Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
FTA – cơ hội cho ‘kẻ’ biết tận dụng
Wednesday, June 3, 2015 17:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã ký kết 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương.

 

Doanh nghiệp Việt Nam có nắm bắt được cơ hội từ các FTA?

Cánh cửa hội nhập

Cam kết về mở rộng thị trường là một trong các nội dung quan trọng trong hầu hết các FTA mà Việt Nam đã ký. Trong đó mức tự do hóa trung bình khoảng 90% số dòng thuế, trừ hiệp định ASEAN (ATIGA) cam kết tự do hóa gần 100%.

Hiện mặt hàng mà ta không cam kết xóa bỏ thuế trong hầu hết các FTA chiếm khoảng từ 5-7% số dòng thuế bao gồm: thuốc lá, rượu bia, xăng dầu, ô tô, một số linh kiện và phụ tùng ô tô, một số mặt hàng sắt thép, các mặt hàng áp dựng hạn ngạch thuế quan và các mặt hàng an ninh quốc phòng.

Trong giai đoạn 2015-2018 sẽ triển khai cam kết trong các khuôn khổ FTA, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan trong các FTA đã ký kết.

Yêu cầu và cam kết hội nhập được xem là đòn bẩy để nước ta tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Với việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã bắt đầu phát triển về chất (tăng xuất khẩu hàng chế biến).

Cùng với đó là nâng cao hiệu quả nhập khẩu nguyên phụ liệu trong nước chưa sản xuất được, qua đó giảm phụ thuộc vào nhập khẩu từ một số thị trường truyền thống, góp phần đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu.

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng làm nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước giảm, từ đó giá cả hàng hóa cạnh tranh hơn, thúc đẩy sản xuất để xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn các mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ khác nhau, nâng cao năng lực cạnh tranh. Người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa nhập và nội địa với chất lượng tốt hơn và giá cả phải chăng.

Bên cạnh đó FTA tạo ra cơ hội lớn thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển dịch luồng vốn đầu tư vào Việt Nam trong đó nhiều doanh nghiệp được tiếp cận với các khoản vốn ưu đãi đầu tư, từ đó đẩy nhanh cải cách, sắp xếp lại, chủ động chuyển hướng đầu tư, nâng cao trình độ kinh doanh, chuyển giao công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh, tạo tư duy làm ăn mới và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Xét về kim ngạch xuất nhập khẩu, kể cả đối với các thị trường đã ký FTA với Việt Nam như Nhật Bản, Úc, Niu Di Lân vẫn còn rất nhiều cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Đây là các thị trường mà Việt Nam chủ yếu xuất siêu và chưa đi đến giai đoạn mà cả Việt Nam lẫn đối tác cắt giảm sâu thuế nhập khẩu.

Điểm yếu cố hữu

Quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng cũng là nguyên nhân làm bộc lộ rõ hơn những điểm yếu cố hữu của nền kinh tế nước ta, thể hiện rõ nhất ở chất lượng tăng trưởng giảm sút. Tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục thuên về chiều rộng, dựa chủ yếu vào gia tăng số lượng vốn đầu tư, khai thác và xuất khẩu tài nguyên. Trong đó hiệu quả sử dụng các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên và năng suất lao động vẫn ở mức thấp.

Còn thách thức đối với doanh nghiệp nổi cộm nhất vẫn là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn ở mức thấp, khu vực tư nhân đã phát triển, song quy mô vẫn còn nhỏ và gặp nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, chưa kể đến vấn đề các ngành sản xuất trong nước phải đối mặt với sức mạnh cạnh tranh về giá cả và chất lượng của hàng nhập khẩu.

Ngoài ra còn những thách thức khác như thị trường đất đai, lao động, vốn, công nghệ chưa phát triển đồng bộ.

Các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, nhập khẩu vẫn bị phụ thuộc vào một hoặc một vài thị trường.

Cho đến nay một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ô tô xe máy vẫn chưa có ngành công nghiệp phụ trợ thực sự phát triển.
Quy hoạch phát triển ngành chưa hiệu quả kèm với đó năng lực cạnh tranh yếu kém dẫn đến ngành công nghiệp phụ trợ vẫn yếu kém.

Không chỉ với nền kinh tế hay với doanh nghiệp mà FTA cũng mang lại nhiều thách hức cho các cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó nhu cầu hoàn thiện bổ sung cơ chế, các chính sách về phát triển các ngành công nghiệp, chăn nuôi trong nước trong khi năng lực cạnh tranh còn yếu kém. Công tác tuyên truyền phổ biến về hội nhập còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ được nội dung các Hiệp định, chưa có sự chuẩn bị kỹ cho các bước cắt giảm.

Hoàng Hà

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.