Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ về kinh tế và quân sự đồng nghĩa rằng, không thể tránh khỏi việc Bắc Kinh xây dựng các căn cứ quân sự ở nước ngoài, theo Đa Chiều.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi đầu tuần này đã gián tiếp khẳng định việc nước này sẽ triển khai căn cứ quân sự ở tại quốc gia Djibouti nhỏ bé ở châu Phi.
“Trung Quốc và Djibouti đang tiếp tục nâng cao mối quan hệ hữu nghị truyền thống. Hợp tác giữa hai nước đạt mốc tăng trưởng mới trong những năm qua ở nhiều lĩnh vực”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho biết. “Hòa bình và ổn định trong khu vực là điều mà tất cả các quốc gia đều mong muốn. Trung Quốc sẵn sàng và có nghĩa vụ đóng góp nhiều hơn vào mục đích này”.
Theo đó, Trung Quốc sẽ xây dựng một căn cứ quân sự ở Obock, thành phố cảng phía bắc ở Djibouti. Tổng thống Djibouti Ismail Omar Guelleh xác nhận các cuộc “đàm phán đang được tiến hành” và nhấn mạnh rằng nước này sẵn sàng “chào đón” sự hiện diện của Bắc Kinh.
Tàu hải quân Trung Quốc cập cảng Djibouti ngày 29/3/2015.
Giáp với Eritrea ở phía bắc, Ethiopia ở hướng tây và nam, Somalia ở hướng đông nam, Djibouti đóng vai trò chiến lược ở vùng Sừng châu Phi, gần eo biển Bab al-Mandeb, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới nối liền Biển Đỏ và qua kênh đào Suez đến Đại Trung Hải.
Nếu như Trung Quốc xây dựng hải cảng quân sự, Djibouti với diện tích 23.000 km2 và số dân 820.000 người là quốc gia có căn cứ quân sự từ 4 quốc gia khác nhau, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Pháp.
Kể từ khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Djibouti vào năm 1979, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất. Bắc Kinh xây dựng nhiều công trình công cộng ở Djibouti bao gồm sân bóng đá, hai cơ sở thể thao, trung tâm nghiên cứu, bệnh viện và văn phòng của chính phủ nước này.
Không chỉ ở Djibouti, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất ở châu Phi kể từ năm 2009. Những năm qua, Bắc Kinh đã không giấu giếm tham vọng xây dựng các căn cứ quân sự, hải cảng ở Tanzania hay Namibia. Trung Quốc cũng khẳng định
Ngay từ năm 2006, Đại tá Không quân Mỹ Christopher J Pehrson đã phát triển học thuyết “chuỗi ngọc trai” mô tả chiến lược của Trung Quốc trong việc gia tăng tầm ảnh hưởng bằng việc phát triển các căn cứ quân sự ở Biển Đông, Bangladesh, Myanmar, Pakistan, Sri Lanka, đảo Coco và Seychelles.
Trong khi Trung Quốc không chính thức xác nhận việc xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài, điều này sớm muộn cũng sẽ xảy ra trong tương lai, Đa Chiều nhận định. Vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế đang thay đổi nhanh chóng và Bắc Kinh cần phải thiết lập sự hiện diện quân sự ở nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của mình, Đa Chiều nhấn mạnh.
Đăng Nguyễn
2015-05-15 20:32:07