Ông Hàn Quảng Sanh, cựu quan chức cơ quan luật pháp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, thuộc phía Đông BắC Trung Quốc trả lời bài phỏng vấn của tờ Epoch Times vào ngày 10 tháng 6 năm 2015. (Zhou Xing/Epoch Times)
Một số công dân Trung Quốc thuộc một nhóm người bị bức hại nghiêm trọng ở Trung Quốc đã khởi kiện cựu lãnh đạo Đảng Cộng Sản nước này và theo một cựu quan chức hiện tại đã từ bỏ Đảng vừa cho biết, thì những công dân này và việc khởi kiện của họ đã được cơ quan luật pháp Trung Quốc thừa nhận – một bước phát triển “chưa có tiền lệ” trước đây.
Theo trang thông tin Minghui.org – một trang web chuyên đưa các tin liên quan đến Pháp Luân Công, kể từ ngày 14 tháng 6 đã có 4000 học viên của môn Pháp Luân Công – một môn tu luyện thiền tịnh cổ truyền của Trung Quốc mà theo đó những người tham gia tu luyện tuân theo những nguyên lý đạo đức tốt đẹp – đã gửi đơn kiện tội hình sự lên các cơ quan luật pháp tối cao của Trung Quốc để kiện Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Ông Giang Trạch Dân, năm nay 88 tuổi, đã bị khởi kiện vì những tội ác liên quan đến nhân quyền và vì đã khởi xướng một chiến dịch đàn áp bất hợp pháp lên một nhóm người vô tội.
Vào năm 1999, ông Giang Trạch Dân đã huy động Đảng Cộng Sản và bộ máy cầm quyền Trung Quốc khởi xướng chiến dịch đàn áp, bức hại môn Pháp Luân Công khắp toàn Quốc. Cũng theo trang Minghui – trang web của những học viên tình nguyện Pháp Luân Công luôn theo dõi sát sao cuộc bức hại này – thì đã có hơn 3800 học viên Pháp Luân Công đã chết do bị ngược đãi và nhục hình và theo ước tính có hàng trăm ngàn người phải chịu cảnh giam cầm và bức hại trong hệ thống nhà tù của bộ máy cầm quyền nước này.
(Các học viên Pháp Luân Công diễn lại hoạt động cấy ghép nội tạng để nâng cao nhận thức cho công chúng về tội ác mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc)
Những học viên Pháp Luân Công đã cố gắng để đưa ông Giang ra toà án Trung Quốc ngay từ những ngày đầu của cuộc bức hại nhưng những cố gắng đó đã bị dập tắt bằng sự trả thù tàn bạo. Tuy nhiên hiện tại thì đa số trong số họ có thể được đi về một cách thoải mái sau khi đến nộp đơn kiện và một số người thậm chí còn được đưa biên nhận về việc thụ lý hồ sơ của họ từ Toà án Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trung Quốc.
Ông Hàn, 62 tuổi, là công dân Canada sống tại Toronto, trước đây ông từng là Giám đốc cơ quan Tư pháp thành phố Thẩm Dương từ năm 1999. Ông hoàn toàn thất vọng sau khi chứng kiến cuộc bức hại môn Pháp Luân Công và được giao quản lý các tổ chức chuyên chịu trách nhiệm duy trì cuộc bức hại, ông Hàn đã rời Trung Quốc để di cư sang Canada vào tháng 9 năm 2001.
Ông Hàn cho báo Đại Kỷ Nguyên biết: “Cuộc bức hại môn Pháp Luân Công, về bản chất là một việc làm phi pháp, trái với hiến pháp Trung Quốc. Phủ nhận quyền tự do tôn giáo là tội ác chống lại loài người và nó không dựa trên một cơ sở luật pháp nào hết, không hề theo quy trình luật pháp nào và đơn giản nó là vi phạm nhân quyền”.
Sau cuộc đàn áp dã man lên phong trào ủng hộ dân chủ của sinh viên năm 1989 ở quảng trường Thiên An Môn, ông Hàn đã bắt đầu cảm thấy phẫn uất về Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhưng ông quyết định cố gắng thử và thay đổi hệ thống từ bên trong.
Mười năm sau, sự phẫn uất của ông đã gia tăng lên trở thành sự sụp đổ niềm tin sau khi ông nhận ra chính quyền Trung Quốc đang lờ đi các thủ tục tố tụng pháp lý khi bắt giữ các học viên Pháp Luân Công – đây là vấn đề mà ông Hàn thấy rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc không hề được sửa đổi gì sau bấy nhiêu năm.
Ông Hàn nói: “Chính quyền Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu thừa nhận rằng họ đã gây ra tội ác chống lại loài người. Đến khi nào mà chính quyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc còn cầm quyền và bất cứ khi nào họ cảm thấy rằng sức mạnh của họ đang bị đe doạ thì họ sẽ viện đến một cuộc đàn áp và bức hại tàn bạo không ngừng nghỉ”. (theo vietdaikynguyen)
Rùng mình tội ác kinh hoàng của ĐCS Trung Quốc che dấu (Video):