ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hành trình ‘gã khổng lồ’ Keangnam từ huy hoàng đến sụp đổ
Wednesday, April 29, 2015 0:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Với việc Chủ tịch tự tử và công ty bị xóa tên khỏi sàn giao dịch chứng khoán, “đế chế” Keangnam Enterprises tiếp tục cú tụt dốc không phanh.

Từng nằm trong nhóm những công ty xây dựng lớn nhất Hàn Quốc, ít ai có thể tưởng tượng rằng, Keangnam lại liên tiếp dính phải các bê bối để rồi bắt đầu một quá trình dài tụt dốc và nay đối diện nguy cơ bị tòa án quản lý tài sản.

Được thành lập từ năm 1951, Keangnam Enterprises từng là một trong 20 công ty xây dựng hàng đầu nước này. Đây là công ty xây dựng của Hàn Quốc đầu tiên tiến ra thị trường quốc tế với việc thắng thầu một gói hợp đồng tại Thái Lan năm 1965. Sau đó, công ty tiếp tục mở rộng ra các thị trường như Trung Đông, Sri Lanka, Cameroon và Malaysia trong những năm 1970. Đến năm 1973, Keangnam tiếp tục tạo dấu mốc khi trở thành công ty xây dựng đầu tiên IPO trên Sàn giao dịch chứng khoán Korea Exchange.

 

Hành trình 'gã khổng lồ' Keangnam từ huy hoàng đến sụp đổ - Ảnh 1

Trụ sở của Keangnam Enterprises

Năm 1987, công ty này bị thâu tóm bởi Tập đoàn Daewoo và được tái cơ cấu từ 1999 đến 2002. Hoạt động của công ty càng khởi sắc sau khi được Công ty Dae-a Engineering and Construction của Chủ tịch Sung Woan-jong thâu tóm năm 2004.

Keangnam đã gắn liền với tên tuổi của vị chủ tịch Sung Wan-jong, một nhân vật huyền thoại trong ngành công nghiệp xây dựng thời bấy giờ. Khi còn nhỏ, ông không thể tốt nghiệp tiểu học vì nhà quá nghèo. Khi trưởng thành, ông bỏ ra 2 triệu won để mua một công ty xây dựng ở Seosan, tỉnh Nam Chungcheong và biến nó thành một doanh nghiệp dẫn đầu trong vùng. Ông tiếp tục ghi dấu ấn sau khi mua lại Keangnam và gây dựng thành một công ty có doanh thu hằng năm lên hơn 2.000 tỷ won.

Thời kỳ đỉnh cao của công ty là năm 1994, khi giá cổ phiếu lên tới 225.000 won. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã quét qua Hàn Quốc và khến hầu hết các công ty xây dựng lao đao. Lúc này, Keangnam quyết định tham gia vào cuộc “ngoại giao năng lượng” dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak, nhưng hóa ra đây là quyết định sai lầm. Một số hợp đồng năng lượng ở nước ngoài đi đến thua lỗ, khiến tài khoản công ty ngày càng thâm hụt. Đến năm 2013, Keangnam lỗ 310,9 tỷ won và năm 2014, con số này lên 408,4 tỷ won.

Cũng trong năm 2014, cổ phiếu Keangnam trên thị trường chứng khoán còn khoảng 4.800 won. Một ngày trước khi bị xóa tên khỏi thị trường chứng khoán Korea Exchange, giá cổ phiếu rơi còn 113 won.

 

Hành trình 'gã khổng lồ' Keangnam từ huy hoàng đến sụp đổ - Ảnh 2

Tòa nhà Keangnam cao 72 tầng tại Hà Nội

Các chủ nợ của Keangnam, những ngân hàng nắm giữ lượng cổ phần lớn sau khi đổi nợ thành cổ phiếu cũng gặp vận đen thua lỗ vì giá mã chứng khoán này liên tục đi xuống. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc lỗ 20 tỷ won khi bán 10,9% cổ phần của Keangnam. Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc và Ngân hàng Shinhan ước tính khoản lỗ lên đến 12 tỷ won.

Tòa án Seoul vừa đưa ra phán quyết rằng Công ty Keangnam nên để ngân hàng quản lý tài sản sau khi công ty bị các chủ nợ từ chối yêu cầu hỗ trợ tài chính.

Tiếng xấu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises bắt đầu hoạt động từ năm 2007. Keangnam được biết đến là ông chủ của tòa nhà cao nhất Việt Nam 72 tầng ở Mỹ Đình, Hà Nội. Năm 2008, dự án này cũng từng gây xôn xao dư luận khi cam kết hoàn thành các tòa tháp vào đúng tháng 10/2010, nếu không sẽ chịu mất 100 tỷ đồng.

Sau nhiều tai tiếng liên quan tới tai nạn lao động trong quá trình thi công tòa nhà, dự án này đã phải trải qua cuộc đấu tranh gay gắt giữa cư dân và chủ tòa nhà liên quan tới vấn đề vận hành căn hộ. Giá căn hộ tại đây được rao ở mức cao kỷ lục, tới tận 3.000 USD/m2, tức khoảng 60-80 triệu đồng/m2 tính theo tỷ giá USD bấy giờ. Mỗi căn hộ tại đây được bán với giá 5-6 tỷ đồng, có căn tới 7-8 tỷ đồng.

Đại gia Keangnam Vina đã bị đưa vào tầm ngắm của cơ quan thuế ngay từ cuối năm 2012. Keangnam Vina đã buộc phải thừa nhận vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng.

Tập đoàn này cũng là chủ thầu của gói thầu xây lắp A4 và A5 thuộc dự án Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Nhưng không những bị chậm tiến độ, khi vừa đưa công trình vào khai thác đã xảy ra sự cố lún, nứt mặt đường.

Ngoài ra, Keangnam còn tham gia dự án hệ thống thu gom, xử lý nước thải thành phố Việt Trì (Vĩnh Phúc) được khởi động từ năm 2009, trị giá hơn 41 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Hàn Quốc gần 33 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của tỉnh.

Ngay sau khi thông tin Keangnam bị hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán Hàn Quốc, nhiều người lo ngại rằng, các dự án đang dang dở tại Việt Nam sẽ có nguy cơ bị đổ vỡ.

 

Văn Nguyễn

 

 

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.