ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
7 chuyện ồn ào nhất trên mạng xã hội Trung Quốc đầu năm 2015
Monday, January 19, 2015 18:30
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Sau những vụ việc có vẻ “điên rồ” tại Trung Quốc, người ta lại có dịp bàn về những câu chuyện ồn ào gây xôn xao dư luận tại nước này vào năm 2015, một phần vì một số chuyện có vẻ ngờ nghệch đến khó tin, một phần khác lại tiết lộ những sự thật đầy bất ngờ.

1. Công nhân Trung Quốc làm việc đến 30 giờ 1 ngày

Trung Quốc, Thần Vận, tây tạng, Sony tin tặc, Quan chức, nữ sinh, cctv, Bài chọn lọc,

Lao động 30 giờ một ngày là nội dung mẩu tin có từ năm ngoái, nhưng gần đây lại trở nên “hot” trên mạng xã hội khi một thành viên trên mạng xã hội Sina Weibo chia sẻ ảnh chụp kênh truyền thông nhà nước CCTV đang phỏng vấn một lao công ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc, với trích dẫn người này làm việc 200 giờ/tuần.

Bài viết nhận được nhiều bình luận châm biếm như: “Đài CCTV này đến từ hành tinh khác chăng” hay “nhà đài này dốt nát hay sao mà làm phỏng vấn một người làm việc 30 giờ một ngày?”.

Ngoài ra còn có các bình luận chuyên môn cao như: “Sau nhiều vụ việc như sự cố Thiên An Môn năm 1976 (có thể bình luận nhầm sự kiện xảy ra năm 1989), và Tự Thiêu Giả năm 2001, cái “loa” của ĐCSTQ này chẳng ‘tiến bộ” hơn chút nào trong kỹ năng nói dối, tệ đến độ con nít còn phải cười”.

Có thể chốt lại là những ai hay dối trá thì càng về sau càng dễ lẫn lộn.

2. Trung Quốc liên tục tấn công nhiều trang web

Trung Quốc, Thần Vận, tây tạng, Sony tin tặc, Quan chức, nữ sinh, cctv, Bài chọn lọc,

Chương trình biểu diễn nghệ thuật Thần Vận, chuyên trình diễn các tiết mục múa cổ điển truyền thống Trung Hoa, đẳng cấp quốc tế.

Hầu hết mọi người đều biết vụ tin tặc tấn công vào hãng Sony Entertaiment cuối năm 2014, đây vốn là một sự kiện ồn ào nhất trong giới truyền thông. Hãng Sony thiệt hại thế nào chưa có ước tính, nhưng bộ phim “The interview” lại nhờ đó mà bội thu do được khán giả ủng hộ.

Chỉ mới đầu năm 2015, tin tặc lại mở cuộc tấn công ồ ạt vào một công ty có trụ sở ở New York là công ty nghệ thuật Thần vận (Shen Yun). Thời gian đầu năm 2015, website chính của đoàn nghệ thuật này đã bị tấn công quy mô lớn vào nhiều máy tính của công ty nhằm làm tê liệt hệ thống. Theo chuyên gia máy tính của tờ Epoch Times, tờ báo cũng bị tấn công vào khoảng thời gian này, các dữ liệu thu thập được cho thấy các cuộc tấn công bắt nguồn từ Trung Quốc.

Điểm khác so với vụ “Sony bị tin tặc” là thủ phạm tấn công lần này vào Shen Yun không cần e ngại che dấu danh tính, và mục tiêu cũng rất rõ ràng là nhắm vào kinh tế và gây thiệt hại cho công ty.

Ngoài ra, một số nghệ sĩ của Shen Yun cũng là mục tiêu tấn công và quấy rối đến từ tay chân của chính quyền Trung Quốc, lý do được cho là các diễn viên này thường xuyên tham gia biểu diễn các tiết mục cảnh sát Trung Quốc đánh đập và tra tấn học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công là một bộ môn tu dưỡng tinh thần theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, và bị ĐCSTQ đàn áp từ năm 1999 cho đến nay. Ngày nay, bộ môn này đang được lan truyền khắp các quốc gia trên thế giới và nhận được nhiều lời khen ngợi từ các tổ chức chính phủ cho những đóng góp về sức khỏe và văn hóa cộng đồng.

3. Lễ ăn mừng năm mới trở thành thảm họa

Trung Quốc, Thần Vận, tây tạng, Sony tin tặc, Quan chức, nữ sinh, cctv, Bài chọn lọc,

Vụ giẫm đạp vào đêm trước thềm năm mới 2015 tại Thượng Hải đã lấy đi sinh mạng của 36 người.

Có hơn 36 người bị chết và 49 bị thương khi có hàng nghìn người dẫm đạp lên nhau để tranh tiền lễ chúc mừng năm mới dương lịch hồi đầu tháng 01/2015, tại thành phố Thượng Hải.

Điều ồn ào liên quan đến vụ việc này là mọi người rỉ tai nhau trên mạng xã hội rằng có người chủ mưu hay cố ý làm ngơ để vụ việc xảy ra mà không đoái hoài gì đến sinh mạng thường dân. Được biết, Thượng Hải là một trong những thành phố có mức độ “an ninh” cao nhất với camera được lắp đặt khắp các góc đường, thậm chí “còn nhiều hơn cả đèn giao thông”.

Cả khu vực đã được quan sát bao quát cả ngày lẫn đêm ở mọi góc ngách, thế nên cảnh sát rất dễ dàng để kiểm soát bất cứ vấn đề xảy ra đột ngột nào. Do đó, sự việc gây ra cái chết và khiến hàng trăm người  bị thương như trên đã dấy lên những nghi ngờ về người đứng sau vụ việc.

4. Nhồi nhét nhiều chữ viết mới vào Tây Tạng

Trung Quốc, Thần Vận, tây tạng, Sony tin tặc, Quan chức, nữ sinh, cctv, Bài chọn lọc,

Các phiến đá ghi lời cầu nguyện của người dân Tây Tạng.

Khu vực tự trị Tây Tạng lâu nay vẫn sở hữu hệ thống chữ viết và văn hóa riêng được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Kể từ khi chế độ ĐCSTQ lên nắm quyền, khu vực yên bình rơi vào tình trạng hỗn loạn do sự xâm lấn ngày càng lộ liễu và việc áp đặt thô bạo chế độ mới lên người dân vốn có truyền thống theo đạo Phật.

Để triệt tiêu và “đồng hóa” một dân tộc, công cụ “xâm lấn văn hóa”  là quan trọng nhất. Gần đây, Trung Quốc đã thành công trong việc ép nhập vào hệ thống chữ viết truyền thống của người Tây Tạng thêm 1.500 chữ mới trong đó có nhiều chữ là khẩu hiệu tuyên truyền của chế độ.

5. Đường dây cung cấp sinh viên nữ cho các cán bộ nhà nước

Trung Quốc, Thần Vận, tây tạng, Sony tin tặc, Quan chức, nữ sinh, cctv, Bài chọn lọc,

Ngôi trường nơi xảy ra vụ việc.

“Sự cố” ồn ào trên mạng xã hội thời gian gần đây liên quan đến chuyện “lộ” thông tin về vụ việc một số đàn chị sinh viên năm cuối đem theo hung khí xông vào kí túc xá của các em năm đầu để ép các em này vào góc phòng rồi lột quần áo để… kiểm tra trinh tiết. Sau khi kiểm tra xong, đàn chị “chuyên nghiệp” sẽ chụp lại ảnh “ứng cử viên” với lời đe dọa không được tiết lộ với ai nếu không sẽ tung những hình ảnh đã chụp ra ngoài.

Đây là sự thật một trăm phần trăm, và vẫn là chuyện phổ biếnthời nay ở các trường học Trung Quốc. Các sinh viên đàn chị trên là thành viên trong đường dây chuyên cung cấp nữ sinh để làm hài lòng cán bộ quan chức địa phương. Mỗi thành viên đều sở hữu tài khoản ngân hàng và nhận được mức thù lao cao từ dịch vụ này.

6. Lãnh đạo khóc

Trung Quốc, Thần Vận, tây tạng, Sony tin tặc, Quan chức, nữ sinh, cctv, Bài chọn lọc,

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hình như đang khóc bên cạnh khuôn mặt “lạnh như tiền” của ông Tập.

Lãnh đạo khóc và khóc lãnh đạo là những hình ảnh phổ biến ở các nước như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam. Trong các cuộc họp chính trị quan trọng, lãnh đạo cần chuẩn bị sẵn tinh thần và khăn mùi xoa cho những tình huống phải khóc.

Bức hình bên trên là hình ảnh nguyên Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang cầm khăn lau nước mắt bên cạnh khuôn mặt lạnh như tiền của ông Tập Cận Bình.

Chuyện cũng không có gì đáng nói khi một sự việc ồn ào gần đây xảy ra trên mạng xã hội, một thành viên trên Sina Weibo đăng lại bức hình trên với chú thích.

Cuối cùng tôi cũng hiểu được làm Chủ tịch là công việc khó khăn như thế nào; binh lính dưới quyền toàn lũ ăn hại, công an cũng xấu, côn đồ cũng xấu, cán bộ địa phương cũng xấu, rồi ngay cả trợ lý bên cạnh cũng chẳng tốt đẹp gì”.

Thật là vất vả khi làm một lãnh đạo. Bài viết sau đó đã bị gỡ bỏ.

7. Ca ghép thận cho cô giáo tiếng Anh của cố chủ tịch Mao Trạch Đông

Trung Quốc, Thần Vận, tây tạng, Sony tin tặc, Quan chức, nữ sinh, cctv, Bài chọn lọc,

Chủ tịch Mao Trạch Đông bắt tay cô giáo tiếng Anh Trương Hán Chi.

Một bài viết gần đây nhận được nhiều phản hồi đã bị gỡ bỏ trên mạng xã hộiSina Weibo do tính nhạy cảm của nó. Bài viết có liên quan đến Trương Hán Chi, qua đời ở tuổi 73, bà từng là giáo viên tiếng Anh của Chủ tịch Mao Trạch Đông, hoạt động trong bộ ngoại giao, và từng làm phiên dịch viên cho Tổng thống Mỹ là Richard Nixon trong chuyến thăm lịch sử Trung Quốc năm 1972.

Năm 1971, bà Trương bắt đầu vào công tác tại Bộ ngoại giao, ly dị chồng năm 1973, kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài 16 năm với một nhà kinh tế của đại học Bắc Kinh. Họ sinh được người con gái là Hoàng Hồng. Vài tháng sau đó, bà Trương tái hôn với một Bộ trưởng ngoại giao, ông này qua đời năm 1983.

Trương Hán Chi từng tham gia các cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai với Tổng thống Mỹ Nixon cùng cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, đặt nền móng cho việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước vào những năm 1970.

Thông tin liên quan đến việc bà Trương là cán bộ cấp cao hàng đầu Trung Quốc lúc bấy giờ, nhưng bản thân bà mắc chứng bệnh cần phải ghép thận đến hai lần vào năm 1995 và 2002, trước khi qua đời năm 2008.

Ca ghép thận đầu tiên quả là “may mắn” cho Trương Hán Chi khi xuất hiện một nông dân trẻ tên là Nie Shubin, người bị án giam vài năm tù, có hồ sơ y tế trùng khớp với yêu cầu ghép tạng của bà Trương. Nie Shubin sau đó bị bí mật đem đi giết để mổ cướp lấy thận phục vụ cho ca cấy ghép của bà Trương mà không cần phải qua thủ tục pháp lý nào. Khi người cha đến thăm con trong tù mới biết con mình đã chết trước đó. Vụ việc bị vỡ lở khi người đàn ông giết Nie Shubin không chịu nổi dằn vặt đã phải tìm đến thú tội với cha nạn nhân.

Bài viết bị kiểm duyệt còn cho biết, rất nhiều trường hợp các bị cáo với án nhẹ đều bị xử tử để cướp nội tạng một khi hồ sơ y tế  “trùng khớp” với bệnh nhân.

Bài viết được đăng lại trên nhật báo Apple của Hồng Kông ngày 14/12/2014, với chủ đề Trương Hán Chi từng được ghép thận mổ cướp từ tù nhân. Con gái Trương cũng xác nhận việc này.

Phát hiện này cho thấy, đây là một trong những “tiền lệ” sớm nhất hình thành nên ngành công nghiệp mổ cướp nội tạng tù nhân lớn nhất thế giới tại Trung Quốc, dưới sự điều hành và tiếp tay một cách có hệ thống từ các quan chức ĐCSTQ. Án nhẹ cũng thể thành “tử hình” nếu bạn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, phù hợp với điều kiện ghép tạng.

Hơn một thập kỷ trở lại đây, với nhu cầu vượt quá nguồn cung, Trung Quốc nhanh chóng trở thành thị trường béo bở cho hoạt động mổ cướp nội tạng và cấy ghép lậu, trong đó các thành viên của môn tập Pháp Luân Công  trở thành đối tượng bị thảm sát nhiều nhất cho tới nay, với con số thật có thể lên tới 10 nghìn ca.

 

 

Theo Vision Times/Tinhhoa.net

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.