạn sẽ thấy.
Vậy, nó đã xảy ra thế nào? Và làm thế nào nó sẽ dẫn đến một sự kiện Holocaust? Sẽ không thể hiểu được điều đó nếu không có một số hiểu biết cơ bản về tâm lý học. Đó là lý do tại sao Andrew Lobaczewski dành trọn chương đầu tiên của cuốn sách về chủ nghĩa toàn trị của ông, Tà Ác Học Chính Trị (Political Ponerology), cho chủ đề này. Nhưng nếu bạn muốn đọc cái gì đó “nhẹ nhàng hơn” cuốn sách của Lobaczewski, một cuốn sách kiểu như Bạn Không Thông Minh Đến Vậy Đâu (You Are Not So Smart) của David McRaney là một khởi đầu tốt.
Cuốn sách của McRaney tập trung vào hàng loạt những thành kiến nhận thức, ngụy biện logic và những lối suy nghĩ tắt mà con người chúng ta thường xuyên sử dụng để sống qua mỗi ngày mà không phải ôm đầu đau đớn trước nhận thức rằng chúng ta ngu ngốc hơn chúng ta tưởng, dễ dàng bị thao túng, không biết tại sao chúng ta làm những việc chúng ta vẫn làm hay thích những thứ chúng ta vẫn thích, khăng khăng lặp lại những hành vi vô ích và có hại, có những quyết định hoàn toàn phi lý, vân vân và vân vân. Tôi chỉ muốn tập trung vào một nhóm nhỏ:
Mớm trước: Hành vi của bạn liên tục bị huých theo một hướng nhất định nào đó bởi những thứ được gợi ra cho tâm trí vô thức của bạn. Đơn giản chỉ cần đọc một số từ cũng ảnh hưởng đến hành vi của bạn (ví dụ: những từ mang tính “công việc” khiến con người ta trở nên ích kỷ hơn khi phải chia tiền giữa họ và những người khác), nhưng nó có thể là bất cứ cái gì khác: hình ảnh, âm thanh, mùi vị, nét mặt. Hãy nghĩ về dòng thác thông tin không ngớt mà bạn nhận hàng ngày từ các bản tin, chương trình TV, phim ảnh, radio. Hãy nghĩ về các từ ngữ và cách chúng được trình bày: khủng bố, tà ác, thánh chiến, al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo, đạo Hồi, người Hồi Giáo. Những từ đó đều mang một nội dung tình cảm được thiết kế để ảnh hưởng đến bạn ở mức độ tình cảm.
Cảm tính về sự sẵn có: Con người phản ứng nhanh hơn và mãnh liệt hơn với những thông tin có sẵn, coi một số cá thể là đại diện cho cả tập thể, ngay cả khi thống kê cho thấy nó là không đúng. Bất cứ cái gì không quen thuộc đều trở nên khó tin hay khó hiểu hơn nhiều. Ví dụ, bạn sẽ dễ nhớ những cái tên thông thường hơn những cái tên bạn chưa từng nghe thấy. Nó cũng sẽ dễ dàng hơn khi bạn hoạt động dựa trên những thông tin thông thường, sẵn có và được lặp đi lặp lại. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi mọi người có xu hướng tin những lời dối trá trắng trợn khi chúng được lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông chính thống mà không có bất cứ lời phản đối hợp lý nào, hay tin những định kiến vơ đũa cả nắm dựa trên chủng tộc, hay tin những quan điểm mang đầy cảm xúc bốc đồng về những chủ đề nóng. Đó là lý do tại sao độc quyền về truyền thông lại quan trọng đến như vậy với những kẻ nắm quyền. Chúng quyết định thông tin nào được trở nên “có sẵn” đối với những người chúng muốn kiểm soát. Đồng thời, chúng cũng có khả năng mớm trước những người đó. Vì vậy, không có gì lạ khi mọi người đều nghĩ về người Hồi Giáo khi họ nghe từ “khủng bố”, mặc dù – dựa trên những bản báo cáo chính thức mà chính giới truyền thông dựa vào để thêu dệt lên một bức tranh hoàn toàn khác – chỉ có 2% số vụ tấn công khủng bố ở Châu Âu trong 5 năm qua được thực hiện bởi người Hồi Giáo.
Xu hướng về trạng thái bình thường: Khi thảm họa giáng xuống, mọi người thường không hành động ngay lập tức. Họ có xu hướng đờ người ra và cứ ngồi như vậy như không có chuyện gì khác thường xảy ra, ngay cả khi lửa đang bùng lên, máu thịt văng tứ phía và người chết như ngả rạ xung quanh họ. Nó xảy ra trong bất cứ tình huống thảm họa nào: bão, lụ lụt, lốc xoáy, tai nạn máy bay, đám cháy, v.v… Về cơ bản, bạn đang cố trấn an bản thân rằng mọi thứ không đến nỗi xấu như bạn nghĩ. Bạn không có bối cảnh nào để phán xét hay dự đoán mức độ nghiêm trọng của một tình huống hoàn toàn mới mà bạn không được chuẩn bị. Vì vậy, khi các chính trị gia và các chuyên gia bắt đầu chiến dịch bôi nhọ chống lại một nhóm người thuận tiện nào đó, bạn dễ dàng tặc lưỡi coi mỗi bước nhỏ là “bình thường”, hay không có gì quan trọng. Nó như là nước lụt từ từ dâng lên vậy. Vụ bắt bớ đầu tiên chỉ là bước tự nhiên tiếp theo. Bạn đã được mớm trước một phản ứng phù hợp dựa trên các thông tin có sẵn từ các phương tiện truyền thông. Nhưng nó như một con ếch ở trong nồi nước đang sôi dần, hay một trận lụt nghiêm trọng: Đến khi nó trở nên quá mức chịu đựng thì đã quá muộn. Bạn có thể đã đọc về điều gì đó tương tự trong sách (ví dụ lịch sử Thế Chiến II), nhưng bạn chưa thực sự chuẩn bị cho nó. Khi nó thực sự đến, bạn thậm chí không nhận ra nó.
Xu hướng tự xác thực: Ý kiến của bạn được hình thành bằng cách liên tục củng cố chúng với những dữ liệu đồng ý với ý kiến của bạn và bỏ qua những thông tin khác. Tính sẵn có của thông tin mớm trước trên đài báo hầu như đảm bảo rằng các ý kiến mà bạn hình thành sẽ có lợi cho những người sản xuất thông tin trên đài báo đó, và bạn sẽ bỏ qua thông tin đối nghịch với họ. Nó thậm chí còn có thể khiến bạn “diễn dịch lại” các thông tin mâu thuẫn với niềm tin hiện tại của bạn.
Xu hướng viết lại quá khứ: Bạn luôn biết 100% những gì đã xảy ra trong quá khứ. Bạn có thể tự nhủ “mình đã thấy nó đến”, ngay cả khi nó không phải vậy. Hoặc tự nhủ bạn cũng sẽ đưa ra cùng một quyết định 5 năm trước giống như bạn làm bây giờ, ngay cả khi 5 năm trước bạn sẽ không làm vậy. Ngay cả khi 15 năm trước bạn sẽ không bao giờ biện minh cho những gì bạn thấy là sai hay “quá mức” (ví dụ như lời lẽ hay chính sách phân biệt chủng tộc), do một loạt những thành kiến và cách suy nghĩ tắt, bạn có xu hướng viết lại quá khứ để cho nó luôn có cùng một quan điểm như bạn bây giờ. Để đi theo số đông (xem tâm lý tuân thủ dưới đây), bạn thay đổi con người trong quá khứ của bạn để nó giống như con người hiện tại của bạn. Nếu không thì bạn sẽ là một kẻ đạo đức giả, và không ai muốn là một kẻ đạo đức giả cả. Vì vậy, ngay cả khi bạn đã làm những áng thơ ca về “không bao giờ nữa” trong quá khứ, có nhiều khả năng bạn cũng sẽ đi theo sự cuồng loạn phân biệt chủng tộc đang dẫn tất cả mọi người tới một sự kiện Holocaust nữa. Bạn tự nhủ bạn luôn biết lũ Hồi Giáo ấy sẽ là một vấn đề – cứ nhìn tất cả các ví dụ trong đài báo mà xem (cảm tính về sự sẵn có). Đài báo đã luôn trình bày thông tin thiên vị theo một chiều, bạn lại còn chọn lọc từ những thông tin đó để hỗ trợ cho niềm tin được tạo thành bởi đài báo của bạn!
Xu hướng bịa lý do: Bạn có xu hướng lừa dối chính bản thân mình và những người khác về lý do tại sao bạn làm những gì bạn làm. Khi được đưa bốn đôi tất giống hệt nhau và yêu cầu xếp hạng chúng theo chất lượng, bạn sẽ bịa ra một lý do gì đó – đôi này cảm thấy tốt hơn! cứ nhìn những đường may trên đó mà xem! – và bạn sẽ tin những lý do bịa đặt đó. Vì vậy, giả sử bạn đi xuống đường, hô vang “tôi là Charlie” và kêu gọi ai đó giải quyết cái vấn đề Hồi Giáo này đi. Bạn có biết lý do tại sao bạn làm thế không? Có nhiều khả năng là không. Nhưng cũng có nhiều khả năng bạn sẽ đưa ra một lý do nào đó: nhập cư, khủng bố, tự do ngôn luận. Nhưng sự thật là bạn không thực sự biết. Những cái đó đơn giản chỉ là những lựa chọn được đặt ra trước mặt bạn và không ngừng củng cố bởi các phương tiện truyền thông và áp lực xã hội. Bạn đang bị thao túng và bạn thậm chí không biết điều đó.
Hiệu ứng người ngoài cuộc: Khi hành động tàn bạo thực sự đầu tiên xảy ra, bạn sẽ là người đầu tiên đứng lên, đúng không? Không chắc đâu. Càng có nhiều người chứng kiến một sự bất công, hay thấy một người cần giúp đỡ, thì càng ít khả năng bất kỳ ai trong số đó can thiệp và giúp đỡ. Mọi người hoặc cho rằng ai đó khác sẽ giải quyết vấn đề, hoặc họ quá sợ sệt đến mức không dám làm gì vì họ biết có thể sẽ có hậu quả. Và khi hành động đúng – hành động tốt – bị trình bày như là không chấp nhận được về mặt xã hội bởi giới truyền thông và các cơ cấu quyền lực (hoặc ngược lại, hành động tà ác xấu xa được trình bày như một điều phải làm, nên làm về mặt xã hội và đạo đức), nó sẽ tạo ra một môi trường trong đó mọi người không còn ý thức hướng đến điều thiện. Đầu tiên, họ đứng nhìn người Hồi Giáo bị xúc phạm và gạt ra ngoài lề xã hội, rồi bị bôi nhọ, rồi bị bắt bớ vì những câu nói mơ hồ, rồi bị dồn vào các trại tập trung hay nhà tù, hay bị giết trên đường phố. Rồi sau đó chúng sẽ làm tương tự với những người bất đồng chính kiến, rồi với những người đứng lên vì nguyên tắc đạo đức của mình, và rồi với bất cứ ai khác cản đường họ. Và rồi – ai biết được – chúng sẽ tìm đến bạn.
Tâm lý tuân thủ: Nghĩ bạn là một bông tuyết đẹp đẽ và độc nhất vô nhị? Chắc chắn rồi, cũng như tất cả các bông tuyết đẹp đẽ và độc nhất vô nhị khác. Mọi người đều tuân thủ, và họ có xu hướng tuân thủ theo ý muốn của những người họ coi là có uy quyền. Thực ra không có gì sai với bản thân việc tuân thủ. Nếu tất cả mọi người đều tuân thủ theo lý tưởng của những cá nhân như John F. Kennedy, Martin Luther King, Jr., Dag Hammarskjold, John Lennon, hay thậm chí Vladimir Putin, thế giới này chắc chắn sẽ trở thành một chốn tốt đẹp hơn. Vấn đề là ở bản chất của những người có uy quyền ấy. Như Milgram đã cho thấy, bạn có nhiều khả năng sẽ bấm nút cho người khác một cú sốc điện có thể gây chết người nếu có người mặc áo choàng trắng đầy uy nghiêm đứng bên cạnh bảo bạn phải làm vậy. Nhưng những thằng khốn ra lệnh cho mọi người phải bấm nút gí điện người khác là ai vậy? Đó cũng là những kẻ sẽ bôi nhọ, đàn áp, bỏ tù và giết hại cả một dân tộc chỉ vì điều đó có lợi cho chúng. Có một từ cho chúng: những kẻ thái nhân cách.
Có một sai lệch nhận thức nữa mà McRaney không đề cập đến: chúng ta có xu hướng nghĩ rằng tất cả mọi người đều như chúng ta và sẽ không làm những việc đến trong mơ chúng ta cũng không làm. Trên thực tế, một số là thái nhân cách, và nhiều kẻ khác mang bệnh hoạn tâm lý. Không những chúng không ngần ngại tra tấn, vu khống, dối trá và giết người, chúng còn thích thú khi làm vậy. Chúng cũng có xu hướng leo lên những vị trí quyền lực, như Lobaczewski mô tả trong cuốn sách của ông, và chúng là những kẻ mang lại cho “chủ nghĩa phát xít”, “chủ nghĩa toàn trị” và tà ác chính trị nói chung tất cả những đặc tính của nó. Một lần nữa, hãy xem bộ phim của Hitchcock ở trên để hình dung được vấn đề.
Đây là thực tại mà những kẻ thái nhân cách “sáng tạo” ra bằng cách thao túng chúng ta để chúng ta tạo ra cho chúng. Đấy là bản chất của chúng. Nhưng chúng biết rằng người bình thường không có cùng “khuynh hướng” như chúng. Vậy nên chúng thao túng chúng ta. Chúng biết tất cả các nhược điểm và thành kiến của chúng ta. Và chúng chọc, ngoáy, đẩy để chúng ta làm những gì chúng muốn chúng ta làm. Đó là những gì bọn Quốc xã đã làm với người Đức. Đó là điều luôn xảy ra. Và công chúng xây dựng nên quan điểm của họ dựa vào những thông tin đã được phê duyệt trên đài báo, gào thét đòi hỏi “giải pháp” cho “vấn đề” hoàn toàn được tạo dựng lên từ đầu bởi những kẻ thái nhân cách cầm quyền để nhằm mục đích đến bây giờ có thể thực hiện “giải pháp” ấy. Và mọi người tự thuyết phục bản thân rằng họ làm vậy vì những lý do hợp lý: thịnh vượng kinh tế, thống nhất xã hội, tự do ngôn luận, nhân quyền, dân chủ. Nhưng họ đã nhầm. Họ đang làm chính điều những kẻ thái nhân cách nắm quyền muốn họ làm.
Chúng ta – nền văn minh Phương Tây – đang đi về cùng hướng đó, với cùng những lý do đó. Công chúng đang bị dẫn dắt vào cái bẫy này cũng giống như người Đức đã từng bị như vậy. Người Anh, Pháp, Đức và nhiều nơi khác đang biến thành chính cái mà họ từng tuyên bố là căm ghét. Các nhà lãnh đạo của họ đã đi về phía của cái ác. Nếu có gì có thể gọi là an ủi, đó là thực tế rằng con người có xu hướng tỉnh ngộ sau nhiều năm dưới ách áp bức tàn bạo. Hoặc là họ bị xâm chiếm và đánh bại bởi thế lực nước ngoài. Và chúng ta đều biết cái gì sẽ xảy ra khi điều đó xảy ra. Đây là điều mà các nhà lãnh đạo đó đang hướng tới:
Lobaczewski viết:

Điều gì xảy ra khi một mạng lưới những kẻ thái nhân cách đạt được quyền lực ở những vị trí lãnh đạo ở tầm cỡ quốc tế? Điều đó có thể xảy ra… Thúc đẩy bởi bản tính của chúng, những kẻ như vậy khao khát điều đó mặc dù nó đi ngược lại lợi ích sống còn của chính bản thân chúng… Chúng không hiểu rằng thảm họa sẽ diễn ra sau đó. Những con vi trùng không biết rằng chúng sẽ bị thiêu sống hay chôn sâu dưới lòng đất cùng với cái thi thể con người mà chúng đã mang lại cái chết cho.

Không biết gì về các thành kiến nhận thức của chính họ, công chúng tiếp tục nhận những gì họ đã và đang nhận suốt cả đời họ. Họ phạm những sai lầm tương tự, họ tự nói dối chính mình, họ nghĩ ra những lời biện minh, họ “chỉnh sửa” quá khứ trong trí nhớ cá nhân của bản thân để họ trở nên hấp dẫn hơn hay thông minh hơn thực tế con người họ. Và họ tiếp tục hành động một cách máy móc, theo sự chỉ đạo của những thế lực mà họ thậm chí không biết là tồn tại. Và toàn thể nhân loại phải chịu đau khổ. Chúng ta lặp lại cùng một sai lầm. Chúng ta đang lảo đảo mù quáng đi đến thảm họa. Chúng ta không thấy nó đang đến. Và rồi chúng ta nhìn lại và tự hỏi làm sao lúc đầu chúng ta lại sa vào vũng lầy này như vậy. Nó rất dễ dàng xảy ra, và chúng ta sẽ không có ai để đổ lỗi ngoài chính chúng ta khi nó xảy ra một lần nữa. Và nó đang xảy ra. Ngay bây giờ.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.