ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vụ ‘lừa bán tòa Keangnam’: Thách thức uy tín ông Ban Ki-moon
Monday, May 18, 2015 17:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Danh tiếng Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đang bị đe dọa khi cháu trai của ông bị cáo buộc dính đến những giao dịch mờ ám trong việc bán tòa nhà Keangnam Landmark Tower 72 ở Hà Nội

  Vụ 'lừa bán tòa Keangnam': Thách thức uy tín ông Ban Ki-moon - Ảnh 1

Uy tín của ông Bahn Ki-moon có thể bị ảnh hưởng vì người cháu trai?

Bức thư giả mạo nhằm trục lợi 600 triệu won

Ông Bahn Joo-hyun, Giám đốc điều hành một công ty bất động sản có trụ sở ở New York (Mỹ) vừa bị cáo buộc ngụy tạo một thương vụ mua bán liên quan đến tòa nhà Keangnam Landmark 72 tại Hà Nội để qua mắt các chủ nợ, các báo Hàn Quốc Korea Herald, Korea Times, Korea Joongang đưa tin hôm 15/5.

Theo đó, Bahn Joo-hyun, Giám đốc quản lý chi nhánh New York của công ty bất động sản Colliers International, đã cam kết với phía Tập đoàn Keangnam rằng những bước cuối trong tiến trình đàm phán bán toà cao ốc Keangnam Landmark 72 tại Hà Nội cho Quỹ đầu tư thịnh vượng Qatar (QIA) đang tiến hành và sắp được thông qua. Nhờ đó, công ty này đề nghị Keangnam chỉ định Colliers International là đại lý độc quyền bán toà nhà Keangnam Hanoi Landmark vào năm 2013.

Bahn Joo-hyun đã đưa lãnh đạo Keangnam lá thư gửi từ QIA khẳng định, thương vụ mua bán đang tiến triển tốt và chỉ chờ sự phê chuẩn của ban lãnh đạo. Lá thư có đoạn viết: “Chúng tôi đang chờ phê duyệt của Giám đốc điều hành, và Ban lãnh đạo QIA đã đồng ý sơ bộ về việc phân bổ vốn cho giao dịch này. QIA dự kiến sẽ tiến hành hợp đồng trước cuối tháng nếu không có trở ngại gì khó lường”. Ông Bahn Ki-sang (bố của Bahn Joo-hyun) là em trai của một nhân vật quyền lực ở Hàn Quốc. Ông Bahn Ki-sang đồng thời là cố vấn cao cấp của Tập đoàn Keangnam, đã giới thiệu con trai mình khi biết tập đoàn muốn bán tòa nhà tại Việt Nam. Khi ông Bahn Ki-sang thông báo rằng Quỹ QIA quan tâm tới tòa nhà này, lãnh đạo Tập đoàn Keangnam, đã trao cho Bahn Joo-hyun 600 triệu won (khoảng 12 tỉ đồng) và các tài liệu liên quan để xúc tiến thương vụ mua bán.

Tuy nhiên, trang Korea JoongAng Daily ngày 16/5 đưa tin, trong một e-mail do Bộ phận quan hệ công chúng của QIA gửi tới tờ báo này, phía QIA tái khẳng định, không hề tồn tại thương vụ mua bán nào với Tập đoàn Keangnam.

“QIA không cố gắng để mua lại toà cao ốc Landmark 72 tại Hà Nội, Việt Nam. Tất cả các thông tin đều không đúng và chúng tôi phủ nhận”, e-mail có đoạn viết. Lãnh đạo Quỹ đầu tư Qatar cho biết thêm rằng Bahn cũng đã gửi email cho họ nhưng họ đã từ chối và không còn liên lạc với Bahn từ lâu.

  Vụ 'lừa bán tòa Keangnam': Thách thức uy tín ông Ban Ki-moon - Ảnh 2

Tòa nhà Keangnam Landmark 72 tầng Hà Nội đang là tâm điểm chú ý của báo chí Hàn Quốc

Dựa hơi ông bác Bahn Ki-moon để qua mặt các chủ nợ?

Theo tin tức từ JoongAng Daily, vụ việc rất có thể đã được dàn dựng theo “kịch bản” là Quỹ QIA đưa ra mức giá 600 triệu USD để mua tòa nhà này, tuy nhiên sau khi tòa án Hàn Quốc công bố mức giá 800 triệu USD thì quỹ này cũng đã tăng mức giá đề nghị mua bằng mức tòa án đưa ra như những gì truyền thông Hàn Quốc đã đưa tin trước đó.

Vụ việc dần hé lộ cho thấy đây có thể là một âm mưu lừa đảo, gây chấn động dư luận Hàn Quốc bởi thủ phạm bị tình nghi trong vụ lừa đảo này là Bahn Joo-hyun, Giám đốc điều hành một công ty bất động sản tại New York (Mỹ), đồng thời là cháu một nhân vật quyền lực ở Hàn Quốc và thế giới.

Được biết, Bahn Joo-hyun là cháu trai của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Bahn Ki-moon. Dư luận đã dấy lên nghi vấn rằng ông Bahn Joo-hyun và cha của mình đã cố ý lừa Keangnam và các chủ nợ để tiếp cận với việc mua bán tòa nhà này.

Các chủ nợ không chỉ hỗ trợ thêm tài chính cho Keangnam mà còn nới lỏng một số điều kiện nhờ việc Keangnam đã gửi một số tài liệu cho thấy QIA đã sẵn sàng cho việc đàm phán mua lại toà nhà Landmark 72. Tuy nhiên không ai ngờ rằng đó chỉ là những tài liệu “ảo” do Bahn Joo-huyn sắp đặt.

Các chủ nợ và cổ đông đã thực sự bức xúc với kiểu làm ăn lừa đảo này. Vào ngày 16/5, họ đã đề nghị tòa án thu lại quyền chào bán tòa nhà Landmark 72 của công ty Colliers International bởi người đại diện là ông Bahn đã không hoàn thành đúng nhiệm vụ cũng như không thành thật về quá trình và khả năng của thương vụ này. Tòa án Hàn Quốc đã chấp thuận yêu cầu này ngay sau đó.

Korea JoongAng Daily cũng cho biết tin tức, cháu trai Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Bahn Ki-moon đang bị điều tra vì cáo buộc giả mạo giấy tờ trong vụ bán lại cao ốc Keangnam Landmark. Tuy nhiên, Bahn Joo-hyun từ chối trả lời câu hỏi của các nhà điều tra Hàn Quốc với lý do thương vụ vẫn đang trong quá trình đàm phán. Nhưng uy tín của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Bahn Ki-moon có thể bị ảnh hưởng, vì người cháu trai liên tục nhắc đến tên ông trong các cuộc đàm phán với Keangnam Enterprises về thương vụ.

Theo tờ báo Hàn Quốc, khi phàn nàn về tiến trình bán tòa nhà bị chậm trễ, Bahn Joo-hyun khẳng định với Keangnam Enterprises thông qua điện thoại và email rằng, ông Bahn Ki-moon đã nhắc đến tòa Landmark 72 trong một cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Qatar. Ông thậm chí còn đưa ra thông tin chi tiết về thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp này. Ngoài ra, khi trao đổi với QIA, Bahn Joo-hyun cũng nhiều lần nhắc đến tên người bác này của mình, một quan chức QIA cho biết. Hiện cũng có nghi vấn ông Bahn Ki-moon là người “kết nối” em trai với tập đoàn Keangnam.

Các chủ nợ và các cổ đông của tập đoàn Keangnam cũng tỏ ý không hài lòng trước những tin tức liên quan đến nghi vấn lừa đảo trong thương vụ bán lại tòa nhà Landmark 72.

Một chủ nợ cho biết: “Chúng tôi đã hỗ trợ tài chính cho tập đoàn Keangnam bởi vì chúng tôi tin tưởng quá trình bán tòa nhà Landmark 72 đang tiến triển tốt đẹp. Chúng tôi sẽ buộc một số người trong số họ phải chịu trách nhiệm pháp lý về những tổn thất này”.

Tình hình tài chính “bê bết” của tập đoàn Keangnam

Hiện Keangnam đã vay tổng cộng 2.200 tỉ won (khoảng 2 tỉ USD) từ nhóm chủ nợ đứng đầu là 4 ngân hàng Shinhan, Woori, Nonghyup và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc, song không có khả năng thanh toán. Trước khi tự sát, cố Chủ tịch Tập đoàn Keangnam Sung Wan-jong từng tuyên bố sẵn sàng từ chức nếu các chủ nợ tiếp tục cho công ty vay tiền để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, đề nghị này không được các chủ nợ đồng ý. Trước tình hình trên, ngay trong buổi chiều ngày 27/3, Keangnam đã phải nộp đơn lên Tòa án quận trung tâm Seoul để tham gia “thủ tục hồi sinh công ty”, theo đó tòa án sẽ tiếp quản quyền quản lý để xử lý các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính đến hạn và tiến hành tái cơ cấu công ty. Tuy nhiên, theo Tòa án quận trung tâm Seoul, quá trình tiến hành “thủ tục hồi sinh công ty” phụ thuộc rất lớn vào việc tập đoàn này có bán được Tòa nhà Hanoi Landmark Tower hay không. Đây là một trong những tài sản lớn nhất hiện nay của Keangnam ở nước ngoài, vì quy mô nợ hiện nay của tập đoàn này đã ở mức trên 1 tỉ USD.

Thanh Xuân

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.