ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô
Saturday, February 21, 2015 5:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Rất ít người biết rằng từ những năm 1950, các nhà khoa học Liên Xô đã có ý tưởng phát triển các máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ hạt nhân và đã có những thành quả.

Năm 1950, ý tưởng về việc chế tạo các máy bay ném bom hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược tầm xa được hỗ trợ bằng năng lượng nguyên tử được coi là điều cần thiết với các tướng lĩnh Liên Xô. Vào thời điểm đó, Nga đã xây dựng tàu phá băng đầu tiên sử dụng lò phản ứng hạt nhân độc lập trên tàu. Vì vậy, ý tưởng chế tạo máy bay sử dụng năng lượng hạt nhân dường như khá thực tế.

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 1

Đã có gần 1000 máy bay ném bom chiến lược tầm xa ở Mỹ có khả năng ném bom hạt nhân vào ngay nước Nga thời Liên Xô và các quan chức quân đội sợ họ không có những máy bay như vậy nên họ quyết định chế tạo chúng. Nhưng không phải là kiểu cánh quạt truyền thống hay kiểu phản lực mà sử dụng năng lượng hạt nhân.

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 2

Tại sao lại là năng lượng hạt nhân? Bởi vì theo tính toán của họ, những chiếc máy bay siêu âm kích thước lớn để vận chuyển rất nhiều bom sẽ cần hơn 10.000 tấn nhiên liệu cho một chuyến bay. Do đó ngay cả việc vấn đề như là chứa xăng máy bay ở một nơi cũng là vấn đề.

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 3

Hình trên là hình ảnh thiết kế đề xuất cho các máy bay sử dụng lò phản ứng hạt nhân.

Vào tháng 6/1952, kỹ sư hạt nhân hàng đầu Liên Xô – Alexandrov đã nói với “bố già” của ngành công nghiệp hạt nhân Liên Xô – Kurchatov rằng: “Những kiến thức về lò phản ứng hạt nhân cho phép chúng ta đặt câu hỏi để đạt được sự phát triển của các động cơ nguyên tử trong những năm gần nhất”.

Tuy nhiên, trong vài năm – chính xác là 3 năm, các máy bay ném bom hạng nặng thông thường như Tu-95s đã xuất hiện. Máy bay này vẫn đang được sử dụng trong lực lượng Không quân Nga và dự kiến sẽ phục vụ ít nhất là đến năm 2040.

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 4

Còn các máy bay sử dụng động cơ hạt nhân dự kiến đã có tên model của nó là M-50 với dự kiến ban đầu là động cơ đặt ở trước máy bay nhưng sau đó đã đặt ra sau đuôi.

Hầu hết các máy bay có động cơ hạt nhân sử dụng kim loại nóng chảy như Lithium hoặc Natri để truyền nhiệt từ các lò phản ứng hạt nhân đến động cơ. Động cơ cũng được thiết kế để có thể làm việc cả với nhiên liệu thông thường.

Ngoài ra các máy bay cũng được thiết kế để mang một máy bay không người lái ở giữa thân như hình ảnh màu đỏ trong hình trên. Nó được sử dụng để mang những quả bom đi chính xác hơn mà không cần máy bay chính phải hạ xuống quá thấp.

Tuy nhiên, chiếc máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân đã không được hoàn thành. Kỹ sư chính của dự án đã được chuyển đến nhiệm vụ quan trọng hơn – xây dựng các tên lửa đạn đạo. Người ta tin rằng các tên lửa đạn đạo có thể bắn đến một nơi xa hơn một cách chắc chắn mà không sợ bị rơi như máy bay. Vì vậy, dự án đã được khép lại.

Nhưng vẫn còn các nhóm khác làm việc với ý tưởng máy bay sử dụng động cơ hạt nhân.

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 5

Bức ảnh trên cho thấy một máy bay bí mật thực sự của Liên Xô. Nó không phải là một máy bay phản lực siêu âm mà sử dụng cánh quạt tuy nhiên nó vẫn là một máy bay ném bom chiến lược với sự hỗ trợ của năng lượng hạt nhân.

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 6

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 7

Đây là một dự kiến của động cơ hạt nhân trong phòng thí nghiệm của hãng máy bay Tu.

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 8

Đây là một động cơ mà họ phát triển với các yếu tố hạt nhân được đặt vòng xung quanh động cơ.

Nó được phát triển trong cơ quan Tu với nhiệm vụ ban đầu đơn giản hơn – chế tạo một cánh quạt bình thường nhưng máy bay được trợ giúp hạt nhân. Vào năm 1956 họ đã xây dựng một “phòng thí nghiệm máy bay hạt nhân” dựa trên máy bay Tu-95 bình thường. Sau đó các máy bay Tu hạt nhân thực sự đi vào quá trình chế tạo.

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 9

Đây là một khu vực thử nghiệm cho các động cơ.

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 10

Và đây là bố trí của lò phản ứng, động cơ và các bộ cảm biến bên trong máy bay. Tên chiếc máy bay này là Tu-95LAL. Đằng sau cabin của phi công có một lớp rất dày để chống bức xạ. Tuy nhiên các lớp xung quanh động cơ không dày lắm và bức xạ có thể xuyên qua.

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 11

Cận cảnh phía dưới bụng máy bay, nơi đặt động cơ hạt nhân.

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 12

Đây là hình ảnh của động cơ hạt nhân đã được gỡ ra.

Một điều có thể khiến nhiều người khó tin đó là các kỹ sư có thể đưa chiếc máy bay này vào bầu trời chỉ trong 1 năm – năm 1961, chiếc máy bay này đã thực hiện 34 chuyến bay.

Nhưng các nhà khoa học Liên Xô cũng nhanh chóng nhận ra rằng các máy bay này có thể gây ô nhiễm một khu vực rộng lớn với chất thải phóng xạ do các bức tường bên thân máy bay nơi đặt động cơ là không đủ dày. Vì vậy dự án này cũng bị đình chỉ. Chiếc máy bay đã bị bỏ rơi trên khu vực thử nghiệm hạt nhân trong 15 năm và sau đó bị phá hủy theo lệnh đặc biệt của các quan chức hàng đầu.

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 13

Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là sự kết thúc của ý tưởng máy bay sử dụng động cơ hạt nhân của Nga. Đã có một chiếc thứ 3 được phát triển. Đó là chiếc AN-22 07/01:

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 14

Sau khi hai dự án đầu tiên bị bỏ rơi, hầu hết các kiến thức và công nghệ phát triển sau đó đã được sử dụng để xây dựng các tàu ngầm hạt nhân. Thành công của họ đã được chứng minh là một ý tưởng làm việc tốt và thử nghiệm các phương pháp tiếp cận với lò phản ứng nhỏ gọn trong nhiều năm.

Vì vậy, sau năm 1970 họ đã có thể xây dựng các máy bay hạt nhân tiên tiến nhất. Xử lý thế nào về chất thải độc hại? Không phải như thế. Những kỹ sư nhớ lại: “Chỉ có lãng phí là nó sản xuất dòng khí quá nóng. Về mặt sinh thái, nó thân thiện hơn bất kỳ loại máy bay động cơ thông thường nào – hầu như không có chất thải”.

Điều này đã đạt được vì sau giai đoạn 1950-1960, người ta đã bỏ ý tưởng các lò phản ứng với chu kỳ ‘mở’ và phát triển lò phản ứng với ‘chu trình khép kín’.

Giải mật dự án máy bay ném bom dùng động cơ hạt nhân của Liên Xô - Ảnh 15

Đây là một bản vẽ của động cơ được gọi là “kết hợp động cơ tuabin phản lực với hạt nhân”.

Các kỹ sư nói rằng mọi thứ đều tốt đẹp với công cụ này – không có chất thải, tầm bay gần như không giới hạn. Chỉ cần tưởng tượng chiếc máy bay có thể bay xung quanh và chỉ hạ cánh khi muốn và nó là một kỹ thuật âm thanh tiên tiến.

Vấn đề duy nhất, theo các kỹ sư là những thiệt hại của các lò phản ứng hoặc động cơ nếu nó bị ai đó bắn hạ hay rơi xuống do một số sự cố kỹ thuật. Trong trường hợp này, vỏ của động cơ và lò phản ứng có thể bị hưu hỏng và rất nhiều thứ độc hại hạt nhân có thể bị rò rỉ. Vì vậy, người ta chuyển sang vấn đề bảo vệ động cơ, nhưng…

Nhưng sau đó cuộc Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ và chúng ta không được thấy các chuyến bay hàng không sinh thái, giá rẻ và không giới hạn.

Trần Vũ (Theo English Russia)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.