ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tàu Nga hiên ngang vào căn cứ quân sự cũ NATO ở Bắc Cực
Saturday, April 4, 2015 5:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


NATO “nóng ruột” khi các tàu Nga cập cảng căn cứ tàu ngầm bí mật Olavsvern, một căn cứ hải quân Na Uy vô tình trao nhầm cho Nga.

Nga đã đưa các tàu tới Olavsvern, căn cứ hải quân từng thuộc sở hữu Na Uy trước năm 2009 ở Bắc Cực. Trước động thái này của Moscow, NATO lên tiếng cảnh báo các thành viên trong khối về tiềm lực quân sự ngày càng lớn của nước láng giềng của Na Uy.

Căn cứ hải quân Olavsvern được đào sâu trong một ngọn núi ở gần thị trấn phía bắc Tromsoe, trang bị những thiết bị hiện đại nhất.

Vùng bờ biển Bắc Cực của Na Uy đang giữ vai trò chiến lược trọng chiến lược kể từ khi căng thẳng Nga và các nước thành viên NATO đẩy lên cao chưa từng thấy kể từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1991.

Na Uy có quyết định đóng cửa căn cứ quân sự Olavsvern vào năm 2009 vì nghĩ rằng mối đe dọa của Moscow cùng Hạm đội Biển Bắc của họ đóng tại bán đảo Kola, thuộc vùng Tây Bắc của Nga đã giảm sút.

Cựu phó đô đốc Einar Skorgen, người chỉ huy lực lượng phía Bắc của Na Uy ở cho biết: “Chúng tôi đã bán mất căn cứ quân sự chiến lược duy nhất nhất mà chúng tôi có ở đó. Điều đó thực sự là hành động điên rồ.”

Ông Skorgen và các nhà quân sự khác nói rằng, Na Uy đã “tự vứt bỏ” chỗ đứng quan trọng của mình ở phía bắc. Bây giờ, Na Uy phải đi “mua đường” thêm hàng trăm dặm nữa từ các căn cứ quân sự để bảo vệ lãnh thổ. Điều này thực sự tệ hại.

Tàu Nga hiên ngang vào căn cứ quân sự cũ NATO ở Bắc Cực - Ảnh 1

Căn cứ quân sự Olavsvern của Na Uy trước đây.(Ảnh minh họa).

Chỉ huy lực lượng phía Bắc của Na Uy nói thêm: “Chúng tôi là quốc gia duy nhất cùng với Nga có quyền hiện diện thường trực ở Biển Barents vì chúng tôi có chung đường biên giới. Rõ ràng lực lượng hải quân của chúng ta phải được đóng quân ở đó, bao gồm cả tàu ngầm. Nếu các tàu này không thực sự cần thiết, chúng sẽ được loại bỏ hoàn toàn.”

Chính phủ Na Uy giao trên mạng eBay của nước này nhưng khối “tài sản khổng lồ” không đáng giá như mong đợi. Một doanh nhân Na Uy Gunnar Wilhelmsen giành được hợp đồng béo bở này với chỉ giá 40 triệu kroner (5 triệu USD) năm 2013. NATO đã chi 4 triệu kroner để xây dựng nó.

Tuy nhiên, sự lo lắng càng gia tăng khi một đội tàu nghiên cứu của Nga thuê lại Olavsvern, một công ty địa chất Nga chuyên đo đạc động đất ở những vùng nước nông và sâu. Sự việc chẳng có nghĩa gì nếu như khách hàng của công ty địa chất này không phải là tập đoàn dầu khí khổng Gazprom cùng nhiều công ty nhà nước Nga khác.

Ông chủ mới Olavsvern cho biết: “ Không còn gì là bí mật xung quanh căn cứ quân sự này. NATO đã đồng ý rao bán nó trên Internet và mọi ngóc ngách của căn cứ này sẽ được tiết lộ.”

Phó đô đốc Jan Reksten, cựu chỉ huy quân sự Na Uy cho biết: “ Nga là một đất nước mà tiếng nói của tổng thống có sức mạnh với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chúng ta thực sự không thể biết rõ ràng những hoạt động mà các tàu nghiên cứu của Nga đậu ở căn cứ Olavsvern.”

Ông Jan Reksten cho biết việc bán Olavsvern là thương vụ “một mất đôi”. Na Uy đã mất đi một căn cứ chiến lược.

Một điều mỉa mai là quyết định bán căn cứ Olavsvern dưới thời Thủ tướng Jens Stoltenberg và hiện nay là tổng thư ký NATO, người gần đây đưa ra cảnh báo các thành viên NATO chớ chủ quan trước Nga.

Blogger Kjell-Ola Kleiven, người chuyên viết về các vấn đề an ninh ở Na Uy, đã gọi quyết định trên là “Sai lầm lớn nhất trong lịch sử” của quốc gia dầu mỏ thịnh vượng trên thế giới. Với dự trữ 7000 tỷ kroner trong ngân hàng, chúng ta không cần tiền tới mức phải bán căn cứ quân sự chiến lược.

Mặc dù các cuộc biểu tình diễn ra nhưng chính phủ cánh hữu Na Uy chưa có bất kì động thái thay đổi quyết định của người tiền nhiệm.

Audun Halvorsen, cố vấn chính trị cho các bộ trưởng quốc phòng Na Uy cho biết: “ Không có kế hoạch tái thiết lập căn cứ quân sự ở Olavsvern.”

Đỗ Huế (Theo Yahoo News)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.