ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Biển Đông:“Đừng đổ lỗi cho Campuchia cho sự bất lực của ASEAN”
Monday, May 11, 2015 21:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Biển Đông: Đại sứ Campuchia tại Philippines đã bị chính quyền sở tại triệu tập sau khi đưa ra những bình luận liên quan đến Việt Nam và Philippines.

Các trang thông tin Establishmentpost, Diễn đàn Đông Á gần đây có đăng tải bài viết của tác giả Phoak Kung – người đồng sáng lập kiêm Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Campuchia (CISS) với tiêu đề “Đừng đổ lỗi cho Campuchia cho sự bất lực của ASEAN ở Biển Đông”.

  Biển Đông:“Đừng đổ lỗi cho Campuchia cho sự bất lực của ASEAN” - Ảnh 1

Phoak Kung – Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Campuchia

Bài viết là tài liệu tham khảo có giá trị nghiên cứu về tình hình Biển Đông cũng như quan hệ chằng chéo lẫn nhau giữa các thành viên của khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á/ASEAN cũng như giữa các thành viên của ASEAN và các đối tác có ảnh hưởng lớn về kinh tế, chính trị bên ngoài khu vực.

Bài viết của tác giả Phoak Kung cũng đã được đăng tải trên trang web của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, trực thuộc Đại học công nghệ Nam Vang, Singapore. Dưới đây là những nội dung đáng chú ý:

Phoak Kung cho rằng, những lời chỉ trích nhằm vào Campuchia đã xuất hiện kể từ khi kết thúc một phiên họp gây nhiều tranh cãi giữa các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tổ chức năm 2012 ở Phnom Penh khi ASEAN thất bại trong việc thừa nhận những thách thức phát sinh mà mỗi nước thành viên của khối này đang phải đối mặt khi Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh ảnh hưởng kinh tế, quân sự của mình đối với khu vực.

Mọi con mắt đều đổ dồn sự tập trung vào Campuchia vào năm 2012 để chứng kiến cách thức Campuchia giải quyết các vấn đề tranh chấp ở khu vực Biển Đông như thế nào giữa đồng minh thân cận của mình là Trung Quốc và một số thành viên của ASEAN có xung đột quyền lợi biển với Bắc Kinh là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Khi ASEAN thất bại trong việc đưa ra một bản thông cáo chung lần đầu tiên trong vòng 45 năm qua, rất nhiều nước, cũng như giới học giả ngay lập tức chỉ tay về phía Campuhchia, đổi lỗi cho các nhà lãnh đạo Campuchia đã đặt lợi ích của mình lên trên sự đoàn kết và tập trung của toàn khối ASEAN” – Phoak Kung viết.

Theo Phoak Kung, sự kiện này đã tác động trực tiếp đến mối quan hệ của Campuchia với một số thành viên ASEAN, đáng chú ý nhất là quan hệ ngoại giao với Philippines. Đại sứ Campuchia tại thủ đô Manila ở Philippines ngay lập tức đã bị chính quyền sở tại triệu tập sau khi quan chức ngoại giao của Philippines đưa ra những bình luận gây tranh cãi liên quan đến Việt Nam và Philippines xuất phát từ việc ASEAN không đưa ra được thông cáo chung về các tuyên bố xung đột giữa Philipines và Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough.

Lý do Campuchia đưa ra những tuyên bố và quyết định đơn lẻ được cho là đã quá lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Trong khoảng 10 năm qua, Trung Quốc đã viện trợ cho Campuchia hàng tỷ USD thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại, cho vay và đầu tư. Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Campuchia.

Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo Campuchia thường xuyên ủng bộ Trung Quốc trong nhiều vấn đề trong đó có chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh cũng như quan điểm và các giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, Hoa Đông theo xu hướng có lợi cho TQ – Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Campuchia – Phoak Kung nói.

Theo biện hộ của Phoak Kung, Campuchia cũng không phải là một ngoại lệ, một số lãnh đạo khác ở ASEAN cũng tiếp cận chia sẻ của Bắc Kinh trong các sáng kiến mới của Trung Quốc ở khu vực.

Tháng 11/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố thiết lập dự án chiến lược Con đường tơ lụa mới có tổng đầu tư khoảng 40 tỷ USD và mời gọi các đối tác tham gia chương trình xây dựng Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á trị giá 50 tỷ USD.

Theo cách nhìn nhận của Phoak Kung, “vẫn còn những hoài nghi về việc liệu Phiên họp các ngoại trưởng ASEAN 2012 liệu có một kết luận khác nào ngoài việc không đưa ra được tuyên bố chung nếu nó được điều hành bởi một quốc gia nào khác trong ASEAN hay không”.

“Tất nhiên, Campuchia đã có thể có các giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn và tìm ra được một giải pháp có thể chấp nhận được cho tất cả các bên. Sự thất bại trong việc không đưa ra được một tuyên bố chung đã làm tổn hại rất lớn hình ảnh quốc gia của đất nước Campuchia”. – Phoak Kung.

Phoak Kung thừa nhận rằng là một đất nước nhỏ, nghèo, Campuchia không muốn đứng về bên nào trong tất cả các tranh chấp quốc tế và khu vực. Campuchia thực sự muốn duy trì trạng thái trung lập. Không chỉ là vấn đề Biển Đông, căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông cũng đã đặt Campuchia vào một tình thế khó khăn, nan giải.

Khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen gặp gỡ người đồng cấp Nhật Bản bên lề Cuộc họp thượng đỉnh kỷ niệm quan hệ ASEAN – Nhật Bản lần thứ 40 tổ chức tháng 12/2013, ông đã nhắc lại quan điểm trung lập của Campuchia. Khi gặp gỡ lãnh đạo TQ, quan chức của Campuchia cũng đã lặp lại thông điệp muốn trung lập rõ ràng này.

Theo chuyên gia Phoak Kung, Phnom Penh trông đợi sẽ tiếp tục hành động tương tự như vậy đến với các tranh chấp trên Biển Đông.Campuchia ủng hộ mạnh mẽ việc chống lại leo thang căng thẳng, xung đột tránh việc làm tổn hại đến môi trường hòa bình cũng như các hoạt động giao thương trong và ngoài khu vực.

Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Campuchia nói rằng đụng độ gần đây giữa Việt Nam, Philippines và Trung Quốc đã tạo ra một mối quan ngại an ninh vô cùng nghiêm trọng ở khu vực.

Phoak Kung nói rằng các hành động đơn phương do các bên tuyên bố chủ quyền tạo ra đã khiến cho các cuộc đàm phán trong tương lai trở nên khó khăn.

“Tồi tệ hơn, các hoạt động gia tăng sức mạnh quân sự hiện nay ở khu vực Biển Đông có thể dẫn đến các tính toán và xử lý nhầm. Điều quan trọng là phải giải quyết các xung đột này bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực”.

Theo Phoak Kung, Trung Quốc khăng khẳng chỉ muốn giải quyết tranh chấp bằng các cuộc đàm phán song phương. Trung Quốc đã thể thái độ tức giận khi Philippines kiện TQ ra toàn án quốc tế.

“Các hành động đơn phương như thế này có thể là tình hình leo thang nhưng nó là biện pháp để các nước nhỏ như Philippines có thể sử dụng luật pháp quốc tế như là một biện pháp để giải quyết tranh chấp”.

Cuối cùng, chuyên gia Campuchia đưa ra khuyến nghị cho biết, Campuchia và các thành viên ASEAN nên làm là xúc tiến các kênh đối thoại. ASEAN đã đúng khi thúc giục các bên tuyên bố chủ quyền phát triển Bộ quuy tắc ứng xử trong tranh chấp Biển Đông – đây được xem là con đường hứa hẹn nhất để đưa ra một giải quyết mang tính đảm bảo hòa bình.

“Tất cả các bên tranh chấp nên tránh các hành động đơn phương có thể làm quá trình đàm phán bị tổn hại”.

“Đổ lỗi cho Campuchia không phải là câu trả lời. Dù ASEAN có thích điều đó hay không thì ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này vẫn đang mạnh dần. Bàn lùi theo kiểu chủ nghĩa dân tộc cực đoan là không thực tế và nguy hiểm. Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc không phải là trò chơi có tổng bằng không. Những gì cần hiện nay là một khối ASEAN đoàn kết, vững mạnh, có thể đại diện một cách hiệu quả tiếng nói của tất cả các thành viên. Chính vì vậy, điều cần thiết là ASEAN nên hình thành tầm nhìn cộng đồng ASEAN chung trong năm 2015”.

Hoà Bình (theo Bình Nguyên, Establishmentpost, Diễn đàn Đông Á)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.