ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
Wednesday, May 20, 2015 1:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Những năm trở lại đây, doanh nghiệp Việt đã chuyển hướng và tích cực triển khai các dự án đầu tư ra nước ngoài với số tiền lên tới 20 tỷ USD.

Theo thông tin từ Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến tháng 4/2015, Việt Nam đã có 962 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 15 tỷ USD. Ngoài ra, còn có 115 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 5 tỷ USD. Như vậy, tính cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm tính đến nay, các doanh nghiệp Việt đã đầu tư ra nước ngoài 20 tỷ USD.

Đặc biệt, thị trường đầu tư ra nước ngoài vẫn tập trung nhiều tại một số thị trường truyền thống như Lào (có 259 dự án với 3,9 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư, chiếm 27% tổng số dự án và 26% tổng vốn đăng ký đầu tư), Campuchia (có 171 dự án và 3,2 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư, chiếm 18% tổng số dự án và 22% tổng vốn đăng ký đầu tư).

  Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài - Ảnh 1

Viettel đầu tư phát triển Unitel tại Lào

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đầu tư sang Liên bang Nga 18 dự án với tổng vốn đầu tư là 968 triệu USD, 2 dự án sang Venezuela với tổng vốn đầu tư là 1,8 tỷ USD và 6 dự án sang Peru với tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD tổng vốn đầu tư.

Căn cứ vào những số liệu kể trên, có thể thấy rằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam gần đây không chỉ tăng trưởng nhanh chóng ở các thị trường truyền thống, mà còn mở rộng sang các quốc gia khác.

Không chỉ mở rộng thị trường, các doanh nghiệp Việt còn đầu tư trong nhiều lĩnh vực. Bên cạnh ngành khai khoáng với 111 dự án và 5,1 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 11,5% tổng số dự án và 34% tổng vốn đầu tư, chiếm phần lớn đầu tư thì tiếp theo là ngành nông, lâm, ngư nghiệp với 125 dự án và 2,7 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 13% tổng số dự án và 18% tổng vốn đầu tư.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác như thông tin, truyền thông, sản xuất điện, bất động sản, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

Tính đến cuối năm 2014, có một số dự án lớn trên 50 triệu USD của doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

– Dự án đầu tư mạng viễn thông tại Tanzania của Viettel (355,2 triệu USD);

– Dự án đầu tư mạng viễn thông tại Burundi của Viettel (170 triệu USD);

– Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP An Đông Mia (80,4 triệu USD);

– Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP Cao su Tây Ninh (64,7 triệu USD);

– Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP Dầu Tiếng – Kratie (63,8 triệu USD);

– Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP Tân Biên – Kampongthom (61,98 triệu USD).

- Đáng chú ý là Dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô PM304 tại Malaysia điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài thêm 465,32 triệu USD.

Nhìn chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có tính đa dạng hơn so với thời gian trước, về cả thị trường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh dòng vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước (Viettel, Vinamilk, các công ty con của Tập đoàn Cao su Việt Nam, các ngân hàng có vốn nhà nước), đầu tư của khối tư nhân, đặc biệt là của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng.

Trong số đó phải kể đến, FPT khi tập đoàn này đã “chinh chiến” qua 19 quốc gia, như Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Myanmar…

Trong lĩnh vực bất động sản, gây chú ý nhất là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai khi doanh nghiệp này trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Myanmar với dự án khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center, quy mô hiện tại lên tới 550 triệu USD. Ngoài ra, công ty của ông bầu Đức còn đầu tư ra nước ngoài trong 4 lĩnh vực khác là cao su, khoáng sản, thủy điện, mía đường, tổng giá trị đầu tư trên một tỷ USD.

Kiều Hương

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.