ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thị trường Tết 2015: Thực phẩm ‘bẩn’ ‘tấn công’ vào siêu thị
Monday, February 9, 2015 0:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thực phẩm ‘bẩn’ không chỉ xuất hiện tại các chợ dân sinh, mà cận Tết còn “tấn công” vào nhiều siêu thị lớn. Kết quả kiểm tra của lực lượng chức năng trong một số siêu thị làm người dân bất an.

Rau, thịt bẩn có mặt tại nhiều siêu thị

Nhiều người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm ngoài đường bằng cách vào các siêu thị, vì tin rằng hàng siêu thị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra của lực lượng chức năng trong một số siêu thị làm người dân bất an.

Thông tin trên báo Pháp Luật TP HCM, ngày 8/2, đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) Tết Ất Mùi đã đến kiểm tra một số siêu thị ở Hà Nội. Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến nhãn mác, nguồn gốc, chất lượng hàng hóa.

Ở siêu thị Lan Chi (Sơn Tây), đoàn kiểm tra phát hiện siêu thị bán sản phẩm hạt thông (được cho là đặc sản Đà Lạt) trên bao bì không ghi ngày sản xuất, không ghi thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm còn ghi có công dụng “chống ung thư và tiểu đường” có thể gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Siêu thị này cũng bán sản phẩm đào Sa Pa nhưng không ghi tên nhà sản xuất (ghi là sản phẩm của Trung Quốc). Tại thời điểm kiểm tra, siêu thị không xuất trình được giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ, hợp đồng mua bán với nhà cung cấp. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu siêu thị tạm thời thu hồi và không bán hai loại sản phẩm trên.

Ở siêu thị Lotte Mart (Ba Đình), đoàn kiểm tra phát hiện tại khu vực kho có một túi phụ gia thực phẩm trọng lượng 7 kg đã hết hạn sử dụng, không có cảnh báo chờ tiêu hủy. Đoàn đã lập biên bản vi phạm và tạm giữ túi phụ gia.

Tại siêu thị VinMart Royal City (Thanh Xuân), đoàn kiểm tra ATTP đã phát hiện 13 loại rau bán tại siêu thị không có nhãn mác. Siêu thị không giải trình được nguồn gốc rau được siêu thị cho… là sạch. Đặc biệt, đoàn kiểm tra đã phát hiện 12 kg đùi gà không đạt tiêu chuẩn; thịt trâu, bò chưa có dấu kiểm dịch thú y. Tại thời điểm kiểm tra siêu thị chưa xuất trình hợp đồng mua bán thực phẩm với nhà cung cấp. Đoàn đã tịch thu toàn bộ các lô hàng trên để chờ xử lý.

Theo Cục ATTP (Bộ Y tế), nguồn gốc của sản phẩm là tiêu chí rất quan trọng, qua đó cung cấp thông tin giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm an toàn. Trường hợp siêu thị bày bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng thì sẽ bị xử phạt tùy mức độ sai phạm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua Bộ Y tế đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực phẩm và có nhiều biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm. Tuy nhiên, ông Long thừa nhận người dân vẫn chưa an tâm, chưa hài lòng về vấn đề ATTP. Ông Long cho biết trong thời gian tới, nhất là thời điểm cận Tết, sẽ mạnh tay với các cơ sở làm ăn gian dối, sẽ công khai những nơi này để người dân tẩy chay các sản phẩm không an toàn. “Quan điểm của ban chỉ đạo trung ương về ATTP là kiên quyết xử lý các cơ sở vi phạm, nếu còn tái diễn sẽ rút giấy phép kinh doanh, công khai rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để người dân biết”, ông Long nhấn mạnh.

Thị trường Tết 2015: Thực phẩm 'bẩn' 'tấn công' vào siêu thị - Ảnh 1

Đoàn kiểm tra liên ngành trung ương về ATTP lấy mẫu test nhanh một số sản phẩm bày bán trong siêu thị.

Thực phẩm bẩn ảnh hưởng chất lượng giống nòi

Trao đổi trên báo Tuổi trẻ, BS Trần Ngọc Lưu Phương cho biết thực phẩm bẩn có hai loại. Một là thực phẩm bẩn bởi nhiễm những chất vô cơ, những chất phụ gia không nằm trong danh mục và giới hạn cho phép (các kim loại nặng, các chất phụ gia hoặc phẩm màu công nghiệp…). Hai là những sản phẩm bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, có vật thể lạ hoặc các độc tố của vi khuẩn.

“Đối với thực phẩm bẩn theo nhóm một, điều nguy hiểm là chúng gây ngộ độc tích tụ từ từ. Cơ thể khó tự đào thải ra được. Về y học, thật sự chưa có cách nào hạn chế những độc hại của thực phẩm bẩn này. Với thực phẩm bẩn theo nhóm hai, thường chúng sẽ gây những biểu hiện cấp tính như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói. Các triệu chứng này sẽ xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm bẩn” – BS Phương chia sẻ.

Cũng theo BS Phương, cho đến nay vẫn chưa có cách nào để hạn chế tác dụng tiêu cực một khi đã ăn phải những thực phẩm này.

“Có nhiều người cùng ăn nhưng mức độ ảnh hưởng nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc đề kháng của cơ thể, lượng thức ăn bẩn nạp vào cơ thể và một số loại thuốc men đang dùng kèm theo” – BS Phương nói.

Trong khi đó, BS Diệp nhận định tình trạng ngộ độc các loại hóa chất còn tồn dư trong các loại rau củ quả thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, nhưng đây là một tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng và chất lượng giống nòi.

“Để hàng nhái, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn… tràn lan trên thị trường hiện nay, trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên người tiêu dùng cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Người tiêu dùng chỉ nên mua những loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ, có hóa đơn chứng từ, đồng thời tẩy chay hàng nhái, hàng giả, hàng bẩn.

Ngoài ra, khi phát hiện hàng giả, hàng nhái, hàng bẩn, người tiêu dùng cũng thể hiện quyền của mình bằng cách báo cho các cơ quan quản lý nhà nước để có biện pháp xử lý kịp thời. Sự hợp tác từ người tiêu dùng sẽ góp phần rất lớn ngăn chặn tình trạng này.” Luật gia Phan Thị Việt Thu (phó chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM) bày tỏ quan điểm.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.