Hôm 14/1, Nhật Bản đã thông qua ngân sách quốc phòng cho năm 2015 với mức tăng kỷ lục. Bình luận điều này, các chuyên gia có nhiều ý kiến trái ngược.
Tại cuộc họp ngày 14/1, Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt dự thảo ngân sách cho năm tài chính 2015, trong đó ngân sách quốc phòng ở mức độ cao nhất là 4,98 nghìn tỷ yên, tức 42,2 tỷ $. Cộng đồng chuyên gia Nga có ý kiến khác nhau về sự kiện này.
Chuyên gia hàng đầu của Viện Mỹ và Canada, cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản Alexander Panov không trầm trọng hóa sự phát triển ngân sách quân sự của Nhật Bản.
“Việc tăng ngân sách quốc phòng 2% không phải là số tiền mà có thể thu hút sự chú ý. Rõ ràng, điều này là do thực tế rằng Nhật Bản cần tăng chi tiêu vào việc giám sát tình hình xung quanh quần đảo Senkaku. Vì vậy, đây là phần tài chính mang tính địa phương. Nhưng không hề có sự thay đổi về chất trong chính sách quân sự của Nhật Bản, ngoại trừ trước đó đã được quyết định rằng Nhật Bản có thể gửi quân đến các điểm nóng của hành tinh này với mục đích gìn giữ hòa bình, và điều đó cũng sẽ đòi hỏi gia tăng một số chi phí.”
Một số binh sỹ Nhật Bản. Ảnh minh họa.
Trả lời câu hỏi của “Nước Nga ngày nay” liệu quyết định Tokyo tăng ngân sách quốc phòng có gây ra phản ứng của các nước láng giềng như Trung Quốc hay không, ông Alexander Panov nói:
“Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ mạnh mẽ phản đối, bởi vì bản thân nước này cũng có ngân sách quân sự ngày càng lớn. Trung Quốc tập trung vào các khía cạnh chính trị trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, liên quan đến nỗ lực đòi xem xét lại kết quả chiến tranh thế giới II. Trung Quốc chỉ trích chính sách của Nhật Bản, chứ không phải là việc Nhật Bản tăng cường ngân sách quân sự.”
Tuy nhiên, theo người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu chính trị-quân sự kiêm Phó Hiệu trưởng Học viện MGIMO Aleksei Padberozkin, sự gia tăng tiềm năng quân sự của Nhật Bản có thể làm chao đảo sự ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Logic của việc xây dựng sức mạnh quân sự của Nhật Bản dựa trên hai yếu tố. Thứ nhất, Hoa Kỳ đang cố gắng liên kết các đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thúc đẩy họ tham gia tích cực hơn vào các chương trình quân sự. Liên minh này trước hết là để đối đầu với Trung Quốc. Và thậm chí Mỹ cố gắng thu hút cả Việt Nam và Philippines.
Lý do thứ hai liên quan đến sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.Trước đó điều này là hầu như không đáng kể, ví dụ, trong cán cân thương mại của khu vực Nga chỉ có chiếm 1%. Nhưng bây giờ chính phủ Nga ngày càng quan tâm đến Viễn Đông và phân bổ ngân sách cho sự phát triển của khu vực phía đông của Nga, Nga sẽ trở thành một thành viên đầy đủ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả hiện diện quân sự của Nga trong khu vực. Đương nhiên, Hoa Kỳ và Nhật Bản đang cố gắng để củng cố vị trí của họ, vì nhận ra rằng sự xuất hiện của một trung tâm quyền lực mới trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ dẫn đến sự phân phối lại ảnh hưởng.
Tất cả điều này đang thúc đẩy Nhật Bản tham gia vào cái mà trước đây gọi là chạy đua vũ trang. Nhật Bản trở nên một cường quốc quân sự toàn cầu, chứ không còn trong mức độ khu vực. Đó là hết quả của chính sách của Nhật Bản trong những năm gần đây. Và thứ hai, đây là hệ quả của sự khuếch đại yếu tố dân tộc ở Nhật Bản, cũng như ở các nước khác trong khu vực. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước. Tôi không loại trừ rằng sẽ hồi sinh nhiều tham vọng và kế hoạch quân sự-chính trị. Có lẽ, đó không phải là 100% sự trở lại của năm 1930, nhưng sẽ là một cái gì đó tương tự.”
Ông Aleksei Padbrrozkin khẳng định rằng các quá trình diễn ra tại Nhật Bản sẽ không làm cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương thêm ổn định:
“Ở châu Á đang diễn ra quá trình khách quan về việc thay đổi cán cân lực lượng không có lợi cho Hoa Kỳ và Nhật Bản, mà nghiêng về phía Trung Quốc và Ấn Độ. Nói cách khác, có một sự thay đổi triệt để trong cán cân lực lượng chính trị và kinh tế. Điều này sẽ kéo theo những thay đổi trong luật chơi, không công bằng đối với các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia. Có một cách để thỏa thuận thay đổi các quy tắc của trò chơi và hành vi ứng xử, đó là thương lượng và tạo ra một hệ thống an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng đàm phán sẽ không dễ dàng, đặc biệt là kể từ khi Mỹ cố gắng để bù đắp cho sự suy giảm ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình trong khu vực – và quá trình này sẽ tiếp tục diễn ra – bằng ưu thế về sức mạnh quân sự. Điều đó thậm chí sẽ gây mất ổn định hơn nữa.”
Theo ông Alexei Padberozkin, nếu Nhật Bản cũng sẽ tăng cường lực lượng vũ trang của mình với tư cách là đồng minh của Mỹ hoặc độc lập, điều đó sẽ kích động làm suy giảm mức độ ổn định và an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Tiếng nói nước Nga
2015-01-16 01:40:06
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/nhat-ban-tang-ngan-sach-quan-su-doi-pho-ai-a171311.html