ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khatkhaoxanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ngày mới yêu thương
Wednesday, May 27, 2015 22:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chaongaymoi
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Ngày mới yêu thương gồm các bài: Quên (thơ của Phan Chí Thắng);  Nhớ (thơ Hoàng Kim); Kim Dung Gia Quốc và hai con (ảnh Nguyễn Sơn Nam); Những ngày kỷ niệm ( chùm ảnh Lớp Trồng trọt 2A Thu Nguyễn);  Sen hồng ngày hạ (ảnh Nguyễn Tuyết Hạnh); Tiếng Anh cho em (tài liệu luyện dịch tiếng Anh nông nghiệp); Ban mai (nhạc phẩm yêu thích Symphony of light của Frederic Delarue – biên tập video bởi Andreea Petcu).

PhanChiThang
QUÊN

Phan Chí Thắng

Tôi người vốn tính hay quên
Chia tay em, đã quên liền, lạ không?
Bây giờ em đã lấy chồng
Tôi quên ngay chính nỗi lòng của tôi.

Tôi quên cái cách em cười
Cái câu em dạ, cái lời em thưa
Tôi quên chiều ấy đứng chờ
Bồn chồn góc phố bụi mờ mắt say.

Tôi quên cả một đêm dài
Hôn em – vĩnh viễn một đời nụ hôn
Tôi quên hết những lúc buồn
Câu vui, chuyện giận, nỗi hờn với em.

Thế là tôi cũng đã quên
Như ngàn năm cách xa em mất rồi.

Quên thì quên hết.
Hỡi ôi
Mà sao vẫn nhớ là tôi quên nàng!

NHỚ

Hoàng Kim

Anh chẳng quên được em rồi
Hỡi ơi anh lại nhớ rồi em ơi
Nhớ hơi, nhớ tiếng em cười
Nhớ câu hờn giận, nhớ lời em trao.

Nhớ làm sao những khát khao
Mò kim đáy biển, hái sao trên trời.
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”.(*)

Ở đâu nhà bé, bóng em … (**)
Một trời thương nhớ, thương em cháy lòng.
Nợ em đầy tuổi thanh xuân
Vần thơ tôi chở mênh mông nỗi niềm.

Hoàng Kim

Xem thêm:
(*)  CA DAO VIET NAM (khuyết danh, http://www.thivien.net)
(**) Ở ĐÂU, TA NỢ, Thơ Phan Chi Thắng
https://hoangkimvietnam.wordpress.com/2010/09/13/phan-chí-thắng/

DungQuoc
Kim Dung Gia Quốc và hai con (Album ảnh Nguyễn Sơn Nam)

LopTT2A
Nhungngaykyniem
VeTruong

Những ngày kỷ niệm (chùm ảnh của Thu Nguyễn) xem tiếp tại đây…
Gia đình Nông nghiệp và Lộc xuân xem tiếp tại đây

SenHongTuyetHanh
Sen hồng ngày hạ (ảnh Nguyễn Tuyết Hạnh)

Tiếng Anh cho em
Biasachsan2015

SUSTAINABLE MANAGEMENT OF CASSAVA IN ASIA
From Research to Practice

By Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye


FOREWORD

Cassava is one of the most popular crops in Asia’s uplands for its flexibility in cropping systems, its ability to produce well in challenging conditions and for its multiple uses – providing food, animal feed, and income to support farming families. But although cassava has a reputation as an easy crop to grow, it requires good management in order to get good yields year after year, while protecting the soil and water resources.

The world of agriculture is changing quickly, and cassava is not immune to this change. On the one hand, the market for cassava and cassava products is growing in several Asian countries, with the potential to become more lucrative. Many new, higher yielding varieties are available for farmers to use, and their knowledge about crop and soil management has grown steadily.

Yet at the same time, pests and diseases are growing in importance and can often impact yields. Their control requires very good knowledge and careful integrated management practices. There are many options for managing soil preparation, planting density, weeds and harvesting. The production of high-quality planting material (stakes or seed) is a kind of invisible benefit that is often not fully appreciated by growers, and understanding and implementing the inputs and practices that contribute to long-term optimized productivity is fundamental to a cassava farmer’s success. For example, soil fertility management is the core practice for long-term success for many cassava farmers.

But the right combination of practices will be specific for each farm. Farmers who grow cassava often do not have easy access to good information on best management practices. In most countries, the extension systems for providing technical advice to cassava farmers are non‑existent or not as well developed as for rice or maize, for example. The experts, charged with providing that advice – usually extension agents, sales representatives of companies providing inputs, such as fertilizer or pesticides, or the technical outreach staff of processing companies – typically work with many crops and many farmers, or may have a commercial interest in advice that motivates the purchase of specific products or services. Most technologies developed for cassava are designed to be environmentally friendly, that is, they do not rely on high inputs of chemicals or destructive practices. It is important that technologies that are disseminated and promoted take full advantage of this concern for the environment.

This book aims to provide well-founded and unbiased information on managing the cassava crop for maximum profitability and household well-being, while protecting the soil for long-term sustainability. It is based on the experience and research results from many decades, especially in Asia but also in Africa and Latin America. Much of the information was developed by the International Center for Tropical Agriculture (CIAT) – with headquarters in Cali, Colombia, and a regional office for Asia, previously in Bangkok, Thailand, and currently in Hanoi, Vietnam – and partner institutions throughout the region. These partners are mentioned throughout the manual in discussion of the relevant experiments or technologies. Many farmers themselves participated in developing research ideas and solutions through a process of Farmer Participatory Research (FPR). This has been a key part of assuring the practical relevance of the results.

The book is designed both for those who provide advice directly to farmers, as well as the teachers who train students to become extension agents, agronomists, or industry representatives. It can also serve to provide advice and information directly to well-informed farmers, who can understand some of the more technical information and apply it for their own needs and conditions. No manual can provide detailed advice at the individual farm level, but it will give good guidance for extension agents and others who work with farming communities to adjust and adapt to specific needs. We invite national partners to use this manual freely to develop additional material for local training and extension purposes.

The authors of this book, Drs. Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye, have worked extensively with a broad range of partners, on experiment stations and on farmer fields across the region. The work summarized in this manual represents the best available advice from more than 50 years of combined research experience and work with farmers to understand their real-life challenges and opportunities.

This manual would not have been possible without the support of the Nippon Foundation. This support involved more than two decades of funding for research, training, and network development activities throughout Southeast Asia. CIAT gratefully acknowledges the key role of the Nippon Foundation, both in the research initiatives that developed the information included in this manual, and the support to write, translate, and produce it.

CIAT’s Cassava Program is pleased to present this manual for use in managing cassava production systems that will optimize the short- and long-term benefits for farmers who grow the crop, while protecting the environment.

Clair Hershey

Leader, CIAT Cassava Program

Bản dịch tiếng Việt
QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á: Từ Nghiên cứu đến Thực hành
(Tác giả: Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye; Chủ biên dịch: Hoàng Kim
với sự cộng tác của: Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai)

LỜI NÓI ĐẦU Sắn là một trong những loại cây trồng thích nghi vùng cao phổ biến nhất ở châu Á vì tính linh hoạt của nó trong hệ thống cây trồng, khả năng sản xuất thuận lợi trong điều kiện khó khăn và tính đa dụng cung cấp thực phẩm, thức ăn gia súc, nguồn thu nhập cho hộ nông dân. Mặc dù sắn có tiếng là cây dễ trồng, nó vẫn đòi hỏi phải quản lý tốt để có được năng suất cao qua các năm, đi đôi việc bảo vệ nguồn đất và nước.

Thế giới nông nghiệp đang chuyển đổi một cách nhanh chóng và cây sắn cũng không tránh khỏi sự thay đổi này. Một mặt, thị trường sắn và sản phẩm sắn đang tăng trưởng ở một số nước châu Á với khả năng thu lợi nhiều hơn từ cây này. Nhiều giống sắn mới năng suất cao là có giá trị đối với hệ thống sản xuất và sự hiểu biết về quản lý đất và cây trồng tối ưu đã được tăng đều đặn. Đồng thời, vấn đề sâu bệnh cũng trở nên quan trọng và thường ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng. Kiểm soát chúng đòi hỏi kiến thức tốt và quản lý cẩn thận. Có nhiều lựa chọn trong hoạt động quản lý cây trồng như chuẩn bị đất, mật độ trồng, quản lý cỏ dại và các công cụ thu hoạch. Việc sản xuất cây giống chất lượng cao (homhạt giống) có lợi thế tiềm năng mà thường không được đánh giá đầy đủ bởi người trồng sắn. Quản lý độ phì đất là thực hành cốt lõi mang lại thành công lâu dài cho nhiều nông dân trồng sắn. Hiểu biết thấu đáo các yếu tố đầu vào và thực hiện những điều đó góp phần tối ưu hóa năng suất, về lâu dài là nền tảng thành công của một người nông dân trồng sắn.

Nhưng kết hợp đúng thực tiễn cần được cụ thể cho mỗi trang trại. Những người nông dân trồng sắn thường không dễ tiếp cận thông tin chuẩn mực về thực hành quản lý tốt nhất. Ở hầu hết các nước, hệ thống khuyến nông cung cấp tư vấn kỹ thuật cho người nông dân trồng sắn không phát triển như đối với cây lúa hoặc cây ngô và thỉnh thoảng còn không có. Các chuyên gia tư vấn thường là cán bộ khuyến nông, các đại diện bán hàng của công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào như phân bón hay thuốc trừ sâu, hay các chuyên viên kỹ thuật của các công ty chế biến. Họ thường làm việc với nhiều loại cây trồng và nhiều nông dân, hoặc có thể có các lợi ích thương mại với động cơ mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Hầu hết các công nghệ được phát triển cho sắn được thiết kế thân thiện môi trường, nghĩa là không phụ thuộc vào đầu vào cao của hóa chất hoặc các thực hành bất lợi. Điều quan trọng là công nghệ được phổ biến và phát huy tận dụng mối quan tâm đối với môi trường.

Cuốn sách này nhằm mục đích cung cấp thông tin có cơ sở tốt về quản lý cây sắn để nông hộ thu lợi tối đa và phát triển tốt hơn trong khi vẫn bảo tồn độ phì nhiêu của đất và phát triển bền vững lâu dài. Nó được dựa trên những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu từ nhiều thập kỷ qua, đặc biệt không chỉ ở châu Á mà còn ở châu Phi và châu Mỹ Latinh. Rất nhiều thông tin được phát triển bởi sự tham gia làm việc giữa Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) – có trụ sở ở Cali, Colombia, và một văn phòng khu vực châu Á, trước đây đặt ở Bangkok, Thái Lan và hiện nay đang đặt ở Hà Nội, Việt Nam – với các tổ chức đối tác trong khu vực. Các đối tác này được đề cập trong tài liệu thông qua hướng dẫn thảo luận các thí nghiệm hoặc công nghệ liên quan. Nhiều nông dân tham gia phát triển ý tưởng và giải pháp trong chương trình nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (FPR). Đây là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự phù hợp thực tế của các kết quả.

Cuốn sách được thiết kế cho những người cung cấp tư vấn trực tiếp đến nông dân, cũng như các giáo viên, nhà nông học, sinh viên, cán bộ khuyến nông, đại lý nông sản và công nghiệp chế biến cùng những ai quan tâm đến quản lý đất và cây trồng bền vững đối với sắn ở châu Á. Sách cũng được dùng để cung cấp thông tin tư vấn trực tiếp đến nông dân, những người hiểu biết kỹ thuật canh tác sắn để vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Tuy sách chưa có hướng dẩn chi tiết tại trang trại cá nhân nhưng nó là cẩm nang hướng dẫn cho cán bộ khuyến nông và những người làm việc với cộng đồng nông dân để điều chỉnh thích hợp với nhu cầu cụ thể. Chúng tôi mời các đối tác quốc gia sử dụng hướng dẫn này một cách tự do để phát triển các tài liệu bổ sung cho mục đích đào tạo và khuyến nông địa phương.

Các tác giả cuốn sách này là tiến sĩ Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye đã làm việc rộng khắp với một loạt các đối tác, các trạm thí nghiệm và trên đồng ruộng của nông dân. Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.

Sách hướng dẫn này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của quỹ Nippon. Những gắn bó hơn hai thập kỷ hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và phát triển mạng lưới trên khắp Đông Nam Á. CIAT trân trọng cảm ơn vai trò quan trọng của Quỹ Nippon trong các sáng kiến nghiên cứu phát triển thông tin bao gồm hướng dẫn này, cũng như hỗ trợ biên dịch và sản xuất tài liệu hướng dẫn.

Chương trình sắn CIAT hân hạnh giới thiệu hướng dẫn này để sử dụng trong việc quản lý hệ thống sản xuất trồng sắn nhằm tối ưu hóa lợi ích ngắn và dài hạn cho nông dân cũng như để bảo vệ môi trường.
Clair Hershey

Trưởng Chương trình sắn CIAT

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.