ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bphone và câu chuyện copy của người Nhật Bản
Tuesday, May 26, 2015 19:34
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1fWVd5NnFkaTk5Zy9WV1VqODFWU0dJSS9BQUFBQUFBQVY5OC8tcWlGR25jNURjay9zNjQwL0RTQ0Y3NzA0LTE0MzI2MTE5MTZfNjYweDAuanBn
Thấy nhiều người share bài về Bomb Phone của anh Quảng. Khen cũng có mà chê cũng có. Trước nay anh Quảng bị chê nhiều hơn khen bởi những phát ngôn có tính công phá ác liệt của anh.
Cá nhân mình thì không thích bom đạn nên cũng không quý mến gì anh Quảng song nguyên tắc của mình là lấy đại cục làm trọng. Trong khi thấy điện thoại của ngoại bang ngồi chễm chệ trên giá của các siêu thị điện tử điện máy trong lòng cũng thấy “bức xúc” chẳng kém gì Trần Hưng Đạo cay cú sứ thần nhà Nguyên “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ” nay thấy có điện thoại “Made in Việt Nam” chẳng biết có phải do người Việt làm ra không, hoặc làm ra được bao nhiêu % nhưng nó là thương hiệu của Việt Nam thì cũng phải vỗ tay ủng hộ cái đã.
Thường thì ý kiến chê Bomb Phone căn cứ vào luận điểm chắc chắn đồng chí Quảng lại đặt hàng anh China hoặc khá hơn là mua dây chuyền thiết bị về lắp ghép mà thôi. Đại ý là copy ( còn paste vào đâu thì chưa rõ grin emoticon ). Mình thì mình cũng nghĩ nhiều khả năng là họ đúng vì nhìn vào tiềm lực công nghệ cũng như nền tảng khoa học kỹ thuật của Việt Nam nói chung thì người lạc quan nhất cũng sẽ không thể đi xa hơn suy nghĩ đó.
Có thể nhận định là sản phẩm của anh Quảng là một sản phẩm mang dấu ấn lớn của việc copy, song không vì thế mà mình đánh giá thấp sự copy. Nhờ copy mà người Nhật rút ngắn quá trình công nghiệp hóa của phương Tây từ 200 năm xuống còn 30 năm.
Đọc cuốn “Nhật Bản 30 năm duy tân” của Đào Trinh Nhất có một chi tiết là năm 1870 khi người Nhật quyết học theo phương Tây làm đường sắt thì cách họ làm úc đó họ mua tài liệu của người phương Tây và thuê đốc công của Tây về làm, đường làm trong 2 năm được 28 cây số từ Tokyo đến Yokohama, chỉ 6 tháng đầu là có sự tham gia của người nước ngoài còn thời gian còn lại đều là người Nhật tự làm. Đến năm 1880 đã có 117 cây số và sang năm 1903 đã được 6.800 cây số.
Như thế có thể thấy có nhiều cách để “làm”, có cách là tự nghiên cứu, có cách là copy. Và nước Nhật có được hệ thống đường sắt toàn quốc bước đầu là nhờ sự “copy nhiệt tình như thế”. Lúc đó nước Nhật làm gì có trường đại học giao thông để đào tạo kỹ sư cầu đường một cách bài bản, họ chỉ copy kỹ thuật theo lối ném đá dò đường như vậy mà cũng lập được kỳ tích lớn. Về lâu về dài thì tự nghiên cứu là điều bắt buộc song tại những thời điểm mang tính cơ hội thì sự copy là một lựa chọn hợp lý và cần thiết.
Bây giờ thời đại toàn cầu hóa, ngay cả các hãng lớn là Boeing, Apple cũng đều outsource sản phẩm cho những cty ở tận đẩu tận đâu thuộc các nước thế giới thứ ba nên sản phẩm nào cũng mang tính đa quốc gia, như cái máy bay có cả trăm ngàn chi tiết cũng có đến vài ngàn đại lý, nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cho họ nên thực tình mà nói bây giờ làm quái gì có một cái sản phẩm nào có thể coi là do một công ty hay một nước nào đó làm ra 100%. Làm được cái gì chiếm X % trong số cái 100% đó cũng là ngon rồi, cũng đáng khích lệ rồi.
Doanh nghiệp trên hết vẫn là một cỗ máy ăn tiền ( vốn con người,vốn máy móc, vốn tài chính ) và nhả ra tiền nên quan trọng nhất là cái số tiền mà nó nhả ra nhiều hơn số tiền mà nó nuốt vào. Xét ở khía cạnh đó thì chỉ cần quan tâm xem sản phẩm thuộc thương hiệu của công ty nào thôi chứ chẳng cần quan tâm xem công ty đó làm thế nào để xuất ra cái sản phẩm đó. Nó làm gì trong cái hộp đen của nó thì mặc kệ mịa nó.
Còn đối với người tiêu dùng mà nói, tiền từ túi mình chảy ra ngoài để đón smart phone về mà nó chảy loanh quanh trong nước Việt Nam này thì tốt hơn nhiều so với việc nó chảy ra nước ngoài vì thời gian quay vòng để đồng tiền nó quay trở lại túi mình sẽ ngắn hơn ( logic quá rõ ràng, chạy sang Hàn rồi lại quay về đây thì rõ là lâu hơn chạy loanh quanh ở Việt Nam ) chưa kể các rào cản thủ tục để dòng tiền phải chạy qua nó ít hơn.
Hy vọng Bphone sẽ tạo nên cú hích cho ngành sản xuất công nghiệp điên thoại nước nhà.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.