Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Phải chăng tham vọng phát triển kinh tế của con người đang giết chết hành tinh này? Các nhà khoa học khí hậu đã nhìn thấy các dữ liệu – và họ đang hình thành các kết luận cháy bỏng.
Đất hoang: quy mô thuỷ lợi khổng lồ đang vắt kiệt dinh dưỡng của đất, gây ra các vết sẹo trên nền đất hoang và có thể làm xáo trộn khí hậu mà không thể sửa chữa được nữa. Ảnh: Edward Burtynsky, courtesy Nicholas Metivier Gallery, Toronto/ Flowers, London, Pivot Irrigation #11 High Plai
Tháng 12 năm 2012, một nhà nghiên cứu các hệ thống phức hợp có mái tóc màu hồng tên là Brad Werner đã đến dự một buổi họp mùa thu của Đoàn Địa Lý Mỹ, gồm 24000 nhà khoa học trái đất và vũ trụ, tổ chức ở San Francisco. Trong đó có các tên tuổi lớn, từ Ed Stone của dự án Voyager NASA, giải thích một hướng đi mới trong không gian vũ trụ học, đến đạo diễn James Cameron, thảo luận các cuộc thám hiểm biển sâu của ông.
Nhưng phần của Werner mới là phần gây tiếng vang. Nó được đặt tên là “Trái đất bị hiếp?” (tiêu đề đầy đủ: “Trái đất bị hiếp? Sự bất tài vô dụng của ngành quản lý môi trường và hướng đi cho sự phát triển bền vững thông qua hành động khởi nghĩa trực tiếp”).
Đứng trước khán phòng, nhà địa lý học từ đại học California, San Diego bước xuống đám đông đến một hệ thống máy tính phức tạp mà ông dùng để trả lời các câu hỏi. Ông nói về các hạn chế của hệ thống hiện nay, các sự nhiễu loạn, phân tán, chèo kéo, chia rẽ và hàng loạt các thứ khác quá rõ ràng cho những người đã từng nghiên cứu về lý thuyết các hệ thống phức hợp. Nhưng mấu chốt đã quá rõ ràng: tư bản toàn cầu đã hút cạn máu của tài nguyên thiên nhiên cực nhanh, và mối quan hệ thuận lợi và tự do giữa con người và trái đất đang trở nên vô cùng trắc trở như là một kết quả. Khi được hỏi bởi một nhà báo về câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi “Có phải chúng ta đã bị hiếp”, Werner không nhắc lại mà chỉ nói: “dù ít hay nhiều thì ai cũng bị rồi”.
Tuy nhiên có một hệ thống linh hoạt mà có thể là niềm hi vọng. Werner gọi nó là “sự chống trả” – những hành động của “mọi người hoặc một nhóm người” mà “đã thích nghi với những giá trị nhất định và không còn hoà hợp nổi với văn hoá tư bản nữa”. Theo những khái niệm đưa ra trong bài diễn văn của ông, có đoạn “hành động trực tiếp vì môi trường, sự chống trả đến từ bên ngoài văn hoá chính thống, như là các cuộc biểu tình, phong toả và tấn công của người bản địa, công nhân, các nhà hoạt động phi chính phủ và các nhóm tuyên truyền”.
Các cuộc họp khoa học thường không lấn sân sang đảo chính chính trị, và không bao giờ kêu gọi hành động trực tiếp và tấn công chính trị. Nhưng đây, dù Werner không phải là trực tiếp kêu gọi cho những thứ này, ông vẫn có cái nhìn trực diện vào những thay đổi của con người – cùng các cuộc khởi nghĩa, các cuộc biểu tình cho quyền con người hay Chiếm Phố Wall – khiến nó giống như là một nguồn cổ động “mâu thuẫn” để hạn chế bớt guồng máy kinh tế đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta biết rằng các hoạt động xã hội trong quá khứ có “những ảnh hưởng vô cùng lớn… đến nền văn hoá chính thống”, ông nói. Vậy nên sẽ rất có lý nếu “khi nghĩ về tương lai và việc sống cùng với tạo hoá của chúng ta, chúng ta tính cả các cuộc khởi nghĩa vào đó”. Và ông cũng cho rằng đó không phải là ý kiến cá nhân, mà là “vấn nạn địa lý thực sự”.
Hàng loạt các nhà khoa học đã đồng lòng với các thống kê nghiên cứu yêu cầu hành động trực tiếp trên đường phố. Các nhà vật lý, thiên văn học, bác sỹ y tế và sinh học đã dấy lên làn sóng chống lại các vũ khí hạt nhân, các năng lượng hạt nhân, chiến tranh, chất độc hoá học và tôn giáo. Hồi tháng 11 năm 2012, báo Tự Nhiên phát hành một bài phát biểu của một chuyên gia tài chính, cũng là một nhà khoa học tự nhiên Jeremy Grantham, kêu gọi các nhà khoa học tham gia vào các hoạt động và “chịu bị bắt nếu cần thiết”, bởi vì khí hậu thay đổi “không phải chỉ là chuyện cá nhân của riêng ai – nó là một cuộc khủng hoảng của sự tồn tại của nhân loại”.
Một vài nhà khoa học chẳng cần phải được tuyết phục. Cha đẻ của khoa học khí hậu hiện đại, James Hansen, trước đây là một nhà hoạt động, bị bắt khoảng 6, 7 lần cho việc cố gắng ngăn cản cắt đỉnh núi để làm mỏ than và ống dẫn cát hắc ín (ông thậm chí đã nghỉ việc ở NASA trong năm đó để lên kế hoạch hoạt động biểu tình). Hai năm trước, khi tôi bị bắt ở ngoài nhà trắng trong một cuộc biểu tình chống lại việc đặt ống dẫn cát hắc ín Keystone XL, một trong 166 người bị còng vào ngày hôm đó là nhà nghiên cứu sông băng Jason Box, một trong những chuyên gia lớn trong sự kiện băng tan ở Greenland.
“Tôi không còn lòng tự trọng gì nữa nếu tôi không tham gia (biểu tình)”, Box nói vào thời điểm đó, “bỏ phiểu không đủ trong trường hợp này. Tôi cần thể hiện quyền công dân”.
Điều này là đáng khen ngợi, nhưng điều Werner làm với hình mẫu của ông là một sự khác biệt. Ông không nói rằng các nghiên cứu của ông dẫn đến việc ông phải làm một điều gì đó để ngăn chặn một chính sách nào đó; ông nói rằng những nghiên cứu chỉ ra rằng toàn bộ nền kinh tế của chúng ta là một hiểm hoạ cho sự cân bằng sinh thái toàn cầu. Và chắc chắng rằng việc đứng lên chống lại nền kinh tế – thông qua các hoạt động hàng loạt, mạnh mẽ – là một nỗ lực tốt nhất cho toàn nhân loại để tránh ngày tàn.
Đó là một điều rất nghiêm trọng. Nhưng không chỉ có ông. Werner là một phần nhỏ của một nhóm các nhà khoa học có tên tuổi, những người có nghiên cứu về sự mất ổn định trong hệ thống tự nhiên – đặc biệt là hệ thống khí hậu – mà đã đưa họ đến một sự thay đổi tương tự nhau, thậm chí là các kết luận mang tính cách mạng. Và với những nhà cách mạng mà dám nghĩ đến việc loại bỏ nền kinh tế hiện thời, mà đã từng khiến cho những người nhận lương hưu ở Ý treo cổ tự tử trong nhà, đây là một chủ để đáng để quan tâm. Bởi lẽ nó khiến cho việc quét sạch hệ thống tàn khốc này có lợi cho một điều gì đó lớn lao (có thể là rất nhiều việc), mà không còn là ý muốn thiên vị cá nhân nữa mà là một ý thức cần có cho sự sinh tồn của toàn giống loài.
Một trong những người dẫn đầu cách mạng khoa học mới là nhà chuyên môn giỏi nhất vương quốc Anh, Kevin Anderson, phó trưởng của trung tâm Tyndall về nghiên cứu thay đổi khí hậu mà đã nhanh chóng trở thành một trong những viện cao cấp. Thay mặt cho mọi người ở Sở Phát triển Quốc tế ở hội đồng thành phố Manchester, Anderson đã bỏ ra hơn một thập kỷ để chuyển dịch lại các nghiên cứu khoa học khí hậu mới nhất cho cộng đồng chính trị, kinh tế, và chiến lược. Bằng một thứ ngôn ngữ vô cùng dễ hiểu, ông đã vẽ nên một biểu đồ phát triển rất chính xác về sự giảm khí thải. Biểu đồ này đã cung cấp một hướng giải quyết tức thời để giữ mức tăng nhiệt độ khí hậu toàn cầu ít hơn 2 độ C, mức mà hầu hết các chính phủ trên thế giới đều cho rằng sẽ ngăn chặn được thảm hoạ.
Nhưng trong những năm gần đây, báo cáo và trình bày của Anderson bỗng trở nên báo động. Với tựa là “Biến đổi khí hậu: hơn cả hiểm hoạ… các con số tàn khốc và hi vọng mỏng manh” (Climate Change: Going Beyond Dangerous . . . Brutal Numbers and Tenuous Hope), ông đã chỉ ra rằng cơ hội giữ lại mức nhiệt độ an toàn đang vụt mất cực nhanh.
Với cộng sự là Alice Bows, một chuyên gia làm dịu khí hậu ở trung tâm Tyndall, Anderson đã chỉ ra rằng chúng ta đã mất đi quá nhiều thời gian để cảnh báo giới chính trị và các chính sách khí hậu yếu đuối – trong khi bong bóng tiêu thụ (và thải ra) toàn cầu đang lớn lên – và giờ ta đang phải đối mặt với những tổn thương nghiêm trọng đến mức việc chú trọng tăng GDP chẳng còn nghĩa lý gì nữa.
Anderson và Bows đã thông báo cho chúng ta rằng châm ngôn lâu dài để làm dịu khí hậu – một sự giảm thải đến 80% vào năm 2050 từ năm 1990 – đã được chọn lựa để làm công cụ chính trị chứ không hề có một cơ sở khoa học nào. Đó là vì ảnh hưởng khí hậu không chỉ là do những gì ta thải ra hôm nay, ngày mai, mà là từ sự dồn chất thải từ lâu trong khí quyển. Và họ nói nếu chỉ chú trọng vào mục tiêu 3 thập kỷ rưỡi nữa – thay vì giải quyết carbon một cách lập tức và triệt để – sẽ có nguy cơ rằng chúng ta sẽ lại thải vào trong khí quyển trong vài năm, và đi quá xa khỏi con số 2 độ C ít ỏi, chúng ta sẽ rơi vào một tình thế tàn khốc cuối thế kỷ này.
Đó là lý do tại sao mà Anderson và Bows lên tiếng, nếu các chính phủ của các nước phát triển thực sự quan tâm về việc làm thế nào để giữ tốc độ ấm lên toàn cầu dưới 2 độ C, và nếu sự giảm đi được dựa trên một yếu tố nhân văn (căn bản là các nước đang thải ra carbon nhiều nhất trong 2 thế kỷ qua phải cắt giảm trước khi những nước có hàng tỷ dân không có điện), thì các kế hoạch giảm thiểu cần phải được thực thi sâu sắc hơn nữa và chúng ta phải xáp lại gần với bình đẳng hơn nữa.
Để có được cơ hội đạt tới chỉ tiêu 2 độ C (mà họ và nhiều người khác đã cảnh báo, bao gồm cả việc đối mặt với hàng loạt ảnh hưởng của việc khí hậu bị hư tổn), các nước công nghiệp lớn phải cắt giảm khí thải nhà kính 10% một năm – và họ phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Nhưng Anderson và Bows còn nghĩ xa hơn. Họ chỉ ra rằng chỉ tiêu này không thể đạt được với một loạt các chính sách tăng giá carbon và công nghệ xanh được quảng bá bời các tập đoàn lớn. Tất nhiên những thứ đó có hiệu quả, nhưng chúng không đủ: một sự cắt giảm 10% khí thải, năm này qua tháng nọ, là một điều hầu như chưa từng có từ khi chúng ta bắt đầu xây dựng nền kinh tế trên than. Thực ra, cắt giảm khoảng hơn 1% một năm đã từng “cho ra kinh nghiệm rằng nền kinh tế sẽ bị suy thoái và khủng hoảng”, như nhà kinh tế học Nicholas Stern phát biểu trong một báo cáo cho chính phủ vương quốc Anh năm 2006.
Ngay cả sau khi Xô Viết sụp đổ, sự cắt giảm trong thời gian đó cung không đủ (các nước thuộc Xô Viết cũ đã trải qua thời kỳ giảm thải 5% trong suốt 10 năm). Và sự cắt giảm trong cuộc khủng hoảng Wall Street năm 2008 cũng không đủ (các nước giàu trải qua thời kì giảm thải khoảng 7% từ năm 2008 đến 2009, nhưng khí thải CO2 lại tăng trở lại năm 2010 và khí thải từ Trung Quốc và Ấn Độ lại tiếp tục tăng). Chỉ có thời mà thị trường Mỹ khủng hoảng nặng hồi năm 1929, thì sự giảm khí thải mới đạt trên 10% trong vài năm, theo một dữ liệu lịch sử từ Trung tâm phân tích dữ diệu Carbon Doxide. Nhưng đó là thời khủng hoảng kinh khủng nhất trong xã hội hiện đại.
Nếu chúng ta muốn trảnh khỏi khủng hoảng trong khi vẫn đạt tới tiêu chuẩn giảm thải khoa học, lượng carbon giảm phải được quản lý cẩn thận thông qua một thứ mà Anderson và Bows gọi là “chiến lược giảm phát triển triệt để và tức thì ở Mỹ và Châu Âu và những quốc gia giàu có khác”. Chuyện đó không khó, chỉ là chúng ta có một nền kinh tế mà tôn sùng sự “hiếu thắng GDP” trên những nước còn lại, mặc cho các hậu quả xảy ra với con người và hệ sinh thái, và đó là nền kinh tế mà tầng lớp chính trị tự do mới đã hoàn toàn chối bỏ trách nhiệm quản lý mọi thứ (vì thị trường là một kẻ vô hình thiên tài khiến cho mọi người tin tưởng vào).
Vậy, điều mà Anderson và Bows muốn truyền tải là chúng ta vẫn còn thời gian để tránh khỏi kết cục thảm khốc, nhưng không phải bởi luật lệ của tư bản như họ vẫn liên mồm hứa hẹn. Chúng ta phải lên tiếng thay đổi những luật lệ này.
Trong bài viết năm 2012 xuất hiện trên một tạp chí khoa học có sức ảnh hưởng lớn đó là ‘Khí hậu tự nhiên thay đổi’ (Nature Climate Change), Anderson và Bows đã gay gắt chỉ trích các nhà khoa học khác mà đã không dám nói thẳng ra sự thay đổi của khí hậu cần có ‘con người’. Dù dài nhưng sẽ rất giá trị nếu nguyên văn bài viết được trích dẫn:
… trong viễn cảnh tăng khí thải mà các nhà khoa học đã liên tục nhấn mạnh từ các điều rút ra trong nghiên cứu của họ. Khi nhắc đến việc tránh tăng 2 độ C, từ “không thể” có thể dịch ra là “khó nhưng làm được”, trong khi “khẩn và triệt để” có thể dịch ra là “thách thức” – tất cả những từ được nói ra chỉ để an ủi vị chúa trời có tên “Nền Kinh Tế” (hay chính xác hơn là nền tài chính). Ví dụ, để tránh vượt quá tỷ lệ giảm thải, các nhà kinh tế nói đó là một mức “bất khả thi”, và rằng các khái niệm kỹ sư “quá mức” và việc thực hiện một nền cơ sở hạ tầng với tỷ lệ carbon thấp là quá “ngây thơ”. Khó ngửi hơn nữa là các kết luận kiểu ngân sách giảm thải đã hao hụt nên các kỹ sư địa lý muốn đòi hỏi thêm mà không muốn các chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi.
Nói cách khác, để trở nên hợp lý trong vòng tròn kinh tế tự do mới, các nhà khoa học đã phải nói giảm nói tránh các kết quả nghiên cứu khoa học thực sự của họ. Tháng 8 năm 2013, Anderson đã sẵn sàng trở nên ‘lì đòn’ hơn, ông viết rằng con thuyền của sự thay đổi đã đang di chuyển. “Có lẽ vào thời điểm Đỉnh Thế Giới năm 1992, hay thời điểm chuyển giao giữa 2 thiên niên kỷ, mức 2 độ C đã có thể được đạt tới thông qua các cuộc khởi nghĩa thay đổi chính trị và lãnh đạo kinh tế. Nhưng thay đổi khí hậu là một vấn nạn lâu dài! Hiện nay, trong năm 2013, chúng ta, công dân của các nước hậu công nghiệp (post-industrial), đang phải đối mặt với một viễn cảnh khác. Sự tích tụ khí thải carbon hiện tại dần ăn mất các cơ hội cho một cuộc “khởi nghĩa” được tài trợ bởi ngân sách hồi trước (và cũng là ngân sách lớn hơn nhiều) cho chiến dịch 2 độ C. Hôm nay, sau 2 thập kỷ của sự bịp bợm và dối trá, ngân sách cho chiến dịch giữ vững 2 độ C đòi hỏi một cuộc khởi nghĩa thay đổi chính trị và lãnh đạo kinh tế” (ông nhấn mạnh).
Chúng ta không cần phải ngạc nhiên rằng một vài nhà khoa học khí hậu có vẻ sợ việc nói ra những kết quả thực sự từ những nghiên cứu của họ. Hầu hết chỉ lẳng lặng đo đạc các khối băng, điều khiển các mô hình khí hậu và nghiên cứu độ acid hoá của đại dương, chỉ để khám phá, cũng như nhà chuyên gia khí hậu Úc và cũng là tác giả cuốn Clive Hamilton nói, rằng họ “đã từng vô tình gây mất ổn định trật tự chính trị và xã hội”.
Nhưng có rất nhiều người biết rất rõ bản chất cách mạng của ngành hoa học khí hậu. Đó là lý do vì sao mà các chính phủ mà sẵn lòng từ bỏ trách nhiệm về khí hậu do kiếm quá hời trong ngành công nghiệp carbon đã dùng bao nhiêu cách thức côn đồ để bịt miệng các nhà khoa học. Ở Britain, chiến lược này còn trở nên công khai hơn, với Ian Boyd, chánh tư vấn viên khoa học của Sở Môi Trường, Bộ Thực phẩm và vùng sâu vùng xa, đã viết rằng các nhà khoa học nên tránh “đề xuất các chính sách dù đúng hay sai” và nên thể hiện cái nhìn của họ “bằng cách làm việc với những nhà tư vấn (như là tôi đây), và bằng cách nói về nguyên căn, hơn là thể hiện sự bất đồng cho công chúng thấy”.
Nếu bạn muốn biết tất cả những thứ này sẽ dẫn đến đâu, hãy xem những điều đã xảy ra ở Canada, nơi tôi sống. Chính quyền cổ hủ của Stephen Harper đã làm việc rất hiệu quả trong việc bởn cợt các nhà khoa học và phong toả các dự án nghiên cứu mang tính chất nhạy cảm, mà hồi tháng 7 năm 2012, hàng ngàn nhà khoa học và các người ủng hộ họ đã tổ chức một đám tang giả châm biếm ở Parliament Hill, Ottawa, khóc thương cho “cái chết của những bằng chứng”. Các cáo thị của họ viết rằng “Không khoa học, không chứng cứ, không có sự thật”.
Nhưng sự thật sẽ bị lộ ra dù sớm hay muộn. Các thể loại theo đuổi “cuộc sống bình thường mỗi ngày” (business-as-usual) dựa trên việc kiếm lợi nhuận và phát triển kinh tế đang huỷ hoại cuộc sống trên trái đất sẽ không còn là những thông tin mà ta chỉ có thể đọc trên các tạp chí khoa học. Các dấu hiệu đầu tiên đang được lộ ra trước mắt ta. Và số người phản ứng lại sự kiện thế giới đang tăng nhanh: các cuộc biểu tình chống bơm chất hoá học vào đất để khai thác dầu tại Balcombe; ngăn cản đào xới phương bắc để tìm kiếm nước ở Nga (đẩy giá nước lên ngất ngưỡng); đưa việc khai thác cát hắc ín ra toà do vi phạm chủ quyền đất đai của dân bản địa; và vô số các hoạt động khác của người dân từ lớn đến nhỏ. Trong hệ thống máy tính của Brad Werner, đây là một “mâu thuẫn” càn có để giảm bớt áp lực của sự mất ổn định; nhà chiến lược khí hậu nổi tiếng Bill McKibben đã gọi nó là “kháng thể” đang lớn lên để chống lại “cơn sốt cao độ” của hành tinh này.
Đó chưa phải là một cuộc khởi nghĩa, nó chỉ mới bắt đầu thôi. Và nó sẽ lấy đi của ta một ít sự chú ý để học cách sống trên hành tinh này mà “hiếp” và bị “hiếp” ít hơn.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo