NĂNG LỰC THỰC SỰ CỦA NƯỚC – Tự Chữa Bệnh và Tự Khám Phá
Tuesday, March 31, 2015 18:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Masaru Emoto
Bản dịch tiếng Anh của Noriko Hosoyamada
Nhà Xuất Bản Beyond Words
Mục Lục
Lời giới thiệu……………………………………………………………….
Chương Một………………………………………………………………..
Tiến Trình Khám Phá- Cuộc Nghiên Cứu Bắt Đầu Như Thế Nào
Chương Hai ………………………………… ……………………………
Trở Nên Biết Được Nước Thay Đổi Thân Tâm Của Bạn
Chương Ba…………………………………………………………………
Nước Phục Hồi Năng Lực Sống
Chương Bốn………………………………………………………………..
Sử Dụng Năng Lực Thực Sự Của Nước Trong Đời Sống Bạn
Chương Năm……………………………………………………………….
Khi Sống, Chúng Ta Hãy Nói Chuyện Với Nước
Hình các tinh thể nước……………………………………………………..
Lời Giới Thiệu
Mặc dầu tôi đã nghiên cứu nước một thời gian dài, quá trình tôi được giáo dục không bắt đầu từ khoa học. Tôi chuyên về Mối Quan Hệ Mỹ -Trung ở Bộ Quan Hệ Quốc Tế, Phân Khoa Khoa Học và Nhân Văn ở Trường Đại Học Yokohama City. Tôi học trong văn học phóng khoáng. Mãi cho đến năm 1987, vào tuổi bốn ba, khi tôi gặp phải điều kỳ diệu và huyền bí của nước. Lúc đó tôi đang làm việc giao dịch thương mãi, một trong những người đối tác của tôi giới thiệu tôi một loại nước đã chữa lành chân tôi thật kỳ diệu. Kinh nghiệm nầy đã thu hút tôi.
Sự hấp dẫn nầy đã khiến tôi nghiên cứu về nước sâu xa và bây giờ tôi được thuyết phục rằng nước nhận được thông tin. Tôi không có ý nói thông tin mà chúng ta nhận khi xem truyền hình hay lắng nghe tin tức trên đài phát thanh hay đọc những bài báo trên các tạp chí hay nhật báo. Thay vào đó, tôi đang liên hệ đến những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến thân tâm nầy. Ví như khi bạn nhìn cảnh đẹp, bạn cảm thấy vui thích. Khi lắng nghe nhạc du dương, bạn cảm thấy lòng bạn thanh thản. Tôi sử dụng từ thông tin nầy ngụ ý tất cả những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến thân tâm chúng ta.
Qua nhiều năm nghiên cứu tôi đi đến kết luận rằng nước thay đổi phẩm chất của nó thích hợp với thông tin nó thu nhận vào. Không may thay, ý tưởng khá triệt để nầy làm đảo lộn khái niệm chung về khoa học quy ước, nên không được công nhận nhiều. Tôi cần tìm ra một cái gì đó có thể được dùng như chứng cứ vật lý cho ý tưởng nầy.
Một hôm, tôi tình cờ lật một cuốn sách, The Day that Lightning Chased the Housewìfe: And Other Mysteries of Science, của David Savold và Julia Leigh (chủ bút), và một tiêu đề bắt mắt tôi: “Tuyết có những kết tinh tiêu biểu nào không?”
Cuốn sách nầy nêu lên một điểm rằng hơn hằng triệu năm, không có hai tinh thể tuyết kết tinh giống hệt nhau. Khi còn bé, tôi đã học điều nầy. Chẳng có gì mới. Tuy nhiên, câu nầy làm tôi vui mừng, nó không gì hơn khái niệm chung, trong nội dung nghiên cứu của tôi.
Ý tưởng mới lóe lên trong trí tôi : Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi làm đông nước và nhìn xem những tinh thể của nó? Ngay lập tức, tôi bảo một nghiên cứu sinh trẻ bắt đầu thí nghiệm. (Chi tiết của cuộc thí nghiệm sẽ được giải thích sau trong cuốn sách nầy.) Sau hai tháng vật lộn, vào tháng Chín, cậu đã có khả năng chụp một tấm hình tinh thể đông đá có sáu cạnh đẹp. Đó là tấm hình tinh thể nước đầu tiên được chụp.
Đương nhiên, khi cuốn sách có tựa đề Hado no Shinri (Sự Thật của Sự Thay Đổi Sóng) (PHP Xuất Bản, tháng11, 1994) được xuất bản đầu tiên về những khám phá nước của tôi. Tôi không hề có khái niệm rằng cuốn sách sẽ được công nhận với sự ngạc nhiên và tán thán của thế giới và tạo ra tiếng vang quá mạnh mẽ đối với con người. Tôi giả sử rằng có một người nào khác ắt hẳn có thực hiện một cái gì tương tự và có lẽ dùng nó trong thời gian dài.
Từ đó, tôi bị nước ‘xoáy vào’. Vào năm 1994, sau khi chụp hình những tinh thể nước thành công, chúng tôi thu thập những hình tinh thể nước trong năm năm liền. Suốt trong thời gian nầy, tôi xuất bản mấy cuốn sách về đề tài hado ( năng lượng hay sự chuyển động vốn có trong mọi thứ, sau nầy sẽ được giải thích chi tiết hơn) và tôi trình bày công trình nghiên cứu nước của tôi tại ba buổi họp có tính chất học thuật. Tuy nhiên tôi không gặp được người nào biết tí gì về việc nghiên cứu tương tự.
Vào cuối năm 1998, tôi trình bày công trình nghiên cứu nầy tại buổi họp của Xã Hội dành cho Khoa Học Cơ Thể Người (Society for Human Body Science) được tổ chức tại Trường Đại Học Tenri. Tiến Sĩ Kazuo Murakami, nhà nghiên cứu nổi tiếng về gien và giáo sư tại Trường Đại Học Tukuba (hiện nay là giáo sư danh dự), tình cờ có mặt trong số thính giả. Lần đầu tiên tôi nhận được lời chúc mừng của ông, một khoa học gia có quyền thế.
Do đó, tôi quyết định xuất bản những tấm hình nầy trong một cuốn sách có tựa đề là Messages from Water, do vợ tôi, Kazuko xuất bản. Thời gian xuất bản được định vào tháng 6 năm 1999, và tôi mạo hiểm đính kèm bản dịch tiếng Anh cho toàn văn bản và bắt đầu đề phụ với từ Sekaihatsu (Thế Giới Đầu Tiên). Dùng cả hai tiếng Nhật và Tiếng Anh cho mỗi lời giải thích của từng bức hình trong cuốn sách nầy , khi nhiều người ngoại quốc chú ý đến nó đã thay đổi đời tôi. Cuốn sách nầy giờ được xuất bản thành hai mươi ba thứ tiếng.
Thời gian trôi qua, và đã được sáu năm kể từ đó. Bây giờ tôi nhận nhiều lời mời nói về đề tài nước và hado trên khắp thế giới.
Việc quan tâm và đáp trả quà tặng vật chất tràn ngập. Cách đây khoảng ba năm tôi được ông giám đốc những mối liên hệ công cọng ở Siemens phỏng vấn. Sau lần phỏng vấn đó tôi nghe rằng công ty nầy bắt đầu cung cấp nước cho năng lượng tốt (hado water) tại quán ăn tự phục vụ của công ty nầy. Tại Augsburg, hằng năm tôi được mời để nói về hado cho xấp xỉ gần một ngàn người. Từ năm 2002, họ dùng Hađô cho tên của những tập tiểu luận của họ. Hađô trở thành một từ độc lập ở Đức.
Ở Hà Lan, tôi được vinh dự gặp Công Chúa Irene, chị của Hoàng Hậu Beatrix. Công chúa Irene là nhà tự nhiên học, và cô mời bảy hay tám học giả để thảo luận riêng. Tôi được chọn là một đại biểu tri thức liên quan đến nước. Những buổi thảo luận nầy, gồm cả nhà nghiên cứu sinh vật học người Anh nổi tiếng Rupert Sheldrake, được xuất bản bằng tiếng Hà Lan (Xin xem phần sau cuốn sách nầy nhiều chi tiết hơn về những cuốn sách hiện có.)
Ở Bắc Mỹ, tôi đã thuyết trình trong nhiều thành phố trong Hiệp Chủng Quốc và hai lần tại Trường Đại Học Harward, và tôi đã nhận nhiều lời mời từ Canada, ở đây có sự quan tâm nhiều đến thiên nhiên và những vấn đề môi trường. Suốt trong chuyến đi hội nghị chuyên đề ở Canada vào tháng 5 năm 2003, tôi viếng thăm Victoria, Calgary, Edmonton, Montreal và Toronto, ở đây đang có chủ đề quan tâm chính là hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS)
Tôi càng viếng thăm nhiều nước, tôi càng tạo ra tiếng vang đến nhiều người. Tuy nhiên, tôi chưa gặp một ai đang làm công việc tương tự như tôi hay ai biết người nào đang làm việc nầy. Một người bình thường như tôi không có kiến thức đặc biệt hay có liên hệ đến khoa học tự nhiên và tôn giáo nào trở thành người nghiên cứu nước thuyết giảng khắp thế giới và viết sách về nước, hết cuốn nầy đến cuốn khác để xuất bản và phiên dịch. Sự kiện nầy chứng tỏ cách nghiên cứu nhỏ mọn về nước đã được thực hiện ở trong và bấy lâu năng lượng thực sự của nước bị lãng quên.
Nước chiếm 70% trong cơ thể người lớn. Do đó trong thuật ngữ vật chất, chúng ta có thể nói rằng chúng ta là nước. Tuy nhiên, hiếm ai khám phá sự kỳ diệu của nước mãi cho đến bây giờ. Có lẽ đó là lý do tại sao chúng ta không hiểu người khác, cũng không hiểu tinh hoa của chính chúng ta.
Thông thường chúng ta uống nước mà không chú ý nhiều đến nó. Chúng ta biết rằng nước quan trọng để duy trì đời sống của chúng ta, nhưng bởi vì tính sẵn gần của nó, rất hiếm khi chúng ta có ý thức đánh giá cao về nước. Sau đây là vài câu hỏi và những ý tưởng để suy nghĩ, những vấn đề mà chúng ta sẽ khảo sát tỉ mỉ trong cuốn sách nầy:
Bạn suy nghĩ nghiêm túc như thế nào về những đặc tính của nước?
Bạn có ý thức rằng nước bạn uống có khả năng cải thiện sức khỏe và đời sống bạn không?
Bạn có biết rằng ý thức bạn có khả năng thay đổi phẩm chất của nước không? Khi bạn gởi lòng tri ân đến nước, phẩm chất nước cải thiện tốt hơn. Khi bạn gọi nước bằng những tên khác hay phớt lờ nó, nước giảm mất phẩm chất của nó.
Người ta nói thế kỷ thứ hai mươi mốt được cho là Kỷ Nguyên của chòm sao Bảo Bình, và trong chiêm tinh, Chòm sao Bảo Bình là dấu hiệu của người mang nước. Và Hiệp Chủng Quốc đã chỉ định năm 2005 như là “Khởi đầu của Thập Niên Nước (2005-2014).” Chúng ta không phải phô trương ầm ỉ điều nầy.
Chúng ta hãy học thêm nhiều hơn nữa về nước. Chúng ta chú ý đến nước nhiều hơn nữa. Sau đó chúng ta hãy học thêm về chúng ta. Bạn càng biết nhiều về nước, bạn sẽ càng thấy rõ chính bạn hơn, bạn sẽ thấy xã hội, đất nước, thế giới, địa cầu, vũ trụ và cuối cùng chư thiên. Chính vì “Nước là nguyên lý đầu tiên của vạn vật,” như triết gia Hy Lạp Thales nói.
Nếu cuốn sách nầy cung cấp cho bạn cơ hội có ý nghĩ tích cực về nước và nghĩ về những gì nó hàm ý để sống mạnh khỏe và hạnh phúc, thì đó là niềm vui to lớn nhất đối với một tác giả như tôi.
Tôi mang ơn Ông Akihiro Maruki của Kodasha, chủ nhiệm khoa văn hóa đời sống, và cô Azusa Shinmi, chủ bút, cho phép in cuốn sách nầy bằng tiếng Nhật. Cũng gởi lời cám ơn đến Noriko Hosoyamada về bản dịch tiếng Anh của cô và Nhà Xuất Bản Beyond Words đã xuất bản cuốn sách nầy bằng tiếng Anh. Thay mặt nước, tôi bày tỏ lòng tri ân của tôi. Cuối cùng , tôi dâng tặng tình thương và lòng tri ân đến tất cả các độc giả.
CHƯƠNG MỘT
Tiến Trình Khám Phá
Cuộc Nghiên Cứu Bắt Đầu Như Thế Nào
Như tôi đã đề cập trong lời nói đầu, tôi có ý tưởng chụp hình những tinh thể nước khi tôi tình cờ lật cuốn sách và thấy tựa đề “Tuyết có những kết tinh tiêu biểu nào không?”
May thay, công ty thương mại của tôi thuê Ông Kazuya Ishibasshi, nghiên cứu sinh, đã nghiên cứu khoa học thực dụng như chương trình tiến sĩ của ông tại Trường Đại Học Kumamoto. Tất nhiên, người ta bảo ông rất có kinh nghiệm quan sát mọi vật qua kính hiển vi. Tôi thuê một cái kính hiển vi có độ chính xác cao và hướng dẫn ông chụp hình những tinh thể nước đá. Ông Ishibashi nhìn tôi dò hỏi, và tôi bảo ông một cách dứt khoát, “Tôi chắc về điều đó. Chúng ta hoàn toàn có khả năng chụp hình những tinh thể nước.”
Người thanh niên nầy không chắc. Với vẻ nghiêm trọng, cậu nói, “Ông Emoto, theo kinh nghiệm và kiến thức của tôi báo rằng chúng ta sẽ không thành công trong việc chụp hình những tinh thể nước.”
Tôi nói, “Điều đó có thể làm được. Cậu có vẻ nghi ngờ, nhưng tôi tin chắc vào điều nầy. Hãy tin tôi và vui lòng cố gắng rồi cậu sẽ có khả năng chụp hình những tinh thể nước.
Sau hai tháng tôi yêu cầu, cậu làm đi làm lại công việc đông đá nước và nhìn nó qua kính hiển vi. Ngày nầy qua ngày khác, cậu khảo sát nước đá qua kính hiển vi, chỉ thất vọng.. Trong lúc tôi chờ cậu xong việc vào quá khuya và đưa cậu ra ngoài uống nước. May thay, lúc đó cậu thích uống rượu sakê. Uống rượu sakê sở thích làm cậu vui lên ngay khi cậu hoàn thành những kết luận ngắn trong phòng thí nghiệm.
Điều duy nhất là tôi, người không có kinh nghiệm để làm thí nghiệm, chỉ có thể động viên và an ủi cậu. Tôi cố thúc giục Ishibashi hầu cậu tiếp tục miệt mài trong phòng thí nghiệm.
Vợ tôi thường nói rằng thật may là Ishibashi làm việc đó chứ không phải em, xét về tính cần mẫn. Tôi đồng ý rằng lý do chúng tôi có thể thành công trong việc chụp hình những tinh thể lần đầu tiên trên thế giới là vì tôi giao việc đó cho cậu Ishibashi, người có tính kiên trì. Sau hai tháng làm việc gian khổ, cuối cùng chúng tôi đã điều khiển để chụp được một tấm hình tinh thể nước.
Tôi sẽ không bao giờ quên gương mặt Ishibashi khi cậu lao ra khỏi phòng thí nghiệm cầm tấm ảnh chỉ cho tôi. Suy nghĩ về thái độ của chúng tôi lúc bấy giờ, tôi nhận ra rằng cả ý định của cậu và tôi đều trong sạch để thực hiện việc thử thách chụp hình tinh thể nước. Lúc đầu cậu Isshibashi nghi ngờ, cuối cùng chắc hẳn bị lòng đam mê của tôi ảnh hưởng cho nên cậu trở nên tin tưởng vào công việc mà chúng tôi đang làm. Đó là lý do giải thích tại sao nước ắt hẳn bày ra hình thể đẹp cho chúng tôi xem. Nếu chúng tôi có ý định làm tiền, tôi nghĩ nước sẽ không đáp ứng cái tâm tham lam của chúng tôi và không hình thành những tinh thể.
Khi chúng tôi tiếp tục thí nghiệm và chụp hình, chúng tôi thu thập nhiều hiểu biết hơn về cách nào tốt nhất để làm thí nghiệm. Sau đó, chúng tôi cài thêm ba cái máy lạnh lớn để có thể duy trì nhiệt độ thường ở mức -5oC (23oF)
Làm sao chúng tôi chụp hình? Để tôi giới thiệu bạn những phương pháp hiện nay của chúng tôi. Đầu tiên, chúng tôi đặt một mẫu nước trong bình thủy tinh và bày một lúc một thông tin ra cho nó như là lời, tranh, hay nhạc. Sau đó, nước nầy được nhỏ vào năm mươi cái đĩa cạn dùng để cấy vi khuẩn (đường kính 5cm, hay 2,5 inches). Những đĩa nầy được làm đông trong tủ lạnh ở -25oC (-13oF) hay thấp hơn. Ba giờ sau khi chúng được lấy ra, những hạt nước đá thành hình cong lên ở giữa tùy theo độ căng của bề mặt. Những hạt nầy rất nhỏ (nhỏ hơn nửa inch). Sau đó, chúng tôi hướng ánh sáng vào mỗi hạt nước đá và nhìn nó qua kính hiển vi.
Nếu mọi việc tốt đẹp, tinh thể bắt đầu tan ra. Mất một đến hai phút, nó mở ra như cánh hoa đang nở. Năm mươi cái đĩa cạn có nắp nầy chứa cùng một mẫu nước đông lạnh trong cùng một điều kiện. Tuy nhiên, không phải tất cả những hạt nước đá đều thành hình những tinh thể. Trong khi, nước đá trong vài đĩa thành hình những tinh thể đẹp, nước đá trong những đĩa khác không cho thấy một tinh thể nào cả. (Xem hình 1.1)
Khi thống kê, chúng tôi có thể phân loại kết quả thành từng nhóm, chẳng hạn nhóm có nhiều tinh thể tương tự rõ ràng và đẹp, và nhóm có nhiều tinh thể có khuynh hướng tan rã, và nhóm không có tinh thể nào cả. Do đó, những tinh thể nước chắc chắn chỉ phẩm chất của nước mà chúng ta nghiên cứu.
Tình Trạng Nước Của Chúng Ta: Thiên nhiên, Vòi, và Khoáng
Khi chúng tôi tiếp tục chụp hình nước, tôi chú ý vài điều sau đây: nước vòi không thành hình tinh thể nào cả, trong khi nước thiên nhiên- nước chưa gia công- không được công nhận chính xác- có hình thành. Vẻ đẹp của những tinh thể nước nầy kích thích sự tò mò; “những xúc tu” trải ra một cách tự do và thoải mái từ mặt đáy có sáu cạnh. Mặt khác, tôi không thể tin vào mắt tôi khi thấy những tấm hình của nước vòi đông lạnh. Thành thật mà nói, tôi nhìn những hình dáng kỳ quặc ghê tởm của chúng. Khác xa từ việc hình thành tinh thể nước đá thường cho thấy những hình dáng kinh khủng.
Điều nầy khiến tôi nghĩ làm sao con người càng ngày càng không thỏa mãn với nước vòi, đặc biệt trong các nước phát triển, chất clo được thêm vào để tẩy uế nước. Nước được gia công như thế chẳng có hương vị cũng chẳng tốt cho sức khỏe, vì thế con người tìm kiếm nước an toàn trong hình dáng nước khoáng, thậm chí họ phải trả giá cao cho nước đó. Tôi quyết định nghiên cứu sự hình thành tinh thể của nước thiên nhiên, nước vòi , nước khoáng để so sánh phẩm chất của chúng.
Thường người ta nói rằng tôi cần định nghĩa nước thiên nhiên nghĩa là nước gì. Nếu chúng tôi định nghĩa nó như nước chưa có ảnh hưởng của con người, sẽ không có “nước thiên nhiên” trên trái đất nầy. Con người chúng ta dứt khoát đã làm bẩn không khí Trong bầu khí quyển của chúng ta, nước hình thành mây và rơi trở lại trên mặt đất như mưa. Sau khi mưa chạm bề mặt của đất liền, nó thấm vào trong lòng đất, mà chúng ta làm bẩn. Vì vậy, nước không thể được nói không có ảnh hưởng của con người.
Tôi không có ý định đòi hỏi thái độ nghiêm ngặt như thế để định nghĩa “nước thiên nhiên”. Như tôi thấy nước, “nước thiên nhiên” là nước phun lên từ lòng đất sau khi mưa xuống đã được Đất Mẹ lọc qua.
Việc thí nghiệm nước thiên nhiên và nước vòi của chúng tôi đã tiết lộ vài điều tìm ra thú vị. Nước vòi trong văn phòng tôi ở Tokyo không hình thành tinh thể. Trái lại, nước thiên nhiên cho thấy những tinh thể. Toàn bộ nước vòi ở Tokyo đều không tốt. Chúng tôi chụp hình nước vòi thử ở nhiều điểm khác nhau trong Tokyo, nhưng không có mẫu nào cho ra tinh thể cả.
Sau đó chúng tôi thử và chụp hình nước vòi từ những thành phố khác: đến phía bắc, Hokkaido; đến phía nam, Kyushu và Okinawa. Những thành phố như Sapporo, Sendai, Nagoya, Kanazawa, Osaka, Hiroshima, Fukuokavà Naha không có nước vòi nào có thể hình thành một hình dáng nào xứng đáng gọi là tinh thể cả. Thật thú vị, nước vòi ở thành phố Katano, miền Bắc Osaka gần những biên giới của các quận Kyoto và Nara, tạo ra những tinh thể đẹp, vì nó gồm 60% nước trong lòng đất.
Tôi hy vọng nước tốt ở Châu Á, nhưng tôi tìm thấy nước không tốt ở Hồng kông, Macao, và Băng Cốc.
Còn nước ở Châu Âu thì thế nào? Mỗi lần tôi viếng thăm những thành phố lớn ở Châu Âu như Luân đôn, Ba Lê và La Mã, tôi thử và chụp hình nước vòi, nhưng nước đông lạnh hình thành những hình dạng khác xa những tinh thể. Nước vòi ở Venice, nơi được xem như thủ đô của nước, thì tốt hơn nước vòi ở các thành phố khác, nhưng nó cũng hình thành những hình dạng khác xa những tinh thể.
Những thành phố làm chúng tôi thất vọng vì nước vòi của chúng là Canada; Buenos Aires, Argentina và Manaus, Brazil; nước vòi ở Vancouver gây ấn tượng cho tôi vì nước ở đó hình thành những tinh thể đẹp, không như nước vòi ở những nơi khác. Tất cả những thành phố nầy tọa lạc gần nguồn nước tự nhiên. Đã nhiều năm từ khi tôi làm việc nầy, vì vậy tôi không biết liệu nước vòi ở những thành phố nầy vẫn có khả năng hình thành những tinh thể hay không, nhưng tôi hy vọng là có (Xem hình 1.2)
Thu thập những mẫu nước suối khắp Nhật Bản quả là thú vị. Núi chiếm tám mươi phần trăm diện tích nước Nhật Bản. Vì Nhật Bản tọa lạc trong vùng có khí hậu ẩm ướt của Châu Á, có nhiều mưa được núi và rừng hấp thu. Sau khi nước được lọc qua đất, nước phun ra nhiều địa điểm khác nhau ở Nhật Bản. Không có nước phát triển nào giàu như Nhật Bản về mặt nước thiên nhiên.
Nước đi qua hệ thống lọc thiên nhiên thì ngon và và tốt cho sức khỏe của chúng ta. Cho nên Nhật Bản bây giờ nằm ở giữa cảng nước thiên nhiên chưa từng thấy. Vài người đã so sánh một cách thú vị rằng: Giá nước gần giống như giá dầu, mặc dù giá dầu gồm cả số lượng lớn những khế ước, vận chuyển bằng đường thủy và tinh lọc. Tùy theo từng loại, nước có thể đắt hơn dầu.
Một điều chắc chắn là nhiều người muốn uống nước thiên nhiên tốt, sẵn sàng trả giá cao. Tuy nhiên, ngay cả nước thiên nhiên đắt giá đang bắt đầu bị ô nhiễm. Theo Viện Vệ Sinh của Thành Phố Yokohama xét nghiệm vài chất hóa học được phát hiện trong vài loại nước khoáng nào đó. Họ báo cáo việc tìm ra nầy trên trang nhất của tờ báo
Mainichi vào ngày 20 tháng 4 năm 2003. Bài báo bắt đầu như sau:
Viện Vệ Sinh của Thành Phố Yokohama tiết lộ rằng đã phát hiện nhiều hóa chất fomanđêhýt và acêtađêhýt trong trong vài loại nước khoáng được bán ở Nhật Bản. So với sự đo lường của nước vòi của thành phố, vài sản phẩm chứa hóa chất nầy nhiều hơn tám mươi lần. Tuy nhiên lượng nầy được xem không có hại cho sức khỏe con người. Phẩm chất của nước được điều chỉnh tùy theo những tiêu chuẩn dưới Đạo Luật Vệ Sinh Thực Phẩm; số tiêu chuẩn ít hơn so với tiêu chuẩn của nước vòi. Bộ Sức Khỏe, Lao Động và Phúc Lợi Xã Hội của Nhật Bản ban hành nhiệm vụ thiết lập những tiêu chuẩn nước mới cho nước khoáng trong cuối năm qua. Tuy nhiên, họ không quyết định làm thế nào để xử lý chất acêtađêhýt.
Việc khảo sát được thực hiện trên nước khoáng đóng chai được bán trong thành phố Yokohama. Trong số ba mươi loại được kiểm tra, mười bốn loại nhập từ Mỹ, Pháp và Canada, và mười sáu loại là mẫu nước rút từ mười quận ở trong nước. Sử dụng phương pháp phân tích do viện phát triển, nước được khảo sát để tìm chất fomanđêhýt và acêtađêhýt.
Kết quả, chất acêtađêhýt được phát hiện trong nước của mười chín loại- năm nhập khẩu và mười bốn loại trong nước nhà. Trong số mười chín loại, mười bảy loại chứa cả hai chất fomanđêhýt và acêtađêhýt.
Chất fomanđêhýt tập trung cao nhất được tìm thấy là một trong các loại nước nội địa, có 59 gam trên một lít. Còn chất acêtađêhýt, một loại nước từ Mỹ có chứa 260 gam trên một lít. Cả hai vượt quá những đo lường của nước vòi trong thành phố Yokohama (13 micrôgram chất fomanđêhýt và 3.1 micrôgam chất acêtađêhýt)
Ở Nhật Bản, nước khoáng được xếp loại như nước ngọt và phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn quy định đối với chất acêtađêhýt. Mặt khác, những tiêu chuẩn nước sạch đối với nước vòi gồm chất fomanđêhýt như một chất điều khiển, và giá trị chỉ định của nó (có kiểm tra định lượng không quá giá trị nầy) được đề ra 80 micrôgram trên một lít.
Người ta nghĩ những nguyên nhân có các chất ô nhiễm nầy hoặc là ở tại nguồn nước hoặc trong quá trình chế tạo, nhưng viện bình phẩm, “Nước không sạch”. Không có xác nhận nào liên quan đến vật liệu chứa đựng.
Những nghiên cứu của bệnh dịch tể học xác nhận chất fomanđêhýt như là chất sinh ung thư. Nó được xem như là chất ngẫu nhiên gây ra triệu chứng bệnh gia đình và chứng nhạy cảm với chất hóa học. Chất acêtađehýt được xác nhận như là chất gây ung thư trong những thí nghiệm ở loài vật.
Những gì tôi lo sợ đã trở thành hiện thực: nước khoáng bị bàn tay con người làm ô nhiễm. Ở Nhật Bản không nhiều người ý thức được điều nầy; tuy nhiên, điều nầy được thảo luận ở Phương Tây một lúc như là tình huống có thể.
Tiếp theo chúng tôi quyết định chụp hình những tinh thể nước khoáng. Trong ba nhãn hiệu chúng tôi chọn, hai nhãn nước nội địa hình thành những tinh thể đẹp. Tôi hy vọng rằng điều nầy không phải tình cờ và nước ở trong tình trạng tốt. (Xem hình 1.3)
Trong tương lai, hẳn vài công ty nước khoáng sẽ bị buộc bỏ xó, bởi vì người Tây Phương bắt đầu tránh xa nước khoáng rồi.
Khi tôi viếng thăm Canada cho cuộc hẹn diễn thuyết, tôi mua nước rất thú vị. Đó là nước khoáng hóa lại được một công ty nổi tiếng bán. Từ nước khoáng hóa lại chỉ rằng những khoáng chất đầu tiên chứa trong nước được lấy ra và sau đó vài khoáng chất cần thiết cho con người được thêm vào trong nước.
Nhiều khoáng chất vào trong nước trong quá trình lọc qua lòng đất. Trong chừng mức nào đó, chúng tôi đánh giá cao nước khoáng nầy và uống vào trong cơ thể chúng tôi. Tôi gặp sản phẩm phổ biến thú vị nầy đang lợi dụng sự kiện rằng những khoáng chất nầy đã được lấy ra.
Trong trường hợp nầy, sẽ chính xác hơn để gọi nó là “nước không yên” hơn là “nước thiên nhiên”. Một năm trước tôi đi Canada, tôi đã không chú ý điều nầy. Lúc đó tôi thấy nó khắp nơi. Tôi hồi tưởng rằng khi tôi bay hãng Hàng Không Canada, nước nầy cũng được phục vụ trong chuyến bay.
Đây là thực trạng hiện nay của “nước khoáng thiên nhiên”. Dĩ nhiên, địa vị của nước vòi được xử lý với chất clo và các khoáng chất khác, có thể dễ tưởng tượng.
Ý Thức Của Con Người Thay Đổi Nước
Suốt trong quá trình thử và chụp hình những loại nước khác nhau, đối với tôi dường như chất lượng của những tinh thể nước tùy thuộc vào ý thức của mỗi người hơn là đó là nước khoáng hay nước vòi. Tôi đi đến giả thuyết: “Nước cho những hình dạng tinh thể nước đá đẹp tùy thuộc vào thông tin nó nhận được.”Tôi chắc rằng sự khác nhau trong sự hình thành tinh thể nước đá tùy thuộc vào không chỉ sự có hay không của chất clo mà còn vào thông tin khác ảnh hưởng đến nó.
Để thí nghiệm điều nầy, tôi đặt nước vào trong hai chai thủy tinh. Một chai tôi dán cái nhãn đánh máy chữ “Cám ơn”, chai khác “Mày ngu”, trong cách như vậy nước có khả năng “đọc” được những từ đó. Nước trong hai chai đều giống nhau. (Xem hình 1.4) rồi tôi làm đông nước trong mỗi chai.
Kết quả ủng hộ giả thuyết tôi nhiều hơn nữa; nước trong chai có chữ “Cám ơn” hình thành những tinh thể lục giác đẹp, trong lúc chai có chữ “Mày ngu” chỉ có những mảnh tinh thể vỡ vụn.
Nếu nước thu nhận thông tin và những tinh thể nước phản ánh những đặc tính của chúng, có nghĩa rằng phẩm chất của nước thay đổi dựa trên thông tin nó thu nhận. Nói cách khác, thông tin mà chúng tôi cho vào làm thay đổi phẩm chất của nước.
Tôi có nhiều động cơ thúc đẩy để nghiên cứu nước hơn bao giờ hết, và cùng lúc, tôi bắt đầu nghĩ về làm cách nào con người có khả năng trở nên hạnh phúc với nước tốt.
Nước Hiểu Lời
Khi thí nghiệm nầy thuyết phục tôi rằng lý thuyết của tôi đúng, sau đó chúng tôi bắt đầu cho nước những thông tin khác nhau, làm đông nó và chụp hình những tinh thể. Các kết quả thật thú vị.
Một cách kiên trì chúng tôi tìm ra rằng nước đáp ứng những lời tích cực bằng cách hình thành những tinh thể đẹp. Dường như nước muốn diễn đạt cảm giác vui thích của nó, những tinh thể mở ra như hoa nở. Ngược lại, khi nước được cho thấy những lời tiêu cực, nó không hình thành tinh thể nào cả.
Ví dụ, khi chúng tôi cho nước thấy chữ “Hạnh phúc”, nó hình thành những tinh thể có hình dạng rất cân xứng như viên kim cương được xén rất đẹp. Mặt khác, nước được bày ra chữ “bất hạnh” kết quả là những tinh thể vỡ vụn và không cân xứng. Nước đó dường như gắng sức nhiều để hình thành những tinh thể, nhưng nó kiệt sức và nứt nẻ, hạnh phúc trượt khỏi tầm tay nó.
Chúng tôi tiếp tục cho thấy những cặp từ đối nhau cho cùng một loại nước: “làm tốt” trái với “không tốt”, “thích” trái với “không thích”, “có năng lực” trái với “bất lực”, “thiên thần” trái với “quỉ sứ” và “hòa bình” trái với “chiến tranh”. Nước chỉ hình thành những tinh thể khi được cho thấy những từ tích cực.
Một cách thú vị, nước đáp ứng những từ nước ngoài trong một cách tương tự nhưng không chính xác như khi nó làm với tiếng Nhật. Nước hình thành những tinh thể đẹp đối với tất cả những từ diễn tả sự biết ơn trên khắp thế giới, chẳng hạn thank you (Tiếng Anh), duoxie (tiếng Tàu), merci (tiếng Pháp), danke (tiếng Đức), Grazie (Tiếng Ý) và kamusamunida (tiếng Hàn) (Xem hình 1.5.)
Nước dường như hiểu chính xác điều cốt yếu của những gì được chỉ cho nó- trong trường hợp nầy, tri ân- nhận thông tin vào. Nước không nhận ra từ nó thấy như một mẫu đơn giản; nhưng hơn thế nữa nó hiểu ý nghĩa của từ đó. Khi nước nhận ra từ mang thông tin tốt, nó hình thành những tinh thể. Có lẽ nước cũng có khả năng cảm nhận tấm lòng của người viết chữ đó.
Khi chúng tôi bày ra cho nước nhiều từ và chụp hình kết quả những tinh thể, đôi mắt tôi dán vào một tấm hình, đẹp hơn bất cứ tấm hình tinh thể nước khác mà tôi đã từng thấy. Vẻ đẹp của nó đã hấp dẫn tôi.
Tinh thể nầy mở ra mạnh mẽ giống như đóa hoa nở tràn đầy sức sống. Dường như chính nước vươn tay ra để diễn đạt trọn vẹn niềm vui của nó. Những từ chúng tôi chỉ cho nước thấy là “yêu thương và tri ân.
Kể từ đó, chúng tôi nói chuyện với nước bằng những từ dễ thương, chỉ cho nước thấy những bức tranh đẹp, và chơi nhạc du dương để chữa bệnh, nhưng chúng tôi không bao giờ có khả năng chụp được những tấm hình tinh thể nước đẹp như tấm hình có kết quả khi chỉ cho nước thấy từ “yêu thương và tri ân” (Xem hình 1.6.)
Đối với nước, hai từ “yêu thương và tri ân” ắt hẳn là thông tin tốt nhất.
Chúng ta là Nước
Trong việc nghiên cứu của tôi, nước được tốt hơn hay bị xấu đi phản ảnh thông tin nước thu nhận vào, điều đó đã trở nên rõ ràng. Điều nầy dẫn tôi tin rằng con người chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi thông tin chúng ta thu nhận vào, bởi vì nước chiếm 70% cơ thể người lớn.
Lúc thụ thai người, nước chiếm 96% cái trứng có tinh trùng. Lúc sinh, 80% nước
chiếm ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ trưởng thành, phần trăm nầy giảm dần, nó ổn định vào khoảng 70% khi một người đến tuổi trưởng thành. Nói cách khác, đời sống của chúng ta đa phần như nước. Thực chất của con người là nước.
Chúng ta cũng có thể nói rằng đời sống của chúng ta bắt đầu bằng nước và kết thúc cùng với nước. Cái thai phát triển trong tử cung người mẹ lặp lại quá trình tiến hóa của chính chúng ta – nguồn gốc trong biển của chúng ta đến hình dáng con người hiện nay. Nước ối có những thành phần tương tự như nước biển. Cái thai chờ thời kỳ để được sinh vào biển của mẹ, hít thở qua dây rốn và nhau.
Nước cũng đóng vai trò quan trọng khi chúng ta chết. Ở Nhật Bản chúng tôi có phong tục cho nước đến người sắp chết. Dùng những quả cầu bằng vải hay lá cây Shikimi, chúng tôi thấm ẩm vào môi của người sắp chết. Cách thực hành nầy cùng với sự cầu nguyện để đem sự sống lại của người sắp chết . Đây là phong tục dựa trên sự hiểu biết rằng nước là nguồn gốc sự sống của chúng ta.
Khi chụp hình nước trong việc nghiên cứu của chúng tôi, những tinh thể không xuất hiện ngay sau khi được đông lạnh. Trong kính hiển vi, chúng tôi có thể quan sát quá trình hình thành tinh thể. Những tinh thể phát triển từng chút một và hoàn tất việc thành hình của chúng trong một đến hai phút, giống như hoa đang nở ra. Thời gian cho một tinh thể xuất hiện, phát triển và biến mất tất cả là hai phút. Đối với tôi, tiến trình nầy tượng trưng cho tính chất qúy báu của đời sống. Một trẻ em phát triển để trở thành người lớn. Sau giai đoạn trưởng thành, cậu hay cô hoại rồi diệt. Chắc chắn nước phản ánh chính đời sống.
Từ khi phẩm chất của nước tốt hơn hay xấu đi tùy thuộc vào thông tin được cho đến nó. Con người được cấu tạo chính yếu là nước, kết quả tất yếu là nhận thông tin tốt vào. Khi chúng ta làm vậy, thân và tâm chúng ta có thể trở nên mạnh khỏe hơn. Ngược lại, khi nhận thông tin tiêu cực vào, chúng ta có thể bị bệnh.
Trong thực chất, chúng ta là nước. Bằng cách cho nước tốt vào, chúng ta mong duy trì được sức khỏe. Tuy nhiên, nước tốt và tinh khiết trở nên món hàng qúy. Thế kỷ trước trải qua nhiều chiến tranh về lửa có tên là dầu hỏa. Vài người tiên đoán rằng thế kỷ nầy sẽ có chiến tranh về nước. Trong thế kỷ thứ hai mươi, kỷ nguyên của lửa, chúng ta giữ lửa để sản xuất những khối lượng năng lượng lớn. Vào năm 1900, dân số trên trái đất là 1 tỷ rưỡi. Vào năm 2000 con số nầy đã phát triển đến 6 tỷ. Tất nhiên, chúng ta cần năng lượng khổng lồ để cung cấp sự sống cho dân số đang gia tăng nầy. Theo cách đó, chúng ta tiếp tục đốt than và dầu. Những sản phẩm phụ độc hại của chúng cuối cùng làm ô nhiễm bầu khí quyển của trái đất, trải lên trên Bán Cầu Bắc. Nước mưa bị ô nhiễm từ trên trời rơi xuống thấm sâu vào lòng đất.
Nước lưu thông xảy ra trong những chu kỳ ba mươi đến năm mươi năm. Điều nầy có nghĩa rằng nước mưa rơi cách đây ba mươi đến năm mươi năm bây giờ được dùng như nước trong lòng đất để uống.Khi sản lượng công nghiệp của thế giới gia tăng khủng khiếp sau Thế Chiến thứ II, phẩm chất không khí bắt đầu chịu đựng nghiêm trọng. Sáu mươi năm sau chiến tranh, chúng ta không có cách nào khác hơn là dùng nước bị ô nhiễm trong một thời gian.
Chẳng bao lâu trên thế giới nước tốt có thể bị hiếm, và những cuộc chiến khốc liệt xảy ra trên những nguồn nước qúy có thể không thể tránh được. Những cuộc chiến nầy có thể kích động chiến tranh thế giới trên quy mô rộng lớn. Nhưng thật có ý nghĩa làm sao để có được nước tốt sau khi cuộc chiến xảy ra? Thậm chí nước trong chừng mức nào đó bị ô nhiễm, ắt nó sẽ chứa những thông tin tiêu cực từ cuộc chiến xảy ra để có được nước. Chúng tôi thí nghiệm thấy rằng nước không thể hình thành những tinh thể sau khi cho nó thấy từ “chiến tranh”.
Có Hy Vọng
Nếu tương lai phủ đầy âm thanh hoảng sợ, đây là một lý do để hy vọng: Nếu phẩm chất của nước mưa ở Nhật Bản chỉ số nào, thì môi trường đó có khả năng chữa trị to lớn khi chúng tôi tử tế với nó và chú ý đến việc phát ra sự ô nhiễm môi trường chung quanh. Việc nghiên cứu cho biết, phẩm chất nước mưa chắc chắn được tốt hơn so với chỉ cách đây vài năm. Trong lúc nước dưới đất đang xấu đi, nước mưa đang tốt lên.
Cách đây vài năm, chúng tôi thu thập nước mưa trong nhiều thành phố khác nhau ở Nhật Bản và chụp hình những tinh thể nước. Ít năm sau, chúng tôi thực hiện lại quá trình đó và so sánh những kết quả. Lần đầu tiên, chúng tôi không thể chụp những tấm hình đẹp của nước mưa trong bất cứ thành phố nào- Biei ở trong vùng hẻo lánh yên tĩnh của Hokkaido, Sendai, Tokorozawa của Quận Saitama, Asakusabashi ở Tokyo, Osaka và Fukuoka. Nếu bị ép tôi sẽ nói rằng nước mưa từ Osaka hình thành một hình dạng gần với tinh thể.
Biển tọa lạc trong miền đẹp hẻo lánh, nhưng phẩm chất nước mưa ở đó không tốt. Điều nầy có thể hiểu bởi vì ngay cả phong cảnh đẹp, tầng ôzôn trên trời ở Hokkaido bị phá vỡ và miền nầy bị mưa acít làm thiệt hại rộng lớn.
Tuy nhiên, mấy năm sau, khi chúng tôi lấy nước mưa đem thử, nước mưa của tất cả các thành phố ngoại trừ Asakusabashi ở Tokyo cho thấy những tinh thể. Tôi đặc biệt ngạc nhiên khi thấy những điểm khác nhau trong những tấm hình của nước mưa từ Tokorozawa; trước đây chỉ cho thấy hình dạng lố bịch, nhưng mới đây có tinh thể lục giác rất rõ.
Mặc dù nước mưa thu thập ở Tokyo không hình thành một tinh thể trọn vẹn, nó đang ở trong quá trình hình thành tinh thể. Không may, nó trông như kiệt sức không hoàn tất quá trình kết tinh. Tuy nhiên, nó đang cố gắng nhiều. (Xem hình 1.7.)
Nói cách khác, phẩm chất của nước mưa khắp nơi ở Nhật Bản đã cải thiện đáng kể hơn mấy năm qua. Điều nầy không ngạc nhiên, bởi vì người ta bắt đầu bàn về những sự phát sanh trong môi trường và những nỗ lực chưa từng thấy để cải thiện các tình huống đó. Kết quả là, không khí được cải thiện nhiều chỉ trong vòng mấy năm. Trong quá khứ, nước mưa bị ô nhiễm khi nó rơi qua không khí dơ bẩn. Mới đây, không khí trở nên sạch hơn; do đó, nước mưa có thể xuống đến mặt đất mà không bị ô nhiễm. Chắc chắn đó là dấu hiệu khuyến khích đáng được hoan nghênh.
Bởi vì một chu kỳ nước mất ba mươi đến năm mươi năm, là khoảng thời gian cho đến khi nước mưa được cải thiện hiện nay trở thành sẵn có cho chúng ta uống. Chúng ta phải được chuẩn bị để thấy nước dưới đất của chúng ta bị xấu đi trong nhiều thập niên trước khi nó bắt đầu trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, ví dụ nầy cho chúng ta lý do để xử lý nghiêm túc những vấn đề môi trường, vì lợi ích của địa cầu và con cháu của chúng ta.
Hãy nhớ rằng nước được cho thấy “Yêu thương và tri ân” tạo ra những tinh thể đẹp. Nước ban tặng cho chúng ta những phương tiện tuyệt vời để sống đời an lành và duy trì thân tâm lành mạnh. Giữ những tinh thể nước ở trục trung tâm, chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc hành trình để hiểu năng lượng thực sự của nước.
Theo http://khemarama.com
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo