ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
26.000 tấn thịt trâu ‘mất tích’ khó hiểu: ‘Quả bóng’ trách nhiệm
Thursday, April 16, 2015 1:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Liên quan tới việc 26.000 tấn thịt trâu nhập khẩu vào Việt Nam rồi bỗng nhiên “biến mất”, trong khi các cơ quan chức năng “phân bua” trách nhiệm thì người dân đang phải tự chịu trách nhiệm về sức khỏe

Chuyện thịt lợn sề, trâu chết được “hô biến” thành thịt bò bán với giá cắt cổ không phải bây giờ mới xảy ra. Tuy nhiên, đó chỉ là những vụ việc lẻ tẻ mà các cơ quan chức năng phát hiện được. Mới đây, nhiều người bất ngờ khi đại diện Tổng cục Hải quan công bố trong năm 2014 có đến 26.000 tấn thịt trâu nhập khẩu vào Việt Nam rồi bỗng nhiên “biến mất”. Nghi vấn được đặt ra, toàn bộ số thịt trâu giá rẻ đã “phù phép” thành thịt bò và tuồn vào bữa ăn của hàng triệu gia đình? Trong khi các cơ quan chức năng “phân bua” trách nhiệm thì người dân đang phải tự chịu trách nhiệm về sức khỏe và túi tiền khi biết mình bị lừa.

Người dân ăn “thịt lừa” giá khủng

Có lẽ, hàng ngàn người dân TP.HCM và Hà Nội sẽ chẳng thể nào quên được “cú lừa thế kỷ” mang tên thịt bò Kobe đã xảy ra 4 năm về trước. Khi đó, người dân ở hai thành phố lớn hồ hởi đi thưởng thức thịt bò chất lượng siêu cao giá 5 triệu đồng/kg. Đây là thực phẩm được nhập từ đất nước mặt trời mọc. Ngày đó, ăn thịt bò Kobe trở thành một trào lưu của giới nhà giàu. Sự việc chỉ vỡ lở khi cục Thú y (bộ NN&PTNT) trong một buổi họp báo đã hé lộ thông tin chưa từng cấp phép cho đơn vị nào kiểm dịch thịt bò từ Nhật Bản về Việt Nam. Đồng thời, cơ quan này cũng khẳng định rằng, các chứng thư nhập khẩu thịt bò Kobe vào Việt Nam có dấu của cơ quan chức năng đều là đồ giả mạo.

Các đại gia sững sờ nhận ra rằng, mình đã bỏ cả đống tiền để ăn món “thịt lừa” giá khủng. Khi cơ quan chức năng ra lệnh cấm, các cửa hàng dừng kinh doanh, câu trả lời vẫn bỏ ngỏ thì người dân mới thấm thía cái chân lý tự mình phải bảo vệ mình. Sau này, trên tờ Forbes, một phóng viên cũng khẳng định rằng không chỉ người Việt mà ngay cả “dân sành” như nước Mỹ cũng dính phải cú lừa ngoạn mục thịt bò Kobe nhái. Câu hỏi đặt ra, các cơ quan chức năng ở đâu khi loại thịt bò nhái này được bán công khai?

Đầu năm 2014, việc cơ quan chức năng bóc mẽ một doanh nghiệp “phù phép” 47 tấn thịt trâu nhập khẩu thành thịt bò tại Hà Nội cũng khiến dư luận phẫn nộ. Để trục lợi về giá, doanh nghiệp này đã tự ý in nhãn phụ tiếng Việt biến thịt trâu thành thịt bò rồi dán vào sản phẩm, thậm chí còn chỉnh sửa cả giấy chứng nhận kiểm dịch từ thịt trâu sang… thịt bò. Số lượng 47 tấn là con số bị bắt tại trận của doanh nghiệp này. Ai có thể cân, đo, đong đếm được từ trước đó doanh nghiệp này đã đưa ra thị trường bao nhiêu tấn “trâu đội lốt bò” và bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân của trò lừa đảo này. Bị lừa tiền là một chuyện nhưng chế độ bảo quản của thịt trâu và bò hoàn toàn khác nhau. Ai biết được rằng nhiều người sẽ ảnh hưởng về sức khỏe như thế nào khi thực phẩm bảo quản không đúng quy định.

Nhưng câu chuyện bò Kobe nhái hay 47 tấn thịt bò giả ở Hà Nội chỉ là một “con sâu” so với 26.000 tấn thịt trâu Ấn Độ biến mất một cách bí hiểm sau khi đi qua cửa khẩu vào Việt Nam. Mới đây, ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tại buổi tọa đàm trực tuyến về chống hàng giả cho biết, một số lượng khủng thịt trâu từ Ấn Độ đã nhập vào Việt Nam qua tờ khai hải quan. Tuy nhiên, trên thị trường từ đại lý đến siêu thị không thấy bóng dáng của số thịt trâu này. Dư luận bức xúc, 26.000 tấn thịt không phải là cây kim hay sợi chỉ có thể “tàng hình” một cách khó hiểu đến vậy.

  26.000 tấn thịt trâu 'mất tích' khó hiểu: 'Quả bóng' trách nhiệm - Ảnh 1

Không ai biết được 26.000 tấn thịt trâu nhập khẩu từ Ấn Độ đã được tiêu thụ như thế nào (ảnh minh họa).

Theo nhiều chuyên gia từng làm việc trong ngành hải quan, việc phân biệt giữa thịt trâu và thịt bò rất quan trọng, bởi hai loại thực phẩm này khác nhau về giấy phép kinh doanh, thành phần chất lượng. Qua khảo sát một số chợ đầu mối tại Hà Nội, có thể nhận thấy rằng thịt bắp trâu có giá từ 120-130.000 đồng/kg, trong khi đó thịt bò có giá dao động 200-230.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá trâu nhập khẩu ở Ấn Độ về Việt Nam chỉ khoảng 40.000 đồng/kg (1.940 USD/tấn, tương đương với 40.000 đồng/kg). Câu hỏi được đặt ra, với 26.000 tấn thịt trâu biến thành thịt bò thì các đối tượng kinh doanh đã kiếm được bao nhiêu ngàn tỉ đồng từ phi vụ gian dối này?

Video tham khảo:

10.000 tấn thịt trâu đông lạnh nhập khẩu được bán bằng giá thịt bò

Ai chịu trách nhiệm?

Tạm chưa bàn về đường đi cũng như nghi vấn 26.000 tấn thịt trâu Ấn Độ bị biến thành thịt bò, nhiều người đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan chức năng khi để xảy ra việc số lượng thực phẩm kia biến mất. Trao đổi về vấn đề này, tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đặt câu hỏi, tại sao năm 2014 phát hiện và xử lý 17.000 vụ vi phạm về hàng giả mà chỉ có 11 vụ chuyển cho Cơ quan điều tra xử lý hình sự. Vì sao ở Việt Nam có tới 26.000 tấn thịt trâu nhập khẩu từ Ấn Độ, nhưng thị trường không hề bán thịt trâu nhập khẩu? Thịt trâu đã “đội lốt” thịt bò để bán cho người dân theo kiểu thịt trâu, giá bò. Vậy lực lượng quản lý thị trường đã làm gì?

Trước câu hỏi của ông Cẩn, Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 14 (chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) trả lời: “Việc nhập thịt trâu và kinh doanh thịt trâu không sai. Vấn đề là tiêu thụ. Chúng tôi đã cảnh báo cho người tiêu dùng biết hiện có 26.000 tấn thịt trâu nhập về hàng năm và bị bán dưới dạng thịt bò. Nhưng chúng tôi khảo sát xuống chợ, chẳng thấy ai phản ánh gì việc bị lừa mua thịt trâu”. Rõ ràng, từ trước đến nay, không chỉ vụ thịt bò Kobe nhái, hay 26.000 tấn thịt trâu mất tích mà trong rất nhiều vụ việc khác, các cơ quan hữu quan đều lên tiếng khẳng định mình vô can. Khi chẳng ai chịu trách nhiệm, sự việc cứ thế chìm xuồng theo kiểu “hòa cả làng”. Và cuối cùng, người dân lãnh đủ mà không biết kêu ai.

Trao đổi với PV về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Phó trưởng ban Thường trực ban Chỉ đạo thành phố về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Hà Nội cho biết: “Ở nước ngoài, việc quản lý thực phẩm nhập khẩu chỉ giao cho duy nhất một cơ quan là bộ Y tế. Tuy nhiên ở Việt Nam, thực phẩm được giao cho ba bộ: Bộ NN&PTNT, bộ Công Thương, bộ Y tế cùng “xắn tay” dẫn đến tình trạng nhiều khi cách quản lý giẫm chân nhau, đến khi xảy ra việc lại “cha chung không ai khóc”. Thực phẩm nhập khẩu qua quá nhiều cơ quan, nhiều khâu dẫn đến việc đơn vị này chụp dấu rồi “mặc kệ” để cơ quan tiếp theo giám sát. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc 26.000 tấn thịt trâu mất tích mà không cơ quan nào biết”.

  26.000 tấn thịt trâu 'mất tích' khó hiểu: 'Quả bóng' trách nhiệm - Ảnh 2

Chuyên gia kinh kế Vũ Vinh Phú.

Theo ông Phú, không phải thời điểm này mà từ trước đến nay, các cơ quan đều tỏ ra vô can trong các vụ việc liên quan trực tiếp đến mình. Điều này dẫn đến trách nhiệm luôn trong tình trạng chạy theo kiểu “vòng tròn”.

“Theo tôi, để điều tra ra 26.000 tấn thịt trâu kia đã “mất tích” thế nào hoàn toàn đơn giản. Bởi chỉ cần “gõ” đơn vị nhập khẩu là có thể tìm ra đường đi của nó. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng trong việc quản lý thực phẩm ở Việt Nam có một điểm lạ là không muốn tìm đến tận cùng của sự việc. Bởi họ lo rằng càng đi sâu tìm hiểu thì lộ ra điểm liên lụy đến mình và xảy ra việc các cơ quan tự “bóc mẽ” lẫn nhau. Trong vụ việc cụ thể lần này, theo tôi, đầu tiên Tổng cục Hải quan phải chịu trách nhiệm. Họ đóng dấu thông quan cho số thịt trâu trên nhưng không biết số thịt đó đã đi đâu, về đâu. Tiếp theo trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý thị trường. Trách nhiệm của họ là chủ động tìm ra hàng giả, hàng nhái chứ không phải đến khi có đơn khiếu nại, phản ánh của người dân mới vào cuộc”, ông Phú nhấn mạnh.

Ý thức tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng chưa cao Cũng trao đổi với PV dưới góc độ bảo vệ người tiêu dùng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng: “Trên thị trường hiện tại có bao nhiêu hàng nhái, hàng giả thì người tiêu dùng thiệt hại bấy nhiêu. Mặc dù việc phòng chống hàng giả còn nhiều vấn đề, tuy nhiên ý thức tự bảo vệ quyền lợi, phản ánh hàng nhái của người tiêu dùng chưa cao. Khi mua phải hàng giả, nhái, thay vì phản ánh lên Hội, phương tiện thông tin đại chúng thì người tiêu dùng lại chọn cách im lặng. Điều này gây khó khăn cho chúng tôi vào cuộc”.

Văn Chương

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.