Câu hỏi có vẻ hơi ngớ ngẩn khi mà chính phủ Mỹ đã tuyên bố rằng trùm khủng bố Al-Qaeda này đã chết. Tuy nhiên, đây là một câu hỏi trong ngoặc kép. Trong thế giới của chúng ta, liệu rằng khi một trùm khủng bố chết đi, sẽ có một ông trùm khác thay thế? Và khi những ông trùm này chết đi, thì sẽ không có những kẻ cực đoan khác đi theo con đường và tư tưởng của họ?
Mới đây chúng ta biết về nhóm khủng bố IS. Rồi vụ khủng bố ở Paris của Pháp làm 17 người thiệt mạng, gây hoang mang và lo lắng cho người dân ở đây. Các quốc gia phát triển như Mỹ và Liên minh châu Âu chi rất nhiều ngân sách để phát triển quân sự nhằm chống khủng bố. Điều này hẳn là rất cần thiết, nhưng tư tưởng và nền văn hóa cực đoan tạo ra bởi “những ông trùm” thì không dễ tiêu diệt bằng súng đạn.
Như chúng ta biết, con người hình thành nhận thức thế giới qua môi trường xung quanh họ, tư tưởng của những người xung quanh họ cũng có tác động lớn, rồi cả nền văn hóa hay những điều họ được giáo dục và sự tự nhận thức của cá nhân. Giống như sự ví von, con người như vật chứa bỏ vô thứ nào sẽ thành thứ ấy. Tất nhiên, nó không có tính tuyệt đối. Nhưng hoàn cảnh ảnh hưởng rất lớn đến một cá nhân.
Nói về Trung Quốc, một đất nước với bề dày 5000 nghìn năm văn hóa với Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo cùng tồn tại. Tuy nhiên, người Trung Quốc ngày nay không được người dân nước ngoài ưa thích vì ăn mặc lộm thuộm, không chú ý đến vệ sinh khi để trẻ em đi vệ sinh ngay trên sân bay, rồi thói quen viết bậy lên tường khi đi du lịch,… Môi trường thì ô nhiễm, bụi trong không khí ở Bắc Kinh vượt quá mức cho phép tạo thành lớp ‘sương mù bụi’, ô nhiễm nước ở sông, thức ăn,v..v.. Điều cần hỏi ở đây là phải chăng con người tự thay đổi hay nền văn hóa của họ đã thay đổi? Điều gì tác động đến nền văn hóa ấy?
Trở lại những năm 1966-1976 khi mà chính quyền Trung Cộng tạo ra Đại Cách Mạng Văn Hóa, cho rằng những tư tưởng cũ là tứ cựu – ‘quan niệm cũ, văn hóa cũ, thói quen cũ, và phong tục cũ’, cho rằng niềm tin vào Thần là ấu trĩ và mê tín. Bắt đầu với những tuyên truyền từ báo chí, truyền hình,… và dẫn theo đó là đập phá chùa chiền, nơi thờ tự,… Sau khi tinh thần người ta mất đi, thì sự trống rỗng ấy sẽ được thay thế bằng một thứ khác như “mèo trắng hay mèo đen miễn bắt chuột là được”, “người không vì mình trời tru đất diệt” và nhiều thứ tư tưởng chỉ tôn trọng kim tiền và quyền lực. Và gần đây, những tội ác như đàn áp người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công,… đã và đang diễn ra ở một đất nước ngay sát cạnh chúng ta.
Hầu hết các nhóm khủng bố tồn tại được vì cái văn hóa độc hại chúng tạo ra vẫn còn tồn tại. Chúng tồn tại trong tư tưởng và khống chế những người đã tin tưởng nó hay chấp nhận nó một cách vô thức hay có ý thức. Cũng giống như trong một cơ thể sống, mọi cơ quan có chức năng riêng biệt, nhưng chúng cũng có liên quan đến nhau, mỗi cơ quan đều cần oxy từ máu cung cấp. Trong xã hội, để tồn tại thì phải có trao đổi, giao tiếp. Văn hóa như một sức mạnh vô hình ảnh hưởng đến mỗi cá nhân và cả cộng đồng trong cách suy nghĩ và hành xử của họ.
Vậy nên nếu những niềm tin sai lệch, những thứ văn hóa độc hại không bị rũ bỏ thì cái ác sẽ vẫn tồn tại. Tất nhiên, thiện và ác lúc nào cũng có, nhưng đi quá mức như nhiều vấn đề ở xã hội ngày nay thì thực sự rất nguy hiểm. Giống như một khối u ở trong cơ thể người, vẫn hấp thụ chất dinh dưỡng nhưng lại làm hại đến cả cơ thể. Nếu như không cung cấp môi trường cho kẻ ác, môi trường ở đây là sự nhận thức của mọi người xung quanh được đề cao, mọi người ai cũng biết rõ sự thật, phân biệt đúng sai và lên án chúng thì những kẻ hành ác sẽ không còn hung hăng được nữa, và sẽ không có nhiều người bị chúng lừa mị.
Tất nhiên, nhiều người cho rằng “ăn củ mỳ nói chuyện thế giới”, đó là chuyện tào lao của thiên hạ, rằng pháp luật chặt chẽ đã có thể ngăn chặn chúng. Nhưng pháp luật chỉ có thể trừng phạt, chứ về mặt ảnh hưởng đến tận thâm tâm thì không thể. Với lại, như đã đề cập ở trên, trái đất như một thực thể lớn, nếu thực thể này có một khối u, thì toàn bộ thực thể vẫn bị ảnh hưởng. Như chúng ta đã biết, Trung Quốc được xem là “công xưởng của thế giới”, đũa gỗ từ Trung Quốc được sản xuất ra từ nhà tù, trại cưỡng bức lao động với điều kiện vệ sinh tồi tệ nên giá rất rẻ,… và hàng loạt sản phẩm khác, cũng như thức ăn được chế biến từ đây vì số lượng lao động rất lớn và giá thành rẻ. Hiện nay, hàng ‘made in China’ tràn lan khắp thị trường Việt Nam, liệu bạn có nghĩ rằng một việc vô lương tâm xảy ra ở một nơi khác thì không liên quan gì đến bạn? Nếu biết rằng đũa bạn mua có thể làm từ trại cưỡng bức lao động nơi giam giữ tù nhân lương tâm, liệu bạn có thể …?
Có một nghiên cứu của tiến sỹ Masaru Emoto nói lên rằng suy nghĩ của con người có thể tác động làm thay đổi tinh thể nước. Mỗi suy nghĩ của chúng ta là một thực thể vật chất có sức mạnh nhất định. Vậy khi gặp một vấn đề lương tâm nào dó, đừng lạnh nhạt bỏ qua nhé, ít nhất hãy có ý niệm rằng “thiện ác đều có báo ứng”, “kẻ gieo gió rồi sẽ gặt bão”. Mỗi suy nghĩ của chúng ta là một thực thể vật chất có sức mạnh nhất định, biết đâu chỉ đơn giản với một thiện niệm, chúng ta có thể cải biến mình và cùng nhau chúng ta có thể thay đổi một phần nhỏ của thế giới này, một phần nhỏ thôi. Nhưng biết đâu, rồi những phần nhỏ ấy sẽ gộp lại.
Ảnh: suy nghĩ có thể tác động làm thay đổi tinh thể nước
Theo daikynguyenvn.com