ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
160 tỷ phí bảo trì là nút thắt Keangnam tự buộc?
Wednesday, May 13, 2015 0:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trước việc Keangnam được rao bán công khai, cư dân tại đây đang vô cùng lo lắng về số phận của Quỹ bảo trì, liệu 160 tỷ có “ra đi không lời từ biệt” hay không?

Chưa biết Keangnam Hà Nội sẽ được bán với giá bao nhiêu, ai sẽ là chủ nhân mới của tòa nhà cao nhất Việt Nam này. Nhưng một thực tế có thể khẳng định chắc chắn rằng, cư dân ở đây là những người chịu ảnh hưởng tiêu cực đầu tiên.

Ngày 8/5 vừa qua, Ban quản trị tòa nhà Keangnam đã có thư “cầu cứu” Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các hộ dân đang vô cùng lo lắng cho số phận của Quỹ bảo trì chung cư với giá trị lên tới 160 tỷ đồng. Hiện số tiền này vẫn nằm trong tay của Keangnam Vina – đơn vị quản lý tòa nhà, cư dân đã nhiều lần yêu cầu trả về cho Ban quản trị nhưng không thành công.

  160 tỷ phí bảo trì là nút thắt Keangnam tự buộc? - Ảnh 1

Cư dân Keangnam gửi đơn lên Thủ tướng

Thời gian qua, những lùm xùm xung quanh việc đóng góp, quản lý và bàn giao quỹ bảo trì tại các dự án chung cư, nhà ở cao tầng không phải là hiếm. Với số tiền lên tới 2% trị giá căn hộ (trước thuế), một quỹ bảo trì có thể lên tới vài chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Cũng vì số tiền là rất lớn, nhiều chủ đầu tư đã chây ỳ, kéo dài thời gian bàn giao, hoặc có khi lấy tiền để đầu tư, sử dụng sai mục đích.

Theo quy định của Luật nhà ở, sau khi Ban quản trị chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải có nghĩa vụ bàn giao Quỹ bảo trì cho bộ phận này nhằm tu sửa, bảo trì các hạng mục chung của công trình.

Tuy nhiên, đưa vào khai thác và sử dụng từ 2011, đến nay đã gần 5 năm, Quỹ bảo trì chưa một lần đến tay của Ban quản trị tòa nhà Keangnam. Mặc dù đã rất nhiều lần yêu cầu bàn giao số tiền trên, nhưng Ban quản lý đều không chấp hành. Rõ ràng, Keangnam Vina đang cố tình vi phạm luật, ngang nhiên chiếm đoạt số tiền 160 tỷ để sử dụng vào mục đích riêng.

  160 tỷ phí bảo trì là nút thắt Keangnam tự buộc? - Ảnh 2

Keangnam mất khả năng thanh toán quỹ bảo trì lên tới hơn 160 tỷ đồng?

Một chuyên gia bất động sản nhận định rằng, với việc không chịu bàn giao Quỹ bảo trì lên tới 160 tỷ, đây sẽ là một nút thắt do chính Keangnam tự buộc. Điều này cũng sẽ khiến việc rao bán tòa nhà khó khăn hơn, bởi chẳng ai muốn dây dưa vào một dự án lên tới gần tỷ đô mà lại vướng mắc về pháp lý như vậy.

“Cũng cần phải tính tới trường hợp Keangnam bị bán trong khi quỹ bảo trì vẫn chưa được trao trả. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm, một quỹ mới có được lập hay không?”, vị này đặt vấn đề.

Lập Quỹ bảo trì là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Luật nhà ở, vì lẽ đó, trong mọi trường hợp, quỹ này luôn luôn phải có. Nếu tình huống Quỹ bảo trì của Keangnam Hà Nội bị “quỵt” xảy ra, ai sẽ là người đóng góp vào quỹ mới, chủ nhân mới của tòa nhà hay chính các cư dân lại phải một lần nữa bỏ tiền túi của mình ra?

Một vấn đề khác là khoản chênh lệch về trị giá của Quỹ bảo trì giữa con số mà Keangnam Vina công bố và các hộ dân tính toán. Trong khi Ban quản trị ước tính quỹ này lên tới 160 tỷ đồng thì đơn vị quản lý lại đưa ra con số là 125 tỷ.

Với những vấn đề này, cư dân Keangnam Hà Nội đã kiến nghị Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội cùng các ban ngành buộc chủ đầu tư phải hoàn trả quỹ bảo trì 2% theo đúng quy định. Trong trường hợp tòa nhà bị bán, Chính phủ chỉ chấp nhận cho phép chuyển nhượng sau khi quỹ này được hoàn trả. Đồng thời, yêu cầu Bộ Xây dựng tính toán chính xác về giá trị của Quỹ bảo trì 2% này.

Bà Vũ Phương Thảo, quản lý truyền thông công ty Keangnam Vina, công ty quản lý tài sản và là chủ sở hữu tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark cho biết: “Việc Keangnam bị bán là điều đã được tính toán từ lâu và ở Việt Nam, chẳng có bất kỳ sự thay đổi hay ảnh hưởng nào từ việc buôn bán, làm ăn này”.

Cũng theo bà Thảo, câu chuyện bán hay không bán tòa nhà này thực ra đã được bàn đến từ cách đây 1-2 năm và việc bán tòa nhà đã được dự đoán trước. Mới đây, sau khi có những sự cố không hay liên quan đến chủ tịch tập đoàn Keangnam Enterprises thì câu chuyện này mới được đem ra bàn luận. Điều đó khẳng định, dù không có sự cố đáng tiếc kia xảy ra, thì rất có thể, Keangnam vẫn sẽ bị bán đi như bình thường. Vì thế, thông tin bán tòa nhà này để trả nợ là không chính xác

“Mọi người đang bám vào sự cố bên Hàn Quốc để suy diễn ra câu chuyện ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế đây là hai việc hoàn toàn tách biệt. Và sự thay đổi này không gây bất kỳ sự ảnh hưởng liên đới nào về quyền lợi cho khách hàng. Hơn thế, mọi việc mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thương thuyết trao đổi, có thể sẽ xảy ra trong năm nay, năm sau, hoặc cũng có thể sẽ không xảy ra. Đến nay, chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào về việc tòa nhà này có được bán hay không và sẽ bán cho ai”, bà Thảo khẳng định.

Minh Vũ

Văn Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.