Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
NHỮNG NGƯỜI KIẾN TẠO NƯỚC MỸ – John D. Rockefeller. P2-5
Thursday, March 5, 2015 22:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Ở cái tuổi 24, Rockefeller đầu tư toàn bộ những gì mình có, khoảng 4 ngàn đô-la, vào việc xây nhà máy lọc dầu đầu tiên. 27 tuổi, Rockefeller đang bước đầu xây dựng công việc lọc dầu của mình, nhưng công ty của anh ta đang trên bờ vực phá sản. 
Vanderbilt nhận thấy anh ta là người mà ông ta có thể sử dụng trong kế hoạch của mình. Một thỏa thuận độc quyền vận chuyển dầu của Rockefeller sẽ đảm bảo các chuyến tàu của Đô đốc đầy hàng hóa. Vanderbilt mời Rockefeller tới gặp mình ở New York. Đối với chàng trai trẻ, cuộc gặp này là cơ hội của cuộc đời. Là lối thoát khỏi rắc rối và là lối thoát để cứu công ty khỏi đổ vỡ.
Rockefeller, tôn trọng Vanderbilt. Ông ta biết những gì ông ta có thể đạt được. Vanderbilt đã thiết lập lên một mô hình, một nguyên mẫu mà Rockefeller muốn đạt được. Ông ta muốn trở thành một Vanderbilt trong ngành dầu mỏ. Đó là cái cách ông ta tự soi mình.
Khi Rockefeller chuẩn bị cho chuyến đi tới New York, cũng là lúc kế hoạch của Vanderbilt bắt đầu thực hiện.
- Còn phải mất bao lâu?
- 5 tới 10 phút.
Chuyến tàu rời Cleveland lúc 6 giờ 25 sáng. Nước Mỹ đang chuyển mình. Đất nước đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chưa từng có. Đường sắt kết nối các bang, và thương mại tuôn chảy với tốc độ chưa từng có. Người đứng đầu cuộc thay đổi bùng nổ này là Cornelius Vanderbilt, nhưng ở tuổi 76, ông ta nhận ra rằng đường sắt đã phát triển đến mức bão hòa.
Để dẫn đầu trong cuộc đua, Đô đốc cần một ngành công nghiệp bùng nổ mới, và người thanh niên dầu mỏ đang gặp khó khăn, John D. Rockefeller. Vanderbilt mời anh ta tới gặp mình tại New York. Mọi doanh nhân đều phải hiểu rõ về con người. Người nào cần phải thông qua, người nào cần phải nắm lấy, người nào cần phải nhảy qua, người nào còn phải đẩy khỏi đường đi. 
Đó là một trò chơi. Cornelius Vanderbilt có thể là người giàu nhất quyền lực nhất đất nước, đạt được bất kỳ điều gì mình muốn, nhưng ông ta không biết mình sắp phải đối mặt với điều gì. 
[I]- Anh có chơi bài không, anh Rockefeller?
- Không.
- Tiếc thật. Anh có thể học được rất nhiều trong các cuộc đọ sức.
- Tôi biết mọi thứ mà tôi cần biết.
- Vậy, tôi đang tìm kiếm một thỏa thuận với một nhà máy lọc dầu. Và có thể là với anh.
- Tôi sẵn sàng ký một hợp đồng độc quyền. 1,65 đô-la một thùng.
- Vậy là chiết khấu hơn một phần ba. Có một vài nhà máy lọc dầu ở Cleveland. Sao tôi phải chấp nhận thỏa thuận đó của anh.
- Bởi vì tôi sẽ lấp đầy các chuyền tàu của ông bằng dầu mỏ. Và nếu ông không chấp nhận thỏa thuận đó, Tôi sẽ tìm những chuyến tàu khác.
Rockefeller có thể có được cái giá ông ta mong muốn, nhưng ở phía ngược lại, ông ta chấp nhận cung cấp cho Vanderbilt hơn 60 toa xe lửa dầu mỗi ngày. Có duy nhất một vấn đề là, Rockefeller không có cách nào cung cấp nhiều dầu hỏa như vậy. Năng suất của anh ta chỉ đạt một nửa số đó.
Rockefeller đã thỏa thuận khống, nhưng ông ta biết thỏa thuận với Vanderbilt sẽ là cơ hội mà ông ta đang tìm kiếm. Anh ta chỉ cần tìm cách để sản xuất nhiều dầu hỏa hơn nữa. Đó là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng John D. Rockefeller luôn chiến thắng mọi thứ thách trong suốt cuộc đời mình. 
Rockefeller lớn lên trong một gia đình nghèo ở Cleveland. Khi đã là một thanh niên, anh khao khát thứ gì đó nhiều hơn nữa, lớn hơn nữa, dù biết không có được. Là một người trẻ, anh cho thấy năng khiếu kinh doanh mạnh mẽ, bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ của mình bằng việc bán kẹo cho trẻ con trong khu nhà mình ở.
Ngay từ nhỏ, Rockefeller đã phải đi làm phụ giúp gia đình, cũng bởi chẳng trông chờ gì vào ông bố. Bố của cậu luôn bỏ đi đâu đó nhiều tháng khi gia đình hết tiền và trở về khi ngân quỹ gia đình còn dư vài xu. Mọi sự trong nhà dồn cả vào Rockefeller. 
Rockefeller nhận ra dầu mỏ có tiềm năng thay đổi thế giới. Và sẽ biến ông thành người giàu có. Nhưng Rockefeller biết việc đào dầu mỏ là một việc đánh bạc không cần thiết. Và từ khi ông ấy không còn tin vào may mắn, ông ấy bắt đầu tìm cách kiếm tiền từ dầu mà không phải mạo hiểm. Ông ấy suy nghĩ một cách có hiệu quả. 
Trong lần đầu tiên bạn đào giếng và nó khô ran. Và sau đó bạn lại đào giếng, và chạm phải giếng dầu phun, vậy là bạn mất một nửa số dầu. Điều đó xúc phạm đến tính hiệu quả của ông ấy.Rockefeller tin rằng có cách khác tốt hơn. Bạn cần biết ai đó có chuyên môn. Bạn cần những nhà khoa học. Lọc dầu biến dầu thô ở dưới lòng đất thành dầu hỏa, thứ chất đốt có thể dùng để thắp sáng.
- Dầu đun nóng ở nhiệt độ 350 độ, dầu hỏa bắt đầu bốc hơi. Sau khi được làm lạnh, anh sẽ có thứ sản phẩm tinh khiết và ổn định.
- Sản xuất một ga-lông tốn bao nhiêu?
- 50 tới 60 xu.
Nhận thức của Rockefeller đã đặt ông tiến lên một bước so với các đối thủ khác. Ông tin rằng trong khi các con bạc đi đào dầu mỏ, người kinh doanh sẽ lọc nó. 
- Bất kỳ ai kiểm soát việc lọc dầu có thể nắm được toàn bộ ngành công nghiệp.
Thỏa thuận với Vanderbilt cho phép ông vận chuyển với giá rẻ và cơ hội đưa hàng hóa tới mọi miền nước Mỹ. Nhưng ông đã hứa khống, chấp nhận cung cấp 60 thùng dầu một ngày, trong khi khả năng chỉ đáp ứng được một nửa. Và khi bạn đã thỏa thuận với người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ, thất bại không có trong lựa chọn.
- Bạn phải thông minh, bạn phải có tầm nhìn, bạn phải có tất cả những thứ khác, nhưng hầu hết những người thành đạt là những người có ý tưởng đúng những người không bao giờ chạy trốn hay từ bỏ. Người thật sự thành đạt trong cuộc sống là người không bao giờ chạy trốn.
Rockefeller cần phải nhanh chóng mở rộng công ty của mình, và để làm được điều đó, ông ta cần nhà đầu tư. Vấn đề là, dầu hỏa đang mang phải tiếng xấu. Những câu chuyện về nhiên liệu phát nổ và đốt cháy nhà luôn có mặt trên trang nhất các tờ báo khắp đất nước, khiến cho những nhà đầu tư tiềm năng hoài nghi.
Do nhu cầu tăng cao, nhiều nhà máy lọc dầu bán ra thị trường loại dầu hỏa nguy hiểm rất dễ bay hơi. Rockefeller nhìn nhận vấn đề đó như là một cơ hội. Ông nhận ra rằng cần phải làm nỗi sợ của người dân lắng xuống và cung cấp cho họ một sản phẩm mà họ có thể tin tưởng. Cái tên Standard Oil ra đời
Rockefeller’s Standard Oil xoa dịu nỗi sợ và ngay lập tức trở thành sản phẩm được săn đón trên toàn quốc, mang lại hết nhà đầu tư này tới nhà đầu tư khác. Nước Mỹ mở rộng với tốc độ chóng mặt. Đường sắt của Cornelius Vanderbilt kết nối mọi miền đất nước và thương mại bây giờ diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. 
Nhưng nỗi ám ảnh mới của nước Mỹ là ánh sáng – ánh sáng an toàn và sạch. Thứ đó được cung cấp bởi John D. Rockefeller.
Dầu lửa đang thay đổi thế giới. Và những nhà lọc dầu Ohio đang dẫn đầu sứ mạng đó. Những người khổng lồ ngày đó đã cách mạng việc kinh doanh ở nước Mỹ. Nước Mỹ nhanh chóng thống trị nền kinh tế thế giới bởi vì nước Mỹ có thể làm ra hàng hóa, có thể tạo ra hàng hóa, có thể xây dựng hàng hóa, và nước Mỹ có quyền lực của hàng hóa.
John Rockefeller’s Standard Oil bây giờ đã trở thành nhà sản xuất dầu hỏa lớn nhất quốc gia. Và thỏa thuận độc quyền của ông ta với Vanderbilt cho phép ông ta vận chuyển hàng hóa của ông ta từ nhà máy tới mọi miền đất nước với mức giá rẻ bất ngờ. Nhưng đối với Rockefeller đó vẫn là chưa đủ. Ông ta sản xuất nhiều hơn cả thỏa thuận với Vanderbilt. Từ lúc không thể lấp đầy các chuyến tàu của Vanderbilt, bây giờ ông ta có nhiều dầu hơn khả năng vận chuyển của Đô đốc, và đối thủ lớn nhất của Vanderbilt biết điều đó. 
Tom Scott là chủ tịch có một trong những hãng xe lửa lớn nhất quốc gia. Ông ta muốn vị trí của Vanderbilt, ngôi vương của ngành đường sắt, và ông ta biết thỏa thuận với Rockefeller chính là chìa khóa của vấn đề. 
Scott tới Cleveland với người học trò của mình, một người trẻ dám nghĩ dám làm tên là Andrew Carnegie. Là một trợ tá đáng tin cậy nhất của Scott, Carnegie đã giúp ông trong phi vụ này. 
- Cái tôi muốn đề xuất là một liên minh với Ông, giữa dầu lửa và đường sắt.
- Tôi thích gọi nó với cái tên–
- Hãy cho tôi một con số.
- Standard Oil sẽ được hạ giá 40% mỗi thùng dầu được vận chuyển. Chúng tôi sẽ chuyển các giấy tờ tới vào sáng mai.
- Không. Hợp đồng miệng là được rồi. 
Rockefeller nhận được một thỏa thuận tốt hơn từ Scott so với thỏa thuận từng đạt được với Vanderbilt. Với thất bại của Vanderbilt. Rockefeller đã rất khéo léo đẩy 2 công ty đường sắt chống lại nhau. 
Dầu lửa là thứ mà các công ty đường sắt không thể để mất, vậy nên họ chiến đầu kịch liệt để giành quyền vận chuyển. Với ngành đường sắt ở trong túi mình Rockefeller có thể cung cấp cho mọi nhà trên toàn quốc dầu hỏa của Standard Oil, và với lợi nhuận thu được Rockefeller bắt đầu mua lại các đối thủ.
Mục đích của ông ấy rất đơn giản: ông ấy muốn sở hữu tất cả các nhà máy lọc dầu trên toàn quốc. Đó là một khái niệm mà từ trước tới giờ vẫn là không tưởng. Ngày này, chúng ta biết tới nó với cái tên “độc quyền”. Nhưng Rockefeller không chỉ muốn mở rộng công ty, ông ta còn tìm kiếm mức lợi nhuận lớn nhất bằng những phương pháp cần thiết.
- Chúng ta đã có thêm nhà máy lọc dầu. Thêm một cái nữa gia nhập.
- Anh có cần tôi để mắt tới nó không?
- Không. Tôi muốn anh đóng cửa nó.
Rockefeller quyết tâm tìm ra cách khác để vận chuyển dầu. Ông biết là nếu không tìm ra, liên minh đường sắt sẽ thắng. Giải pháp của Rockefeller một lần nữa tới từ nơi không ai nghĩ tới.
- Vậy chúng ta có thể tăng sản lượng dầu hỏa, nhưng sau đó chúng ta sẽ phải nhận chất thải dễ bay hơi nhiều hơn. Chúng ta có thể đốt một phần chúng dùng thay nhiên liệu của nhà máy, nhưng đặc tính dễ cháy của chúng khiến chúng ta gặp vấn đề lưu giữ. Khi chế biến sản phẩm ở nhiệt độ cao hơn chúng ta có thể tạo ra dầu bôi trơn.
Chúng ta cần nâng cấp nhà máy. Dầu hỏa trong nhà máy lọc dầu được vận chuyển bằng các đường ống lớn, và Rockefeller nhận ra rằng nếu những đường ống đó có thể vận chuyển dầu với khoảng cách ngắn, chúng cũng có thể vận chuyển ở khoảng cách xa hơn. Nếu Rockefeller có thể xây dựng hệ thống đường ống đủ lớn, ông có thể cắt bỏ hệ thống đường sắt ra khỏi công việc buôn bán của mình, dễ dàng. Hệ thống đường ống yêu cầu đầu tư rất lớn, và rất mạo hiểm. Nhưng nếu thành công, Rockefeller sẽ có khả năng làm được điều mà ông thích nhất, là chiến thắng.
Các công nhân của Rockefeller làm việc nhiều giờ– nổ mìn qua những vùng nông thôn, và đặt hơn 1,5 dặm đường ống mỗi ngày. Cuối cùng hệ thống đường ống cũng hoàn thành, nó dài hơn 4000 dặm, chạy thẳng từ Ohio tới Pennsylvania, và kết nối hàng ngàn giếng dầu hấp dẫn nhất thế giới tới thẳng nhà máy của Rockefeller. John Rockefeller cuối cùng đã tìm ra cách loại đường sắt ra khỏi công việc kinh doanh dầu lửa, và trong quá trình đó, ông đã cách mạng cách vận chuyển dầu mỏ mãi mãi.
Sau 25 năm, ngành đường sắt là ngành công nghiệp lớn nhất quốc gia, xương sống của nền kinh tế Hoa Kỳ. Không ai có dũng khí hạ bệ nó, cho tới lúc này. Rockefeller biết nếu không có dầu của mình, đường sắt sẽ gặp vấn đề với sự sống còn. Đây là đòn đánh cực mạnh vào nền công nghiệp và đối với tất cả đó là đòn bẩy, Rockefeller đã đẩy Vanderbilt và ngành đường sắt về đúng chỗ mà ông muốn.
Liên Bang Hoa Kỳ đang thay đổi theo cách chưa từng có. Chỉ trong một thập kỷ, đất nước đã trở thành một trong những nước phát triển nhất trái đất thế giới, và bóng tối không còn có nghĩa là kết thúc một ngày nữa. 2 người đã dẫn đầu công cuộc tái thiết đất nước. John D. Rockefeller và Cornelius Vanderbilt đang bước vào một cuộc quyết chiến.
Vanderbilt và đối thủ đang chịu áp lực tìm kiếm hành khách và hàng hóa lấp đầy các toa tàu, chạy trên các tuyến đường sắt của họ. Dầu lửa của John D. Rockefeller’ chiếm tới 40% số lượng hàng hóa đường sắt vận chuyển. Nhưng khi Vanderbilt bắt tay với đối thủ lớn nhất để tăng giá cước, Rockefeller đã coi đó là dấu hiệu của chiến tranh. Ông ta xây dựng các tuyền đường ống để đáp trả, và bắt đầu tự vận chuyển.
Và khi đường sắt phát triển tới mức bão hòa, mất hàng hóa có nghĩa là mất tiền. Cố phiếu giảm mạnh, tỷ lệ nghịch với nỗi sợ của các nhà đầu tư. Trong lúc bầu không khí hoảng loạn bao trùm, 360 công ty đường sắt, bằng khoảng 1/3 số công ty trên cả nước bị phá sản. Bất kỳ cuộc khủng hoảng kiểu bong bóng, dù là cuộc khủng hoảng 2008, hay 1873 đều có cùng một gốc rễ. Đó là sự không lường trước được. 
Vậy nên điều kiện cần thiết đối với 1 cuộc khủng hoảng là không ai mong đợi. Vụ sụp đổ kinh hoàng đầu tiên của nước Mỹ trong lịch sử non trẻ của mình. Không chắc có cách nào ngăn chặn hoàn toàn cuộc sụp đổ, thị trường chứng khoán bị tê liệt và đóng cửa trong mười ngày liền.
Cuộc hoảng loạn năm 1873 lần đầu tiên gây nên sự trì trệ trên toàn quốc gia và không ai biết được phải làm gì với nó. Lần đầu tiên, một lượng công nhân lớn–rất lớn– mất việc. Công nhân bị sa thải, nhưng các ông chủ, họ vẫn sống theo phong cách mà họ quen thuộc.
Nhưng không ai đổ bất kỳ giọt nước mắt nào cho John D. Rockefeller. Mọi người giữ những giọt nước mắt đó khóc cho chính mình khi họ phát hiện ra chính họ đang mất việc, bị đuổi khỏi nhà, không lương thực, không hy vọng. Trong khi những công ty lớn nhất quốc gia đang ngắc ngoải, Rockefeller nhận thấy cơ hội, niềm tin của ông vào chọn lọc tự nhiên. 
Trong khi những đối thủ gục ngã, Rockefeller thu nạp họ, mua lại các công ty dầu mỏ phá sản mà chẳng với lý do gì.
- Tôi nhận thấy tôi làm tốt hơn khi thị trường trở nên xấu đi. Tôi mua nhiều thứ khi thị trường xấu. Và bạn không thể làm điều đó khi kinh tế đang tốt đẹp. Bạn không thể mua nó. Hoặc là bạn sẽ mua nó rất đắt hoặc là bạn không thể mua toàn bộ nó.Vậy nên có rất nhiều cơ hội, tôi nhận thấy khi thị trường xấu.
Cơn trì trệ cũng qua đi, Rockefeller đã tạo lên một đế chế các công ty lớn nhất Hoa Kỳ. Ông ta chơi trò chơi thị trường, và ông ta đơn giản là chơi giỏi hơn bất kỳ ai khác. Ông ta coi thị trường như là nơi chọn lọc tự nhiên, và ông ta mạnh hơn bất kỳ ai khác, nên ông ta sống sót. Không chỉ như vậy, ông ta còn xứng đáng sống sót, còn đối thủ thì không.
Trong khi Rockefeller mở rộng công ty của mình, đối thủ của ông ta trong ngành đường sắt đang ngắc ngoải để tồn tại. Đúng lúc cuộc khủng hoảng ngành đường sắt Mỹ lên đến đỉnh điểm, vua của ngành đường sắt Hoa Kỳ, Cornelius Vanderbilt, mất ở tuổi 82. Vanderbilt để lại đế chế của mình, đáng giá 100 triệu đô-la, cho con trai, William. Rockefeller biết rằng nếu không có Vanderbilt, người con trai không thể nào xây dựng được đế chế của mình. 
Tom Scott, và học trò của mình Andrew Carnegie, đang xoay xở để sống sót. Và kể từ khi các đường ống của Rockefeller không được mở rộng tới Pittsburgh, ông ta bắt buộc phải tiếp tục sử dụng tàu hỏa của Tom Scott, và Andrew Carnegie. Nhưng Scott biết rằng nếu ông và Carnegie không kinh doanh đa dạng, họ sẽ không thể sống sót. 
Scott nghĩ ra một kế hoạch táo bạo để mở rộng đế chế của mình. Một kế hoạch mà chắc chắn thu được chú ý của Rockefeller. Ông ta thâm nhập vào kinh doanh dầu mỏ bằng cách xây dựng các tuyến đường ống của riêng mình. Nhưng điều mà John Rockefeller ghét hơn bất kỳ thứ gì khác, đó là cạnh tranh. 
Tom Scott đang khai chiến. Nước Mỹ lớn mạnh sau Nội chiến là nhờ đường sắt kết nối đất nước, và dầu lửa để thắp sáng. Không ai đầu tư cho sự tăng trưởng nhiều hơn John D. Rockefeller, người mà bây giờ đã kiểm soát 90% thị trường dầu mỏ Hoa Kỳ. Với cái chết của Cornelius Vanderbilt, chỉ còn người duy nhất cản trở con đường Rockefeller kiểm soát toàn bộ ngành dầu mỏ. 
Đó là Tom Scott.
Có một sự ngưỡng mộ lẫn nhau giữa các nhà đầu tư, nhưng sự ngưỡng mộ đó đi kèm với sự ngờ vực sâu sắc. Các nhà đầu tư lớn ngày nay nhìn nhau rất thận trọng. Rockefeller coi Tom Scott, của công ty đường sắt Penn Railroad, như là một đối thủ. Các chuyến tàu của Tom Scott vận chuyển dầu từ nhà máy của Rockefeller ở Pittsburgh, nơi mà các đường ống của Standard Oil không vươn tới được. 
Với tất cả những lợi thế, Scott tin rằng ông có đủ đạn dược để tấn công Rockefeller. Nhưng Rockefeller không phải là kẻ chạy trốn khỏi cuộc chiến.
-Tôi không muốn bất kỳ một giọt dầu nào của chúng ta được chuyển tới Pennsylvania.
- Nhưng còn nhà máy của chúng ta ở Pittsburgh?
- Đóng cửa nó. 
Đóng cửa nhà máy sẽ tốn của Standard Oil cả một gia tài về doanh thu, nhưng với Rockefeller, tiêu diệt đối thủ còn quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác. Không có dầu của Rockefeller, Scott mất gần một nửa doanh thu, khiến ông phải sa thải 10 ngàn lao động, và quyết liệt cắt giảm tiền lương. 
Những người công nhân đó xuống đường phản đối. Và khi bóng tối bao trùm Pittsburgh, bạo lực lên ngôi. Lửa bốc cháy ở sân ga của Tom Scott. Trước khi trời sáng, hơn 39 tòa nhà và 1200 toa tàu bị phá hủy. Công ty của Tom Scott nằm trong đống đổ nát. Đó là cách chủ nghĩa tư bản làm việc. Đường sắt từng là nhà cung cấp vận tải lớn nhất cho công nghiệp dầu mỏ. NHưng cuối cùng họ tự đánh mất tất cả.
John D. Rockefeller đã thay thế Cornelius Vanderbilt trở thành người giàu nhất nước Mỹ. Tài sản ròng của ông là hơn 150 triệu đô-la tương đương 225 tỉ ngày này. Thật sự là đáng kinh ngạc rằng một cá nhân có thể cung cấp tới 98% lượng dầu hỏa và cuối cùng là tất cả các sản phẩm từ dầu trên toàn thế giới.
Nhưng tất cả các người khổng lồ đều có mục tiêu. Và giờ Rockefeller chuẩn bị đối mặt với thử thách lớn nhất của ông. Tom Scott người thày của Andrew Carnegie được chôn vào một ngày mưa ở ngoại ô Philadelphia. Ông chết trong thất bại. Bị thua cuộc và làm nhục dưới tay của John D. Rockefeller. 
Đó là sự mất mát rất lớn đối với Carnegie… Không có Tom Scott thì Carnegie cũng không có được như ngày hôm nay
Phần 1-5: Cornelius Vanderbilt – “Vua đường sắt”
Phần 2-5: John D Rockefeller – “Vua dầu lửa”
Phần 3-5: Andrew Carnegie – “Vua sắt thép”
Phần 4-5: J.P. Morgan – “Vua ngân hàng”
Phần 5-5: Và cuối cùng là Henry Ford 
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.