Một khả năng gây nghiện mới được khám phá và nó không như chúng ta từng nghĩ
Tuesday, February 10, 2015 5:53
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Từ Johann hari, tác giả cuốn “Theo đuổi tiếng thét: những ngày đầu và cuối của cuộc chiến với ma tuý” (’Chasing The Scream: The First and Last Days of the War on Drugs).
Đến nay đã được 100 năm từ khi ma tuý lần đầu tiên bị cấm – và xuyên suốt thế kỷ chiến tranh với ma tuý, chúng ta đã được tiêm nhiễm ý tưởng về sự nghiện ngập bởi thầy cô và chính phủ. Ý tưởng đó đã thấm sâu vào trong não chúng ta đến nỗi nó trở thành một phần tư duy. Nó có vẻ rõ ràng đến nỗi chính thực tế cũng đã chứng minh là nó đúng. Cho đến khoảng hơn 3 năm trước khi tôi thực hiện chuyến hành trình 30000 dặm để viết sách, cuốn “Theo đuổi tiếng thét: những ngày đầu và cuối của cuộc chiến với ma tuý”, để tìm ra lý do thực sự cho cuộc chiến này, vì tôi cũng tin vào ý tưởng đó. Nhưng điều mà tôi học được trên hành trình chính là những gì chúng ta được kể về sự nghiện ngập gần như là hoàn toàn sai lầm, và có một câu chuyện hoàn toàn khác đang đợi chúng ta nếu chúng ta sẵn sàng lắng nghe.
Nếu chúng ta thực sự thấm thía câu chuyện mới, chúng ta sẽ thay đổi tư duy hoàn toàn về cuộc chiến với ma tuý. Chúng ta sẽ phải thay đổi chính mình.
Tôi đã học được từ một tập hợp những con người vô thường mà tôi gặp trên hành trình. Từ những người bạn còn sót lại của Billie Holiday, những người đã giúp tôi nhận ra làm thế nào mà các nhà sáng lập ra cuộc chiến với ma tuý đã theo dõi và ám sát bà. Từ một bác sĩ người Do Thái, người đã bị bán ra khỏi Budapest từ khi con nhỏ, và học được bí mật của sự nghiện ngập khi lớn lên. Từ một người buôn lậu ma tuý chuyển đổi giới tính ở Brooklyn, người đã sinh ra khi mẹ của ông, một người nghiện thuốc, bị cưỡng hiếp bởi cha của ông, một nhân viên Sở Cảnh Sát New York. Từ một người đàn ông bị giam dưới giếng 2 năm bởi sự tra tấn của chế độ độc tài, và sau này được bầu làm tổng thống Uruguay và bắt đầu chấm dứt cuộc chiến với ma tuý.
Tôi có một lý do khá là cá nhân để đưa ra câu trả lời. Một trong những ký ức thời tôi còn nhỏ là tôi đã cố gắng đánh thức một người họ hàng nhưng tôi đã không thể. Từ đó, tôi đã trở nên nghiêm trọng hoá sự bí ẩn to lớn của nghiện ngập trong tâm trí – thứ gì đã khiến cho vài người trở nên gắn kết với thuốc phiện hoặc có các hành vi dùng liên tục không ngừng được? Làm thế nào chúng ta có thể giúp họ trở lại với chúng ta? Khi lớn lên, một người họ hàng khác của tôi đã dính vào nghiện cocaine, và tôi cũng trở nên dính dáng với nghiện heroin. Tôi đã xem nghiện ngập như là ngôi nhà của mình.
Nếu bạn hỏi tôi điều gì khiến chứng nghiện ma tuý bắt đầu, tôi sẽ nhìn vào bạn như một tên khờ và nói: “ma tuý chứ gì”. Không khó để nắm được điều đó. Tôi nghĩ tôi đã tiếp xúc với nó cả đời. Ai trong chúng ta cũng có thể giải thích. Hãy tưởng tưỡng nếu bạn và tôi và 20 người nữa ngoài đường dùng thuốc phiện khoảng 20 ngày. Sẽ có một thứ “móc câu” hoá học trong thuốc phiện mà nếu chúng ta dừng lại ở ngày thứ 21, cơ thể của chúng ta sẽ cần chất đó. Chúng ta sẽ có một sự đòi hỏi tha thiết. Chúng ta sẽ bị nghiện. Đó là ý nghĩa của nghiện ngập.
Một trong những hướng mà cái lý lẽ này đã được sản sinh ra là từ một thí nghiệm trên chuột – loại thí nghiệm tiêm nhiễm vào Mỹ từ hồi những năm 1980, trong một quảng cáo nổi tiếng của tờ Partnership về một nước Mỹ không nghiện ngập. Có thể bạn nhận ra nó. Thí nghiệm rất đơn giản. Bỏ một con chuột vào một cái lồng, một mình với 2 chai nước. Một chai là nước thật. Chai kia là nước có heroin và cocaine. Gần như trong tất cả mọi lần làm thí nghiệm, con chuột sẽ trở nên nghiện thứ nước thuốc phiện và liên tục uống, cho đến khi chết nghẹn.
Quang cáo ngày giải thích: “Chỉ có thuốc phiện mới gây nghiện, 9 trên 10 con chuột trong phòng thí nghiệm sẽ dùng nó. Và dùng thêm, dùng thêm, cho đến chết. Nó gọi là Cocaine. Và nó có thể khiến bạn thành ra như vậy”.
Nhưng hồi những năm 70, một giáo sư tâm lý ở Vancouver tên là Bruce Alexander đã chú ý đến một điểm kỳ cục ở thí nghiệm này. Một con chuột được bỏ vào lồng một mình. Nó không có gì để làm ngoài việc dùng thuốc phiện. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm khác đi? Vậy rồi giáo sư Alexander xây một công viên cho chuột. Nó là một cái lồng xa xỉ nơi chuột có thể chơi với banh màu và ăn thức ăn ngon nhất và các đường hầm khắp nơi cùng vô số bạn bè: Tất cả những gì mà con chuột muốn. Nếu vậy thì điều gì sẽ xảy ra, Alexander tự hỏi?
Trong công viên chuột, tất cả những con chuột tất nhiên sẽ uống cả 2 thứ nước, bởi vì chúng chẳng biết có gì trong nước. Nhưng điều tiếp theo xảy ra mới thực sự đáng ngạc nhiên.
Những con chuột với một cuộc sống đầy đủ không thích nước thuốc phiện. Chúng chỉ nếm thử và dùng ít hơn một phần tư những con chuột bị giam giữ một mình dùng. Không có con nào chết cả. Trong khi tất cả những con chuột lẻ loi và bất hành trở thành nghiện ngập, không có con nào sống hạnh phúc mà trở nên nghiện cả.
Đầu tiên, tôi nghĩ đó là một nhóm chuột không minh bạch, cho đến khi tôi khám phá ra – cùng thời điểm với thí nghiệm công viên chuột – rằng có một thí nghiệm trên người cũng được thực hiện. Nó gọi là chiến tranh Việt Nam. Tờ tạp chí Time đã báo cáo rằng heroin được dùng như là kẹo cao su trong quân đội Mỹ, và có những bằng chứng thuyết phục: khoảng 20% quân Mỹ đã trở nên nghiện heroin tại đó, theo một nghiên cứu phát hành bởi Thư viện Tâm lý học Tổng hợp. Nhiều người đã hoảng loạn; họ tin rằng một lượng lớn những người nghiện sẽ trở về nhà sau chiến tranh.
Nhưng thực ra tới 95% quân nghiện – cũng theo nghiên cứu trên – đã hết nghiện. Rất ít người nghiện lại. Họ chuyển từ một cái lồng khủng khiếp sang một sự bình yên, nên họ chẳng còn muốn dùng thuốc phiện nữa.
Giáo sư Alexander cho rằng khám phá này là một thách thức lớn cho cả bên cánh hữu – những người cho rằng nghiện là một sự đồi truỵ đạo đức tạo ra bởi các nhóm chủ nghĩa khoái lạc, và bên cánh tự do – những người xem nghiện là một căn bệnh do hoá chất tấn công vào não. Thực chất, ông nói, nghiện là một sự thích nghi. Nó không phải bạn. Nó chỉ là cái lồng mà thôi.
Sau thí nghiệm công viên chuột đợt một, giáo sư Alexander lại nâng cấp thí nghiệm lên. Ông làm lại thí nghiệm chuột bị cách ly và trở nên nghiện ngập. Ông để nó dùng thuốc trong 57 ngày – nếu bất cứ hoá chất nào có thể khiến bạn nghiện thì nhiêu đó ngày là quá đủ rồi. Sau đó, ông đưa con chuột vào trong công viên chuột. Ông muốn biết có phải nghiện là não bị tổn hại và không thể chữa lành và thuốc phiện là tất cả hay không? Điều đã xảy ra lại lần nữa làm ta điên đảo. Những con chuột có vẻ như bị co giật khi không dùng thuốc, nhưng rất nhanh chóng chúng thoát chúng nghiện và trở lại với cuộc sống bình thường. Cái lồng đã cứu chúng. (Tất cả những dẫn chúng mà tôi thảo luận ở đây đều có trong sách).
Lần đâu tôi biết về điều này, tôi đã bị choáng. Làm thế nào mà điều này có thể là sự thật cơ chứ? Lý thuyết mới này là một một nhát chém triệt để vào những gì mà chúng ta đã từng được dạy quá nhiều đến nỗi ta không thể tin được cái gì khác. Nhưng khi tôi phỏng vấn càng nhiều các nhà khoa học, và khi tôi tham khảo các công trình nghiên cứu của họ, tôi càng khám phá ra những điều vô lý trong đời mình – mà chỉ có lý khi tôi chấp nhận lý thuyết này.
Đây là một ví dụ của một thí nghiệm mà xảy ra hàng ngày xung quanh bạn, và có thể sẽ xảy ra với bạn một ngày nào đó. Nếu bạn chạy quá sức ngày hôm nay và hông của bạn bị tổn thương, có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng diamorphine, tên gọi y tế của heroin. Trong các bệnh viện xung quanh bạn, sẽ có rất nhiều người dùng heroin trong một thời gian dài, để giảm đau. Heroin mà bạn lấy từ bác sĩ sẽ trong sạch và hiệu quả hơn loại heroin mà dân nghiện dùng, thứ cẩu thả mà họ phải mua từ các tổ chức tội phạm vì lợi nhuận. Vậy nên nếu lý thuyết cũ nói rằng nghiện ngập là có thật – thuốc phiện chính là nguyên nhân; nó tác động vào cơ thể của người nghiện – thì nó phải diễn ra y như vậy mới đúng chứ. Khối người sẽ rời bệnh viện và cố làm mình bị thương thêm để vào bệnh viện dùng thuốc phiện.
Nhưng có một điều rất lạ: điều đó chưa bao giờ xảy ra. Một bác sĩ người Canada, Gabor Mate đã giải thích cho tôi, những người sử dụng thuốc phiện y tế không nghiện, dù đã dùng nhiều tháng. Loại thuốc là như nhau, dùng trong thời gian như nhau, dân nghiện nghiện và người dùng y tế thì không.
Nếu bạn vẫn cứ khăng khăng – như tôi đã từng – rằng nghiện chỉ là do hoá chất gây ra thì việc này rất khó tin. Nhưng nếu bạn tin vào lý thuyết của Bruce Alexander, nó trở nên hợp lý hơn rất nhiều. Những dân nghiện đường phố cũng như những con chuột trong lồng lẻ loi, đơn độc và chỉ có một thứ ánh sáng duy nhất đó để chạy theo. Những người bệnh nhân thì lại như những con chuột trong công viên chuột, về với cuộc sống mà mọi người xung quanh đều yêu thương mình. Thuốc phiện thì vẫn đó, nhưng môi trường đã thay đổi.
Điều này giúp ta nhận ra rằng cần phải thực sự hiểu người nghiện. Giáo sư Peter Cohen nói rằng con người có một nhu cầu sâu thẳm trong việc kết nối và gắn bó với người khác. Nó sẽ giúp ta thoả mãn. Nếu chúng ta không thể kết nối với người khác, chúng ta sẽ kết nối với bất cứ cái gì sẵn có tại chỗ – tiếng gọi của cờ bạc hay một ống tiêm đều được. Ông nói rằng chúng ta phải ngừng bàn luận về nghiện ngập, thay vào đó bàn về sự gắn kết. Một người nghiện heroin có kết nối với heroin vì người đó không thể kết nối sâu sắc với bất cứ cái gì khác.
Vậy trái với nghiện ngập không phải là sự điều độ. Mà là sự kết nối giữa con người với nhau.
Khi tôi biết những điều này, tôi dần cảm thấy bị thuyết phục, nhưng tôi vẫn không thể rũ bỏ sự hoài nghi. Những nhà khoa học này đang nói là hoá chất thuốc phiện không có nghĩa lý gì? Giờ tôi đã sáng tỏ – bạn có thể bị nghiện cờ bạc và chẳng ai nói là bạn bơm lá bài vào cơ thể của bạn cả. Bạn có thể bị nghiện bất cứ thứ gì mà không cần phải có hoá chất. Tôi đến với một cuộc họp hội bài bạc giấu mặt ở Las Vegas (với sự cho phép của mọi người ở đó, những người biết rằng tôi đang quan sát họ) và họ rõ ràng là phản ứng y như những người nghiện cocaine hay heroin mà tôi đã từng tiếp xúc. Vậy mà tôi có thấy hoá chất gì đâu.
Tuy nhiên, tôi đã tự hỏi, chắc là hoá chất cũng có một vai trờ nào đó chứ? Và nó đã dẫn tôi tới một thí nghiệm mà cho ra câu trả lời vô cùng chính xác, tôi đã đọc thấy nó trong cuốn sách của Richard DeGrandpre, “Tín ngưỡng dược học” (The cult of Pharmacology).
Mọi người đồng ý rằng hút thuốc là một trong những loại nghiện phổ biến. Hoá chất trong tobacco đến từ một một loại thuốc phiện tên là nicotine. Cho nên, khi những kiện nicotine được phát triển hồi đầu thập kỷ 90, nó làm dậy sóng chủ nghĩa lạc quan – những người hút thuốc lá có thể tiêu thụ các loại hoá chất gây nghiện, mà không phải chịu các tác dụng kinh khủng và chết chóc của việc hút thuốc. Họ sẽ được tự do.
Nhưng Văn phòng Phẫu thuật Tổng hợp đã tìm ra rằng chỉ có 17.7% người hút thuốc là là có thể dừng việc tiêu thụ nicotine trong thuốc lá. Cũng đáng kể. Nếu hoá chất kiến cho 17.7% này từng rơi vao nghiện hút thì hiện vẫn có hàng triệu cuộc đời bị tàn phá trên khắp thế giới. Sự thật là, câu chuyện mà ta được nghe suốt về nguyên nhân gây nghiện do hoá chất là có thật, nhưng chỉ là một phần nhỏ nhoi trong bức tranh tổng thể.
Đây là một hiệu ứng to lớn của cuộc chiến thuốc phiện trong 100 năm. Cuộc chiến kinh khủng này – mà theo tôi thấy là giết người hàng loạt trong trung tâm thương mại ở Mexico cho đến đường phố ở Liverpool – được dựa trên một ý tưởng là chúng ta cần loại bỏ một cách vật lý hàng loại các loại hoá chất bởi vì chúng làm hư hại não người và tạo ra nghiện ngập. Nhưng thuốc phiện không phải là nguyên nhân nghiện ngập – nếu, trên thực tế nguyên nhân là sự chia rẻ dẫn đến nghiện ngập – thì cuộc chiến này chẳng có ý nghĩa gì cả.
Trớ trêu thay, cuộc chiến với thuốc phiện lại dẫn đến sự bành trướng của nguyên nhân gây nghiện. Ví dụ, tôi đến một nhà tù ở Arizona – “Tent City” – nơi có tù nhân bị giam giữ trong các ngục đá (‘the hole’) trong nhiều tuần liền để trừng phạt tội dùng thuốc phiện. Đây là hình ảnh thật của những con chuột trong lồng lẻ loi dành cho chính con người. Và khi những tù nhân ra trại, họ sẽ bị thất nghiệp do có tiền án – đảm bảo cho việc họ sẽ bị cô lập nhiều hơn nữa. Tôi đã thấy quá nhiều câu chuyện của mọi người tôi gặp trên khắp thế giới này.
Có một phương pháp khác. Bạn có thể xây dựng một hệ thống giúp cho những người nghiện nhanh chóng kết nối trở lại với thế giới – và rời bỏ sự nghiện ngập.
Đây không phải là giả thuyết. Nó đang xảy ra. Tôi đã từng thấy. Gần 15 năm trước, Bồ Đào Nha là nước có nhiều người nghiện nhất Châu Âu, với 1% của dân số nghiện heroin. Vậy nên họ quyết định phải làm gì đó đặc biệt. Họ quyết định cho thuốc phiện trở thành hợp pháp, và chuyển hết số tiền mà họ dùng để bắt giam con nghiện thành tiền dùng để kết nối con nghiện lại với thế giới – kết nối với chính họ và kết nối với xã hội rộng lớn hơn. Bước quan trọng nhất là phải cho họ có một ngôi nhà, và một công việc để họ có mục đích sống, và mục đích để rời khỏi giường. Tôi nhìn thấy họ được giúp đỡ trong vòng tay ấm áp và nhiệt tình của giới y khoa, để tiếp tục kết nối cảm xúc bản thân mình, sau nhiều năm bị tổn thương và đẩy vào góc tối với thuốc phiện.
Một ví dụ mà tôi đã học được đó là một nhóm con nghiện được cho mượn tiền để lập công ty. Họ đột ngột trở thành một đội, gắn bó với nhau và với xã hội, và có trách nhiệm với những thành viên khác.
Tất cả kết quả đã được ra mắt. Một nghiên cứu tự do bởi Báo Tội Phạm Anh đã khám phá ra rằng từ khi lệnh cấm thuốc phiện được gỡ bỏ, tình hình nghiện ngập giảm hản, và người chích thuốc phiện giảm xuống còn 50% so với trước đây. Tôi nhắc lại: người chích thuốc phiện giảm xuống còn 50% so với trước đây. Gỡ bỏ lệnh cấm đã trở nên một quyết định thành công đến nỗi rất ít người ở Bồ Đào Nha muốn quay lại hệ thống cũ. Chiến lược gia duy nhất chống lại chuyện này là Joao Figueira, hồi năm 2000, người đứng đầu lực lượng cảnh sát chống thuốc phiện. Ông đưa ra hàng loạt những cảnh báo khốc liệt mà chúng ta chỉ có thể thấy trên Daily Mail hay trên Fox News. Nhưng khi chúng tôi ngồi lại ở Lisbon, ông đã kể tất cả cho tôi rằng những dự đoán đó đã không bao giờ xảy ra – và ngày nay ông chỉ mong toàn thế giới noi gương theo Bồ Đào Nha.
Đây không phải là do tôi có những người thân bị nghiện. Nó liên quan đến tất cả mọi người bởi vì nó khiến chúng ta phải nghĩ khác đi về chính bản thân mình. Nhân loại là giống loài gắn bó. Chúng ta phải kết nối với nhau và yêu thương nhau. Câu nói thông thái nhất của thế kỷ 20 là của E.M.Forster – “chỉ có kết nối”. Nhưng chúng ta đã tạo ra một môi trường và một nền văn hoá quá chia rẻ, hay chỉ vờ như gắn kết bằng Internet. Sự tăng trưởng của nghiện ngập là một dấu hiệu của một căn bệnh thâm sâu hơn trong lối sống của chúng ta – liên tục hướng ta tối một cái gì đó hào nhoáng để mua thay vì những con người thân thương xung quanh mình.
Nhà văn George Monbiot đã gọi đây là “thời đại lẻ loi”. Chúng ta đã tạo ra một xã hội loài người nơi mà con người ta trở nên lẻ loi, tách biệt khỏi những người khác một cách rất dễ dàng. Bruce Alexander – người tạo ra thí nghiệm công viên chuột – đã nói với tôi rằng, chúng ta đã nghe quá nhiều về các trường hợp đơn lẻ hết nghiện trong một thời gian dài. Chúng ta cần phải nói về sự hết nghiện của toàn xã hội – làm thế nào để làm được điều đó, cùng nhau, thoát khỏi căn bệnh cô lập hoá mà đã đè nặng trên mỗi chúng ta như một làn sương dày đặc.
Nhưng bằng chứng mới này không chỉ là một thách thức cho chúng ta về phương diện chính trị. Nó không chỉ khiến chúng ta thay đổi tư duy. Nó còn khiến chúng ta thay đổi trái tim mình.
Yêu thương một người nghiện là một điều cực khó. Khi tôi nhìn vào những người nghiện mà tôi yêu thương, nó luôn khiến cho tôi muốn chạy theo một loại tình cảm “cứng” như là thúc ép người nghiện theo kỷ luật và tách họ ra khỏi cộng đồng. Người ta thường nói nếu ai đó không hết nghiện thì cứ xa lánh nó ra. Đó là lý lẽ của cuộc chiến chống thuốc phiện, ăn sâu vào cuộc sống riêng của mỗi người. Nhưng thực ra, tôi đã học được rằng nó chỉ khiến cho họ nghiện nặng thêm – và bạn cuối cùng sẽ mất đi họ mãi mãi. Tôi về nhà và xác định với chính mình là sẽ luôn ở bên cạnh người nghiện – để cho họ biết rằng tôi yêu thương họ không cần điều kiện, dù họ có thể dừng hay không thể dừng nghiện.
Khi tôi trở về từ chuyến hành trình, tôi nhìn vào bạn trai cũ, đang cố gắng vượt qua cơn nghiện, run rẩy trên giường, và tôi đã nghĩ khác đi về anh. Đã một thế kỷ qua, chúng ta đã ca mãi bài ca chiến tranh với người nghiện. Nó hiện ra trong tôi những hình ảnh như là tôi cạo lông mày của bạn trai tôi, chúng ta phải hát bài ca tình yêu thương cho họ suốt chặng đường.
Nguồn: inspireamaze.com
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo