ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nếu không có Thảo thì giới triết học Pháp đã không có đề tài gì để tranh luận trong suốt mấy chục năm cuối thế kỷ 20!
Friday, January 30, 2015 6:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1LZXJZMjhiVlZqdy9WTWJTZF9WYWxfSS9BQUFBQUFBQVRPUS9SeHdNTm5rQWVQZy9zMTYwMC9QYXVsJTJCU2FydHJlLmpwZw==
 
VỤ KIỆN TRẦN ĐỨC THẢO-JEAN-PAUL SARTRE Ở PARIS
(Nhân sự kiện khủng khiếp vừa xảy ra ở Paris, xin chia sẻ một cách tranh luận khác của người Paris hơn 70 năm trước, rất văn minh và lịch lãm!)

Đầu năm 1941 Paris-khi đó hoàn toàn bị Đức phát xít chiếm (khác với miền Nam nước Pháp vẫn còn dưới quyền quản lý của chính quyền Pétain) đã ầm ĩ lên một vụ kiện “vô tiền khoáng hậu” và được báo giới chăm sóc, tường thuật kỹ lưỡng và giới trí thức của “kinh đô ánh sáng” theo dõi sát sao. Tên của nó được báo giới gọi hơi “lá cải” một chút là “Vụ kiện mang tính chất Parisien nhất trong lịch sử Paris”, được khoe ngầm là chỉ ở một nơi trí thức được trọng vọng như Paris thì mới có thể có một vụ kiện tương tự, trong hoàn cảnh thế chiến lần thứ 2 đang gay cấn như vậy!

Người bị kiện là Jean-Paul Sartre -một thần tượng của giới trí thức trẻ thủ đô. Anh ta suốt ngày “ngồi đồng“ ở một quán cafe tại quận 6, gần tháp Eiffel, nơi trước đây là tụ điểm của hai nhà thơ nổi tiếng nhất Pháp đương đại-Verlaine và Baudelaire, và bây giờ đến thời Satre “độc diễn”, bọn thanh niên vây quanh “ngôi sao” để hỏi ý kiến về mọi chuyện trên trời dưới biển, chẳng khác gì thỉnh giảng của “sư phụ” hay đúng hơn là guru. Sartre đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm cao cấp Paris về ngành triết và trở thành người đại biểu nổi bật của chủ nghĩa nhân đạo hiện sinh. Lúc này Sartre đang cặp kè với Simone de Beauvoir-nữ văn sỹ và người đấu tranh cho bình đẳng giới nổi tiếng nhất nước Pháp thời bấy giờ, nàng còn nổi tiếng hơn cả Sartre! Nàng học toán cao cấp, rồi văn học, nghệ thuật, rồi học triết-nàng ghi danh tại trường của Sartre, và sau đó ở cuộc thi triết học để đánh giá sinh viên triết toàn nước Pháp năm 1928 thì Sartre chiếm ngôi vị quán quân, còn nàng đứng thứ hai (nhưng là sinh viên 21 tuổi –trẻ nhất trong lịch sử-đã vượt qua kỳ thi đó!) , và thế là bắt đầu một tình bạn, tình yêu của hai người đồng chí hướng-họ đều trở thành những nhà văn và nhà triết học hàng đầu nước Pháp…Chưa bao giờ trở thành vợ chồng (cả hai đều không chấp nhận hôn nhân), nhưng ngày nay hai ngôi mộ của họ nằm cạnh nhau tại nghĩa trang Montparnasse tại Paris. Đã quá nhiều người viết về họ, nhưng ở status này họ chỉ là “bên bị”.

“Bên nguyên” lúc này mới chỉ nổi tiếng tại trường Đại học Sư phạm cao cấp Paris thôi, nhưng thế cũng là giỏi rồi, vì anh mới học năm thứ ba khoa triết. “Annamite”, tên là Trần Đức Thảo (lúc này Pháp coi thường thuộc địa và ít dùng từ Vienamien) học mấy năm dự bị ở Paris và cũng mới vào trường này thôi, nhưng đã nối tiếng là sinh viên xuất sắc rồi! Đúng truyền thống “triết gia”, Thảo luôn ăn mặc luộm thuộm, bẩn, đầu tóc bù xù, ăn uống thất thường và nói nhiều, nói hay về bất cứ đề tài gì. Câu cửa miệng của ông bằng tiếng Việt và tiếng Pháp là “dốt quá!”-đấy thường là đánh giá của Thảo đối với rất nhiều bạn học, thậm chí cả thầy giáo…trong câu này ý nghĩa khinh miệt ít thôi, mà người nghe cũng ít thấy sự phản cảm, vì Thảo bao giờ cũng nhanh chóng chỉ ra cái sự “dốt quá” nó nằm ở đâu, phải tâm phục khẩu phục thôi! Luận án tốt nghiệp (Agrege) Thảo viết mỗi ngày chỉ một trang, thời gian còn lại ông ngồi hoặc nằm ngoài ghế đá trong trường, xung quanh bạn đồng môn xúm xít nhờ “chỉ giáo”-tức là họ viết được đến đâu đưa cho Thảo nhìn liếc qua hộ, Thảo mà gật thì tức là các thầy sẽ duyệt! Phải hiểu uy tín như vậy ở một nơi đã từng đào tạo ra ngoài Sartre còn là hàng loạt nhà triết học và chính trị gia lừng danh khác mà dành được bởi một cậu chàng quê ở Bắc Ninh thì phải biết thực tài của Thảo đến như thế nào!

B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1wZ09xeDl6SHJkby9WTWJURzA3UGV0SS9BQUFBQUFBQVRPZy9uSkFGanV4b21BTS9zMTYwMC9naCVFMSVCQSVCRiUyQiVDNCU5MSVDMyVBMSUyQnRyb25nJTJCdHIlQzYlQjAlRTElQkIlOURuZy5qcGc=
Ulm, vườn hoa trong trường nơi TĐT hay NẰM trên ghế đá để gà bài cho các bạn Tây
Hồi đó sinh viên An Nam như Thảo được Bộ Thuộc địa Pháp trả 1000 quan/tháng, cũng đủ ăn mặc và trả tiền phòng. Cũng tạm đủ ăn đủ mặc, Đức chiếm đóng nên đời sống khan hiếm, nhất là thịt, bơ, pho mát, trứng…phải mua chợ đen, và nhất là tem phiếu mua thuốc lá, những sinh viên Việt Nam thường không hút mà mang bán lại để thêm tiền sinh hoạt. Thảo cũng vậy, nhưng đúng như phong thái triết gia, Thảo phải thi thoảng uống rượu, cho nên cũng túng bấn, vì thế tuy đã yêu nhau nhưng ông và bà Nguyễn Thị Nhứt chưa sống chung được với nhau. Cuộc sống thời chiến thì đủ cả: bom đạn, báo động, hầm hào (vui nhất là hôm nào phải ngồi dưới hầm hơn 30 phút thì có Chữ thập đỏ đi phát kẹo vitamin tận hầm!), chết chóc …(Nhưng đồng minh thường ném bom khu thợ thuyền, nhà máy chứ không ném vào khu sinh viên-cũng như phía Đức cũng phải để cho khu đại học vẫn hoạt động như thường!).

Lý do vụ kiện lịch sử như sau: Thảo coi mình là người hiểu về thuyết hiện sinh còn hơn cả Sartre-lá cờ đầu của chủ nghĩa hiện sinh tại Pháp! Thời đó mặc dù chiến tranh xảy ra nhưng các hoạt động khoa học vẫn rất được coi trọng, vẫn có những buổi diễn thuyết với đề tài hay và hội trường chật cứng người nghe, nhiều khi phải tổ chức cho diễn giả nói ngoài trời! Triết học là môn khoa học xã hội được coi trọng bậc nhất thời đó, “sang trọng” nhất, trong giới triết học cũng như tri thức trẻ Paris “ông vua không ngai” Sartre không thể chịu được “ngôi sao đang lên”-một kẻ kém mình đến hơn chục tuổi, lại là dân Annamite mà lại lộng ngôn như vậy- nên chấp nhận lời thách đấu, tất nhiên không phải đấu kiếm, mà theo một cách rất nhân văn. Hai người thỏa thuận với nhau là sẽ tranh luận công khai nhiều buổi, tất cả nội dung tranh luận sẽ được đăng chính xác trên tờ báo “Esprit”-một tờ báo “ruột” của Sartre (phải vậy thôi chứ sinh viên Annamite lấy đâu ra truyền thông của mình?). Sau nhiều bài báo về đề tài đó, Thảo phát hiện ra tờ báo không đăng đúng nguyên văn lời của anh, mà sửa đi theo cách có lợi cho Sartre, thế nên quyết định kiện Sartre ra tòa vì tội “không tuân thủ hợp đồng danh dự”!

Sở dĩ Thảo tự tin mình giỏi hơn Sartre trong chủ đề này, bởi vì trước đó ông đã cất công học tiếng Đức và nhân tiện nghỉ hè, mò sang Đức để đọc nguyên tác của hai ông tổ ngành triết này-Husserl và Kierkegard. Nhưng mới sang đến Bỉ thì quân Đức tràn qua, không đi được nữa nên Thảo vào luôn thư viện Liege, cũng may có bản tiếng Đức và ông say mê đọc luôn trong thư viện đó, và ông biết là nguyên tác thì Sartre chưa đọc được!

B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1VSk52Um1xUjRQOC9WTWJTZHdMa0Z6SS9BQUFBQUFBQVRPVS9JUVdWakNUb0hNTS9zMTYwMC9UciVFMSVCQSVBN24lMkIlQzQlOTAlRTElQkIlQTljJTJCVGglRTElQkElQTNvLmpwZw==
Ra tòa Thảo mang cả microsillon-là một loại đĩa than làm từ băng cối ra, để thu phát âm –trình ra để làm bằng chứng cuộc đấu khẩu, trong đó Thảo có nói đến nhiều thuật ngữ cơ bản bằng tiếng Đức, mà Sartre không nắm bắt được. Đến sau này các bạn của Thảo không nhớ được từ đâu Thảo đã mượn được cái “máy ghi âm” –thời đó là cả một gia tài! Tòa tất nhiên không thể xử Sartre-một thần tượng của “mẫu quốc” lại thua một người con thuộc địa, nên cuối cùng đã xử hòa! Ông phải chật vật để trả nửa tiền án phí nhưng cả Paris hiểu rằng Thảo mới là người chiến thắng, còn ông sau đó công khai gọi Sartre là “mauvais philosophe”-“nhà triết học tồi”! Khỏi nói là người Việt ở Paris hãnh diện thế nào về thành công của người đồng hương Thảo của họ…

Ta cũng không nên quên là Trần Đức Thảo, khi cần cũng đã tỏ ra có khí phách của một người con chân chính của dân tộc Việt Nam anh hùng, người triết gia đó khi cần cũng biết cầm súng. Sau khi Hồ Chủ Tịch tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, trong khi toàn dân Việt Nam đang say sưa với lời tuyên bố lịch sử đó, thì bọn thực dân Pháp đã chuẩn bị cho Leclerc (vị tướng nổi tiếng của nước Pháp đã chiếm lại thủ đô Paris năm 1945 lúc đó còn đang bị phát xít Đức chiếm đóng) cầm đầu một đội quan Pháp và lê dương hùng mạnh để chiếm lại Sài Gòn bằng thuỷ lục không quân… Bà con Việt Kiều ta ở Paris rất phẫn uất, và một sáng ngày tháng 9 năm 1945, Trần Đức Thảo đã cùng với vài chục anh em lao động việt kiều ở Paris mở một cuộc họp báo đê tỏ rõ sự phẫn uất này. Khi một nhà báo hỏi: nếu Leclerc đổ bộ Sài Gòn thì người dân Việt Nam sẽ đối xử như thế nào? Trần Đức Thảo trả lời ngay: “Chúng tôi sẽ nổ súng!” và ngay sau câu trả lời đó cảnh sát Paris đã bắt Trần Đức Thảo và mấy chục anh em lao động dẫn vào tù mặc dù quần chúng la ó phản đối. Thảo ở tù mấy tháng như một người phạm tội vào loại trọng tội lớn nhất của Pháp là tội đe doạ nền an ninh của nước Pháp. Sau vài tháng giam tù không xử xét nhưng cũng bị đối xử tệ bạc trong tù, nhờ ở ngoài Việt Kiều và quần chúng tốt Pháp biểu tình, la lối phản đối và cũng nhờ tin phái đoàn Hồ Chủ Tịch sắp qua Paris để thương thuyết nên Trần Đức Thảo và anh em lao động mới được ra tù…

Trần Đức Thảo sau đó làm luận án tiến sỹ triết học tại Pháp với đề tài về triết học của Husserl. Ngoài ra ông có một đề tài rất lạ-“Tìm hiểu về nguồn gốc các ngôn ngữ và ý thức”. Hình như ở Việt Nam hiện nay không có bản thảo nào của tác phẩm này, chính vì phải hoàn tất công trình này mà ông về nước kháng chiến sau các bạn tri thức cùng thời đó mất mấy năm, nhưng chắc bản gốc vẫn được lưu giữ tại Paris. Gia tài triết học của Thảo rất đồ sộ và chắc nhiều năm nữa mới có thể có người đánh giá được hết. Đối với giới triết học Pháp thì Trần Đức Thảo vẫn là một tượng đài để kính trọng-“Nếu không có Thảo thì giới triết học Pháp đã không có đề tài gì để tranh luận trong suốt mấy chục năm cuối thế kỷ 20!”-là đánh giá rất cao của họ về các tác phẩm của ông về chủ nghĩa Marx.

Còn tôi thì hoàn toàn công nhận đánh giá của nhà sử học Trần Văn Giàu về ông Thảo, ông là nhà triết học đúng nghĩa duy nhất của Việt Nam ta cho đến ngày nay! Và nếu được phép, tôi xin chọn Trần Đức Thảo là tài năng trí thức lớn nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20…

P.S.
Trường Sư phạm cao cấp Paris-École normale supérieure với những cách gọi khác nhau: «ENS Ulm», «ENS de Paris», «Normale Sup» hoặc chỉ đơn giản là«Ulm» năm 2014 được bình chọn là trường đại học tốt nhất ở Pháp (và thứ 35 thế giới).
Trong Wikipedia một số thông tin về Trần Đức Thảo sơ sài và không được chính
xác lắm.
Nhà triết học-nhà văn bị Trần Đức Thảo gọi là “mô-ve” đã sống một cuộc đời đầy ắp sự kiện và ý nghĩa. Năm 1964 ông từ chối giải Nobel văn chương “chỉ để giảm áp lực không đáng có và viết cho thật hơn”!

Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.