ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Người ngoài hành tinh cổ đại đã truyền đạt kiến thức thiên văn tiên tiến cho bộ tộc người Dogon?
Thursday, February 26, 2015 7:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy04N2QtcS1MU0doay9WTzN0TFF0WTdOSS9BQUFBQUFBQVR3MC9zYXlsbnNvdnpLay9zMTYwMC9Eb2dvbi5qcGc=
Trái: Sao Thiên Lang A và sao Thiên Lang B trong một hình ảnh được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble. Bên trái: Ngôi sao lùn trắng có thể được nhìn thấy ở góc phía dưới bên trái. (NASA, ESA, H. Bond / STScI, M. Barstow / University of Leicester) Bên phải: Một người đàn ông thuộc bộ tộc Dogon, Mali. (Ferdinand Reus / Wikimedia Commons)
Kiến thức phi thường về thiên văn của tộc người Dogon đã khiến những người hoài nghi và những người ủng hộ giả thuyết về người ngoài hành tinh cổ đại tranh cãi nhau trong nhiều thập kỷ.
Bài viết này điểm qua các lập luận từ hai phía liên quan đến bộ lạc Dogon của nước Mali, châu Phi, và sự hiểu biết của họ về sự chuyển động của một ngôi sao không thể nhìn thấy từ Trái Đất nếu không có sự hỗ trợ của kính thiên văn hiện đại.
Những hiểu biết của người Dogon
Sao Thiên Lang (Sirus) là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời và có một vị trí nổi bật trong nhiều nền văn hóa cổ xưa. Sao Thiên lang, cách Trái Đất khoảng 8,7 năm ánh sáng, có một ngôi sao lùn đồng hành màu trắng gọi là sao Thiên Lang B. Sao Thiên Lang B không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, và các nhà thiên văn học đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của nó vào những năm 1830. Họ đã dùng toán học để phát triển một mô hình lý thuyết về quỹ đạo của nó khi quay quanh sao Thiên Lang (chúng ta gọi nó là sao Thiên Lang A) vào cuối thế kỷ thứ 19.
Các nhà thiên văn học đã biết rằng sao Thiên Lang B phải được cấu tạo từ một loại vật chất siêu cô đặc, nhưng chi tiết cụ thể như thế nào thì lại vượt quá sự hiểu biết của họ cho đến khi vật lý lượng tử đã giúp các nhà thiên văn phân tích được nó vào năm 1926. Năm 1894, những bất thường trong chuyển động của sao Thiên Lang B khiến các nhà thiên văn cho rằng có thể có một ngôi sao thứ ba, sao Thiên Lang C, đang tồn tại và gây ảnh hưởng lên quỹ đạo của sao Thiên Lang B. Liệu sao Thiên Lang C có tồn tại hay không vẫn còn đang trong vòng tranh luận.
Sao Thiên Lang A và Thiên Lang B được chụp lại bởi kính viễn vọng không gian Hubble. Ngôi sao lùn trắng có thể được nhìn thấy ở góc phía dưới bên trái. (NASA, ESA, H. Bond / STScI, M. Barstow/ University of Leicester)
Người Dogon được cho là đã biết hết tất cả những điều này hàng nhiều thế kỷ trước khi các nhà thiên văn học phương Tây bắt đầu tìm hiểu về sao Thiên Lang. Đối với họ, sao Thiên Lang là một chòm ba sao. Họ đã mô tả sao Thiên Lang B chính xác như thế này: họ nói rằng nó là một ngôi sao đồng hành với sao Thiên Lang nhưng không nhìn thấy được từ Trái Đất, nó chuyển động xung quanh sao Thiên Lang A theo đường cong êlip với chu kỳ 50 năm, và nó được làm bằng một vật chất nặng vốn không có trên Trái Đất.
Một biểu đồ của người Dogon thể hiện quỹ đạo hình êlip của sao Thiên Lang B quay quanh sao Thiên Lang A. (Wikimedia Commons )
Người Dogon cũng được cho là đã biết Trái đất và các hành tinh khác xoay quanh trục của nó, rằng chúng quay quanh mặt trời, sao Mộc có bốn vệ tinh, và sao Thổ có một quầng sáng bao xung quanh.
Một bài báo của đài quan sát Chandra của NASA nói: “Carl Sagan đã nhận xét ​​trong cuốn sách của mình ‘Bộ não của Broca’, kết luận về quỹ đạo hành tinh của người Dogon, mặc dù là một hiểu biết hiếm có, nhưng vẫn có thể đạt được mà không cần đến công nghệ cao, cũng giống như cách làm của một số người Hy Lạp và Copernicus. Đối với các vệ tinh của sao Mộc và quầng sáng bao quanh sao Thổ, với sự kết hợp của thị lực phi thường và bầu trời hoàn toàn quang đãng, có khả năng có thể nhìn thấy chúng mà không cần đến kính thiên văn. ”
Liệu chính người Dogon có thể nhìn thấy sao Thiên Lang B bằng cách nào đó?
Tuy nhiên, nhìn chung những người hoài nghi và những người ủng hộ giả thuyết về người ngoài hành tinh cổ đại dường như đồng ý rằng bản thân người Dogon không thể quan sát thấy sao Thiên Lang B hoặc quỹ đạo của nó quay quanh sao Thiên Lang A.
Cách duy nhất người Dogon (và tất cả các nền văn minh khác) có thể nhìn thấy sao Thiên Lang B là nếu như một vài ngàn năm trước đây Thiên Lang B là một ngôi sao đỏ khổng lồ, theo Liam McDaid, một giáo sư thiên văn học tại Trường Cao Đẳng Thành phố Sacramento và một nhà khoa học cao cấp cho tổ chức phi lợi nhuận Cộng đồng Hoài nghi. Nếu trường hợp đó xảy ra, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng quan sát cả sao Thiên Lang A và sao Thiên Lang B đang chuyển động. Một số người nói người xưa thực sự đã mô tả sao Thiên Lang như một ngôi sao khổng lồ màu đỏ.
Nhưng, McDaid giải thích trong một bài báo viết cho cộng đồng rằng: “Ý tưởng này vấp phải một vấn đề là sao Thiên Lang B đã là một ngôi sao lùn trắng trong ít nhất hàng chục ngàn năm. Nếu sao Thiên Lang B là một ngôi sao khổng lồ màu đỏ chỉ một vài ngàn năm trước đây thì ngày nay sẽ có một tinh vân sáng và rõ ràng bao xung quanh nó. Không có tinh vân nào được nhìn thấy. ”
Hogon, một lãnh đạo tinh thần của người Dogon. ( Senani P. / Wikimedia Commons )
“Vấn đề thứ hai là các tác giả cổ đại dường như sử dụng màu sắc để ký hiệu các ngôi sao khác với cách mà chúng ta làm ngày nay (họ mô tả Pollux, Arcturus, và Capella là ‘màu đỏ’— một người quan sát thiên văn thời hiện đại sẽ gọi chúng theo thứ tự là màu vàng-cam, cam, và màu vàng).
“Và cuối cùng, ngay cả khi sao Thiên Lang B đã từng là một ngôi sao khổng lồ màu đỏ có thể nhìn thấy được từ một vài ngàn năm trước đây, làm thế nào người Dogon biết được rằng sao Thiên Lang B vẫn còn ở vị trí đó sau khi nó biến thành ngôi sao lùn trắng?”

McDaid kết luận, cũng như nhà thiên văn học nổi tiếng Carl Sagan, kiến ​​thức của người Dogon về sao Thiên Lang B phải đến từ một nền văn minh tiên tiến. 

McDaid kết luận, cũng như nhà thiên văn học nổi tiếng Carl Sagan, kiến ​​thức của người Dogon về sao Thiên Lang B phải đến từ một nền văn minh tiên tiến. Sagan và McDaid nói nó phải đến từ nền văn minh phương Tây hiện đại, trong khi những người khác nói điều này là không thể.
Liệu có khả năng họ đã tiếp nhận kiến ​​thức từ sự tiếp xúc với phương Tây?
Các lý thuyết cho rằng người Dogon sở hữu kiến ​​thức tiên tiến về sao Thiên Lang B dựa trên nghiên cứu nhân chủng học của Tiến sĩ Germaine Dieterlen, Tổng thư ký Société des Africainistes tại Musée de l’Homme ở Paris, và Tiến sĩ Marcel Griaule, người đã cùng viếng thăm bộ lạc Dogon trong những năm 1930.
Cuốn sách của Robert Temple “Bí mật sao Thiên Lang” xuất bản năm 1976 đã đưa ra giả thuyết về người ngoài hành tinh cổ đại để lý giải cho kiến ​​thức tiến bộ của người Dogon. Ông bác bỏ những lập luận của Sagan giải thích lý do người Dogon có thể đã tiếp nhận những kiến ​​thức thiên văn qua sự tiếp xúc với thế giới phương Tây.
Trong một bức thư ngỏ gửi ông Sagan , được viết vào năm 1981, ông Temple đã nói: “[Tiến sĩ Dieterlen] đã dành phần lớn cuộc đời mình sống với người Dogon và bà hiểu biết về họ và phong tục của họ mật thiết hơn bất cứ ai, ý kiến của bà về nguồn gốc phương Tây đối với những phong tục có liên quan đến sao Thiên Lang của người Dogon là rất quan trọng. Bà trả lời những giả thuyết như vậy với một từ duy nhất: “Ngớ ngẩn!”
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình đặc biệt của BBC, bà đã đưa ra một tạo tác 400 tuổi của người Dogon trong đó vẽ ba ngôi sao của chòm sao Thiên Lang. Ông Temple cho rằng phần này đã được chỉnh sửa trong chương trình phát sóng của Mỹ, đó có thể là lý do tại sao những người Mỹ hoài nghi đã bỏ qua chứng cứ này và lời làm chứng của Tiến sĩ Dieterlen.
Trong cuộc phỏng vấn khá là minh bạch và sáng suốt cho một chương trình có tên khá kỳ dị, “Talk Psychic” (“Trò chuyện với nhà ngoại cảm”), ông Temple nói: “Nếu bạn hỏi người Dogon, họ sẽ cho bạn biết, và đó là những gì không ai muốn nghe. Họ nói rằng tổ tiên của họ đã được truyền lại những kiến thức này từ các vị khách đến từ chòm sao Thiên Lang”.

“Nếu bạn hỏi người Dogon, họ sẽ cho bạn biết, và đó là những gì không ai muốn nghe. Họ nói rằng tổ tiên của họ đã được truyền lại những kiến thức này từ các vị khách đến từ chòm sao Thiên Lang”

—Robert Temple
Ông Temple cho biết kiến ​​thức về chòm sao Thiên Lang thể hiện đậm nét trong văn hóa người Dogon, “nó thể hiện trong … hàng trăm hoặc hàng ngàn vật thể, biểu tượng, khăn dệt, bức tượng chạm khắc, v.v.” Ông cho rằng sự hiểu biết này không thể nào ngấm vào nền văn hóa một cách nhanh chóng từ khi các nhà thiên văn phương Tây phát hiện ra chòm sao Thiên Lang đến thời điểm ông Dieterlen và ông Griaule bắt đầu nghiên cứu của họ năm 1931.
Một ngôi làng Dogon. ( Dario Menasce / Wikimedia Commons )
“Và làm thế nào mà hàng trăm hoặc hàng ngàn vật thể được các nhà khoa học coi là những ‘sao chép tinh xảo’ lại có niên đại đến hàng nhiều thế kỷ … càng làm tôi khó hiểu hơn nữa”, ông nói tiếp. “Những yếu tố như thế này, và còn nhiều những yếu tố khác, ví dụ như tính linh thiêng trong các phong tục truyền thống của bộ tộc, cho thấy nó không thể nào có nguồn gốc từ những kẻ xâm nhập Tây phương vốn không được xem trọng hoặc không được các già làng tin tưởng. Điều đó đã khiến Tiến sĩ Dieterlen phản bác giả thuyết nguồn gốc Tây phương là ‘ngớ ngẩn’”.
Từ năm 1979 đến 1980, nhà nhân chủng học Walter van Beek đã nghiên cứu về người Dogon. Ông nhận ra vũ trụ học của người Dogon khác nhiều so với những gì ông Griaule và ông Dieterlen công bố. Van Beek cho biết sự hiểu biết người Dogon về chòm sao Thiên Lang không rõ ràng hay thống nhất. Ông đã nhận được lời giải thích khác nhau từ các nguồn khác nhau trong tộc người Dogon, và một số trong số họ nói những gì họ biết về chòm sao này là từ Griaule.

Ông Griaule đã bị chỉ trích vì sử dụng những câu hỏi dẫn dắt và gieo trồng các kiến ​​thức thiên văn trong tộc người Dogon.

Ông Griaule đã bị chỉ trích vì sử dụng những câu hỏi dẫn dắt và gieo trồng các kiến ​​thức thiên văn trong tộc người Dogon, trong khi con gái ông Griaule, bà Genevieve Calame-Griaule cũng đã chỉ trích phương pháp của ông van Beek. Hiện chưa rõ liệu những thay đổi trong bộ tộc Dogon từ năm 1930 có thể giải thích cho những phát hiện của van Beek hay không.
Sự tiếp xúc giữa người Dogon và xã hội phương Tây, với những người có khả năng biết được các khám phá thiên văn, vẫn bị giới hạn ở thế kỷ 19 đến những năm đầu thế kỷ 20. Nhưng, giữa họ cũng có một số tương tác, vì vậy khả năng họ đạt được hiểu biết thiên văn từ người phương Tây không phải là hoàn toàn không thể. Tuy nhiên, ngay cả nếu thực sự điều đó là đúng, liệu có thể người Dogon đã biết về chòm sao Thiên Lang trước đó rồi hay không?
Theo vietdaikynguyen.com
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.