ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bạo lực học đường: học sinh hay là những tội phạm?
Wednesday, March 18, 2015 1:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Khi xem clip em học sinh ở Trà Vinh bị đánh, tôi ngờ rằng mọi câu chuyện sẽ khó có thể khác đi.
Ông Ngũ Duy Anh (vụ trưởng vụ công tác Học sinh sinh viên) nói trên Vnexpress: “Bộ Giáo dục thường xuyên chỉ đạo các nhà trường tăng cường giáo dục pháp luật, đạo đức lối sống, phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường thông qua các hoạt động chính khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bên cạnh đó, Bộ cũng phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch về công tác phối hợp đảm bảo an ninh trật tự trường học, trong đó xác định trách nhiệm của nhà trường, cơ quan công an trong việc đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực trong trường học. Bộ Giáo dục đề nghị các trường thực hiện tốt quy định, thể hiện rõ trách nhiệm dạy học, dạy người cho học sinh.”(5)
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1sTEI3OFByY0pzNC9WUWs2VHFEQnhsSS9BQUFBQUFBQVVVby9iVjE5ODZySWI0QS9zMTYwMC8xMDk5MTM5MF8xMDIwNDU3NDgzMjEwNDYwNl8xMDA3MjMyODAxOTA0MTcyOTcxX24uanBn
Ông hiệu trưởng Phan Thanh Nguyện của trường Lý Tự Trọng thì nói: “Các hình thức kỷ luật từ phê bình, khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi học có thời hạn, các em rơi vào trường hợp nào thì xử lý theo hình thức đó”.(4)
Những ngôn từ không có gương mặt ấy luôn xuất hiện khi có một đám học trò đánh nhau bị biết tới. Người đại diện của ngành giáo dục sẽ phát biểu suôn sẻ “tăng cường giáo dục”, “đạo đức lối sống”, “phòng chống tệ nạn xã hội”, “phối hợp với Bộ Công An”, “rơi vào trường hợp nào thì xử lý theo hình thức đó”. Nó giống hệt các ngôn từ được dùng khi người ta nói về tội phạm ở huyện, ở xã, hay buôn ma túy ở khu phố. Học trò cũng không được đặc cách để có một loại ngôn từ nào khá hơn. Con người không được quyền có một nhân dạng khác đi so với hệ thống đã định sẵn của nền giáo dục.
Suốt 5 năm qua, từ khi còn là sinh viên báo chí, tôi đã luôn đọc những lời thế này khi các em xảy ra chuyện ẩu đả. Hãy xem lại vài phát biểu ở những vụ đánh nhau khác, ở cách xa nhau cả ngàn km, vào những thời điểm khác nhau:
* Ông Nguyễn Anh Hùng, Phó Hiệu trưởng trường THPT Tử Đà, Phú Thọ nói: “Các em học sinh đánh bạn trước mắt sẽ xem xét hạ hạnh kiểm của HKI là hạnh kiểm yếu và bị cảnh cáo trước toàn trường”.(1)

* Sau khi nghe thông tin, nhà trường đã tiến hành xác minh sự việc và lập Hội đồng kỷ luật. Nhà trường đã yêu cầu Trang và Hường làm bản tường trình, viết kiểm điểm. Qua xem xét, ngày 28/12 nhà trường đã quyết định đình chỉ 1 năm đối với nữ sinh Nguyễn Thị Hà Trang và Đào Thị Hường. (2)

* “Ngay sau khi sự việc xảy ra, xét thấy hành vi đánh bạn của 4 em học sinh trên thực sự nghiêm trọng, vi phạm nhân quyền của người khác, nên hội đồng kỷ luật nhà trường đã mời phụ huynh của 4 học sinh, quyết định đình chỉ học 1 năm đối với các em trên.”(3)
Không hẹn mà gặp, người làm giáo dục ở khắp nơi đều không ngần ngại giáng lên những đứa học trò xâu xé nhau trong clip một bản án “ra trò”: khai trừ chúng ra khỏi ngôi trường sạch sẽ của mình để an tâm rằng sẽ không có danh tiếng nào bị phương hại, không có giáo viên nào bị mất uy tín, không có ngôi trường nào bị vấy bẩn danh hiệu, cũng là cách đơn giản để làm hài lòng dư luận đang phẫn nộ.
Dư luận có quyền phẫn nộ không? – Tại sao không? – khi mọi người gặp phải một chuyện không đúng. Nhưng dư luận có phải là nhân vật mà các anh hiệu trưởng, vụ trưởng, bộ trưởng cần “trấn an” không? – Dư luận chúng tôi ở rất xa các anh, ko gặp được, không ôm hôn sờ nắn được, cũng chưa chắc xơ múi gì từ họ. Nhưng vì để thỏa lòng người đẹp dư luận, các anh – những người chắc từng làm thầy giáo – sẵn sàng rũ bỏ học trò của mình, rũ bỏ đám trẻ khỏi vòng tay của hệ thống giáo dục, để thân mình các anh được sạch sẽ và làm hài lòng “bạn gái” dư luận.
Ngày xưa thầy giáo của tôi từng khuyên chúng tôi trước kỳ chọn nghề đại học: “Nếu con ko thể thương học trò, con đừng làm thầy giáo, hãy làm một nghề lương thiện khác. Đừng vì được miễn học phí mà con phải lao vào.” – Bây giờ tôi đã hiểu tại sao thầy của mình nói vậy, bởi những kẻ chọn nghề làm thầy mà không thể thương xót một đứa trẻ thì chỉ trở thành bọn bất lương thôi.
Các thầy muốn đuổi học chúng (lũ côn đồ nhí ấy), muốn mời công an giúp sức, muốn giáo dục về tệ nạn xã hội…. như các thầy luôn luôn hứa bằng các câu trả lời giống hệt nhau. Vậy các thầy đã làm gì suốt 5 năm qua từ khi những clip đánh nhau xuất hiện (nhờ vậy may mắn các thầy mới biết), không có một hệ thống giáo viên tư vấn tâm lý, không có hệ thống cán bộ hỗ trợ bảo vệ trẻ chống lại bạo lực, không có mô hình chăm sóc trẻ kết hợp với gia đình, thậm chí, không có cả một hệ thống trừng phạt cho ra hồn, ngoài cái mô hình: kiểm điểm, cảnh cáo, đọc tên trước cờ, đuổi học – sặc mùi công an và đấu tố.
Có hình thức giáo dục tích cực nào “giáo dưỡng” một đứa trẻ hư bằng cách đá chúng ra cổng trường không? Có hình kiểu giáo dục nào là đọc tên trước cờ cho tụi nó nhục chơi không? Có kiểu răn đe nào biến những đứa trẻ thành sao đỏ, đi tấn công và canh chừng những đứa bạn khác không?
Tôi e rằng không. Có lẽ các thầy đã quên mất rằng không nên trả lời báo chí bằng các câu trả lời giống nhau từ năm này sang năm khác, từ cụm từ giống nhau này qua cụm từ giống nhau khác. Nó chứng tỏ những người đang vận hành bộ máy giáo dục này chưa bao giờ coi bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng cả về mặt tâm lý, ý thức và quản lý trong nhà trường.
Sau khi bị đạp khỏi trường, lũ trẻ tàn bạo có trở nên bớt tàn bạo hơn chăng? Hay em bị đánh sẽ vui mừng khôn xiết vì từ giờ (do bạn nó bị đạp ra rồi) nó có an toàn hơn không? Tại sao những đứa trẻ con không được đối xử như những con người đang gặp trắc trở, xung đột, bấn loạn, lo sợ hay cần được giúp đỡ? – Tại sao chúng luôn được đối xử giống nhau bằng cái án đuổi học bất hủ truyền kỳ đó?
Hay từ lâu nay, những người làm giáo dục chưa bao giờ coi học trò là con người – mà chỉ là một lũ heo béo đợi giờ xuất chuồng – trước đó kịp giúp các thầy giàu lên nhờ bán hàng triệu quyển sách giáo khoa mỗi năm – nhưng không thể dạy chúng thành người?
Sau khi cô bé bị bạn bè bắt nạt đánh cho nhừ đòn, thì có cả một đám người lớn khác nhảy vào đánh cho cái đám bắt nạt nhừ đòn không kém – theo một kiểu bắt nạt người lớn khác.
Túm lại đều là trò bắt nạt bẩn thỉu.
Khải Đơn
============================================
Chú thích:
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.