Tiền lương cơ bản của phi công Vietnam Airlines dự kiến áp dụng, một cơ trưởng người Việt Nam lái máy bay A321 có bậc cao nhất hưởng lương 92 triệu đồng/tháng (trước thuế), cơ trưởng bậc cao nhất lái B777, B787, A330, A350 hưởng mức lương 102 triệu đồng/tháng (trước thuế).
Tin tức trên báo Dân Việt, sau Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng về quản lý đảm bảo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA), ngay trong tuần này, Đoàn bay 919 (thuộc VNA) sẽ tổ chức họp, phổ biến chế độ lương mới đối với phi công của Tổng công ty.
Cụ thể, Đoàn bay 919 dự kiến thực hiện họp tại hai địa điểm ở Đoàn bay phía Nam và Đoàn bay phía Bắc. Nội dung nhằm phổ biến chế độ lương mới đối với phi công từ ngày 1/1/2015. Đoàn bay 919 coi đây là buổi họp có tính chất quan trọng, nên đã đề nghị toàn thể phi công không đi làm nhiệm vụ bố trí thời gian đến dự.
Theo khung tiền lương cơ bản của phi công dự kiến áp dụng, một cơ trưởng người Việt Nam lái máy bay A321 có bậc cao nhất hưởng lương 92 triệu đồng/tháng (trước thuế), cơ trưởng bậc cao nhất lái B777, B787, A330, A350 hưởng mức lương 102 triệu đồng/tháng (trước thuế).
Tiền lương cơ bản của phi công Vietnam Airlines dự kiến áp dụng, một cơ trưởng người Việt Nam lái máy bay A321 có bậc cao nhất hưởng lương 92 triệu đồng/tháng (trước thuế), cơ trưởng bậc cao nhất lái B777, B787, A330, A350 hưởng mức lương 102 triệu đồng/tháng (trước thuế). (Ảnh minh họa).
Mức thu nhập cao nhất trong khung tiền lương cơ bản của phi công thuộc về chức danh Giáo viên kiểm tra năng định (TRE). Cụ thể, Giáo viên kiểm tra năng định các loại máy bay B777, B787, A330, A350 hưởng lương trước thuế là 132 triệu đồng/tháng, đối với máy bay A321 là 122 triệu đồng/tháng và ATR72/F70 là 109 triệu đồng/tháng.
Một phi công đã đưa ra mức so sánh tiền lương cơ bản của VNA với một hãng hàng không khác trong nước để thấy mức chênh lệch. Cụ thể, ở cùng vị trí cơ trưởng A321, phi công người Việt Nam ở hãng hàng không nội địa khác được trả khoảng 160 triệu đồng/tháng (sau thuế). Chưa kể, ngay trong nội bộ phi công VNA cũng đã có sự chênh lệch về thu nhập giữa phi công Việt Nam và phi công nước ngoài.
Theo công bố của VNA trước khi thực hiện IPO, mức lương trung bình dành cho phi công của VNA là 74,8 triệu đồng/tháng, vị trí tiếp viên là 18,7 triệu đồng/tháng. Chi phí nhân công chiếm khoảng 8 – 9% cơ cấu chi phí của Tổng công ty. Trước đó, sau khi nhiều nhân viên kỹ thuật cao của VNA xin nghỉ việc để sang làm việc tại hãng hàng không khác, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành chỉ thị về quản lý, đảm bảo nguồn nhân lực tại VNA.
Trước đó, trao đổi trên báo Một thế giới, ông Phạm Ngọc Minh Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết:
“Hiện thu nhập của các phi công ở Vietnam Airlines khoảng 200 triệu đồng/tháng, cao hơn lương của giáo sư, tiến sĩ và lao động ở các lĩnh vực khác ở Việt Nam.Hơn nữa hãng hàng không Vietnam Airlines thuộc quốc gia nên không thể đòi hỏi như vậy. Nếu anh là hàng không tư nhân thì câu chuyện đồng lương đó là đúng…”
Ông Minh cho rằng: “Họ phải suy nghĩ mức lương họ đang được hưởng là bao nhiêu và với số tiền đó có chật vật khi sống ở Việt Nam hay không…”.
Ở Vietnam Airlines, lương của chủ tịch HĐTV Phạm Viết Thanh và lương của tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh đang hưởng mức lương xê xích 45 – 50 triệu đồng. Mỗi năm tùy theo hiệu quả kinh doanh, người làm việc cho Vietnam Airlines được hưởng từ 15 – 18 tháng lương.
Sự chênh lệch giữa lương phi công “nội” và phi công “ngoại” khiến nhiều phi công ở Đoàn bay 919 lên tiếng phản ứng. Cách đây 4 năm, phi công Đoàn bay 919 đã yêu cầu có cuộc họp riêng với lãnh đạo Vietnam Airlines để chất vấn về vấn đề lương bổng. Câu hỏi chính được đưa ra là: Tại sao với năng lực tương đương nhau, lương bổng của phi công Việt Nam thấp hơn quá nhiều so với phi công thuê từ nước ngoài.
Lời giải đáp được lãnh đạo Vietnam Airlines đưa ra là “thuê phi công nước ngoài, chúng tôi không phải tốn chi phí đào tạo”.
Chi phí đào tạo một phi công căn bản được biết lên đến 2,5 tỉ đồng, sau đó, người phi công này còn phải bay thực tế nhiều ngàn giờ nữa mới có thể trở thành cơ phó hay cơ trưởng, trong đó có một thời gian đi học ở nước ngoài. Chưa kể trong quá trình làm việc, Vietnam Airlines còn phải tổ chức các khóa học đào tạo tiếp theo để phân cấp và chuyển loại phi công.
Hiện Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất tại VN có khả năng tự đào tạo một phần về nghiệp vụ cho phi công và học phải chi những khoản đầu tư đào tạo rất lớn để chủ động được nguồn nhân lực cấp cao.
Theo chính sách của Vietnam Airlines, trước khi đào tạo cơ bản (bằng kinh phí của tổng công ty), phi công cần phải ký hợp đồng đào tạo , cam kết sau khi kết thúc khóa học thành công, phi công sẽ phải ký hợp đồng lao động, làm việc cho Vietnam Airlines trong 15 năm.
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Airlines) được thành lập và là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Vietnam Airlines là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Hãng nằm dưới sự quản lý của một hội đồng 7 người do Thủ tướng Việt Nam chỉ định, có các đường bay đến khu vực Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu và châu Đại Dương, với 46 điểm đến ở 19 quốc gia. Trụ sở chính được đặt tại hai sân bay lớn nhất Việt Nam: Sân bay quốc tế Nội Bài và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 69,93% Jetstar Pacific Airlines. Hãng nắm 49% trong Cambodia Angkor Air, hãng hàng không quốc gia Campuchia, và 100% trong VASCO, một hãng bay nhỏ chuyên bay ở khu vực miền Nam Việt Nam. Hãng được đánh giá 3 sao, theo tiêu chuẩn của Skytrax. Ngày 10 tháng 6 năm 2010, hãng chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này. Cho đến cuối năm 2011, tổng công ty chiếm khoảng 80% thị phần thị trường hàng không nội địa tại Việt Nam và khoảng 40% thị phần khách du lịch bay đến và rời Việt Nam. Vietnam Airlines được nhiều hành khách đánh giá là hãng hàng không có tiếp viên phục vụ ân cần, chu đáo. Cũng là hãng hàng không được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng. |
Ngọc Anh (Tổng hợp)
2015-01-11 23:16:14
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/lo-muc-luong-moi-cua-phi-cong-vietnam-airlines-a170686.html