ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bảo dưỡng xe máy sát Tết: Những lưu ý để không bị mất tiền oan
Friday, January 30, 2015 18:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhu cầu bảo dưỡng xe dịp sát Tết của người dân thường cao hơn nhiều so với ngày thường, vì vậy giá thường bị đội lên cao và chất lượng dịch vụ không tốt. Dưới đây là những lưu ý cho khách hàng khi đi bảo dưỡng xe vào dịp Tết đến xuân về.

Cẩn thận với cửa hàng lớn

Tin tức trên báo Tiền Phong, ở Việt Nam, có một thực tế khá lạ: Một số trung tâm sửa xe lớn thường không tốt bằng các cửa hàng sửa xe nhỏ lẻ. Vì chi phí cao cho mặt bằng, địa điểm nên giá sửa chữa bảo dưỡng cũng tăng chóng mặt. Được tiếng là cửa hàng to và luôn cung cấp đồ chính hãng, nhưng rất khó kiểm soát chất lượng của những linh kiện thay thế.

Bên cạnh một số thợ cứng, thợ sửa xe ở đây thường khá trẻ và non kinh nghiệm. Vì vậy, chọn những hàng sửa xe nhỏ nhưng có những thợ lành nghề đôi khi lại tốt hơn.

Cửa hàng lớn cũng không đồng nghĩa với không gian lận. Các khâu bảo dưỡng thường không có sự chứng kiến của chủ xe, nên “tin nhau là chính”.

Nhiều trường hợp xe chưa hỏng, thợ đã báo thay linh kiện, từ vòng bi, má phanh, ác quy tới nhông xích, dây cu-roa, dây công-tơ-mét…, dù trước đó chủ xe không thấy hiện tượng hỏng hóc.

Nói chung, nên cảnh giác với cửa hàng dù lớn hay nhỏ, chỉ nên bảo dưỡng xe máy ở những nơi thân quen, có uy tín, được bạn bè tin tưởng giới thiệu.

Bảo dưỡng xe máy sát Tết: Những lưu ý để không bị mất tiền oan - Ảnh 1

Nên bảo dưỡng xe máy ở những nơi thân quen, có uy tín, được bạn bè tin tưởng giới thiệu. (Ảnh minh họa).

Kinh nghiệm khi bảo dưỡng

Bạn nên tìm hiểu và trang bị kiến thức tối thiểu về xe máy, đặc biệt với nữ giới. Phải nắm được những thứ mình cần làm khi bảo dưỡng xe như: Thay dầu động cơ, bôi trơn khớp, vòng bi, xích xe, căng lại xích, thêm acid vào ac-quy… Nếu xe vẫn hoạt động tốt thì cương quyết không thay linh kiện.

Không nên để quá sát Tết mới bảo dưỡng xe, hay sửa chữa, vì đông khách dẫn đến giá cao, dịch vụ không tốt như ngày thường.

Luôn giữ hóa đơn sửa chữa bảo dưỡng để khi cần có thể mang ra đối chiếu, đặc biệt là khi thay mới linh kiện trên xe (linh kiện chất lượng không đảm bảo, trôi nổi trên thị trường được các hàng sửa xe sử dụng khá nhiều).

Bên cạnh việc thay dầu bôi trơn động cơ phải thực hiện thường xuyên (1.000 đến 1.500 km), một năm chỉ nên bảo dưỡng toàn bộ xe 1 – 2 lần. Tuy vậy, việc kiểm tra áp suất lốp, phanh trước phanh sau, đèn pha và đèn xi-nhan, bình ac-quy cần được thực hiện hàng ngày theo thói quen, để xử lý sớm, khiến việc lái xe an toàn hơn.

Những “gạch đầu dòng” cần nhớ:

– Nếu có ý định sửa chữa ở trung tâm lớn thì nên đi hỏi giá sửa chữa, phụ tùng thay thế trước khi xe được “mổ”, cất giữ và ghi lại chi tiết thời gian sửa chữa, thay thế phụ tùng cho xe để đem đối chiếu những lần sau. Thông thường đối với xe mới mua, nhà sản xuất thường có chế độ bảo hành 1 – 2 năm. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng vì là xe mới nên trong thời gian đó hầu như rất ít trục trặc, nếu có thì cũng không đáng kể. Vì thế, công việc của các nhân viên khi bảo dưỡng định kỳ thường chỉ là tra dầu vào ốc vít và thay nhớt mới. Những hỏng hóc thực sự sẽ xuất hiện ở thời gian sau đó.

– Những tay thợ có lương tâm khuyên rằng: khách hàng hãy tìm những cửa hàng không nhất thiết phải lớn, tốt nhất là người chủ từng là thợ sửa xe giỏi rồi đứng ra trực tiếp quản lý. Nếu có mối quan hệ quen biết từ trước là tốt nhất vì có thể tin tưởng được.

– Bạn cũng nên trang bị một số kiến thức tối thiểu về xe máy để có thể dự đoán được một số hỏng hóc thường gặp và biết cách xử lý, tránh gặp phải tình trạng tiền mất tật mang.

– Không nên đưa xe đi sửa chữa hay bảo dưỡng vào những ngày mưa gió và ngay sau các đợt lụt lội hoặc thời điểm cận Tết. Vì khi đó nhiều người cũng có nhu cầu sửa chữa khiến các cửa hàng dù uy tín thì cũng không đủ khả năng đáp ứng, dẫn đến chất lượng phục vụ không tốt như bình thường.

– Hiện nay, hầu hết các hãng xe máy như Honda, Yamaha đều cập nhật bảng báo giá phụ tùng chính hãng trên website của mình. Nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo trước khi quyết định có nên thay mới phụ tùng hay không và tránh việc tự biến mình thành “mồi ngon” cho các tay thợ xe bất lương.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.