Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Truyền thuyết về nhà thông thái và người tặng quà Giáng Sinh khắp thế giới
Saturday, December 20, 2014 3:20
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

<h2 justify;”=”" style=”box-sizing: border-box; color: rgb(106, 117, 131); line-height: 1.5em; margin-right: 0px; margin-bottom: 10px; margin-left: 0px; font-family: Roboto, Arial; font-weight: bold; text-rendering: optimizelegibility; text-align: justify; font-size: 16px !important; margin-top: 0px !important;”>Khi Chúa Hài Đồng ra đời, các nhà thông thái đã tìm đến và tặng quà cho Ngài. Không ai biết rõ có bao nhiêu người đã đến mà chỉ biết rằng những món quà được tặng có: vàng, nhũ hương và mộc dược.

Các nhà thông thái đã đi theo vì sao, tìm đến nơi Chúa Hài Đồng sinh ra để tôn thờ Chúa và dâng quà tặng cho Ngài.

Những nhà thông thái này có khả năng đến từ Ba Tư hay miền Nam Ả Rập và liên quan đến tu sĩ của Hỏa giáo (Zoroastrianism), những người tinh thông thuật chiêm tinh, theo xác nhận của nhà sử học Herodotus (thế kỷ V trước Công nguyên).

Các nhà thông thái tặng quà, họ là ai?

Vào năm 735 sau Công nguyên, Thánh Bede nêu đích danh tên của các nhà thông thái qua tác phẩm ‘Excerpta et Collectanea’: “Các nhà thông thái là những người đã tặng quà cho Chúa. Người đầu tiên là Melchior, một ông già với mái tóc trắng và bộ râu dài, ông tặng vàng cho Chúa ám chỉ vương quyền. Thứ hai là Gaspar, một thanh niên mày râu nhẵn nhụi, làn da hồng hào, tôn kính Chúa bằng món quà là nhũ hương tượng trưng cho thần tính. Người thứ ba có làn da đen và bộ râu quai nón rậm rạp, tên là Balthasar, và món quà của ông là mộc dược tượng trưng cho nhân tính”.

Một đoạn trích từ thánh lịch Trung cổ tại Cologne, viết: “Sau khi trải qua nhiều thử thách và gian nan vì đức tin của mình, ba nhà thông thái đã gặp nhau tại Sewa (Sebaste ở Armenia) để tôn vinh ngày Giáng Sinh. Sau khi Thánh lễ kết thúc, họ lần lượt qua đời: Thánh Melchior mất vào ngày 01/1, thọ 116 tuổi; Thánh Balthasar mất ngày 06/1, thọ 112 tuổi; và Thánh Gaspar mất ngày 11/1, thọ 109 tuổi”.

Kinh Thánh nói rõ, các nhà thông thái đến thăm Chúa Giêsu không phải vào đêm Giáng Sinh mà là khi Chúa Hài Đồng đang ở trong một ngôi nhà tại Bethlehem.

Ông già Noel – Người tặng quà nổi tiếng nhất

Hình ảnh Thánh Nicholas và trẻ em.

Người tặng quà nổi tiếng nhất là ông già Noel (Santa Claus hay Sinterklaas), hình tượng được dựng nên từ nhân vật Thánh Nicholas, vị thánh bảo hộ của trẻ em. Mức độ tôn kính dành cho Kitô giáo khác nhau tại các quốc gia nên hình thức tặng quà cũng có nhiều khác biệt. Tại Nga, nơi Thiên Chúa giáo không phải là tôn giáo chính, Thánh Nicholas đã trở thành ông già “Frost”, mặc áo màu xanh thay vì màu đỏ trong Giáng sinh truyền thống. Ở châu Âu thời kỳ đầu, khi truyền thống ngoại giáo cũ còn tồn tại trước khi Kitô giáo trở nên thịnh hành, lễ hội được tổ chức để xua đuổi linh hồn quỉ dữ.

“Bà già Noel” La Befana tại Ý.

Trong khi đó, ở Ý, “bà già Noel” thay thế cho ông già Noel với tên gọi là La Befana. Theo truyền thuyết Thiên Chúa giáo, La Befana là người phụ nữ đã từng gặp ba nhà thông thái, và họ đã mời bà cùng đi đến gặp Chúa Hài Đồng, tuy nhiên bà mãi quét dọn nên đã từ chối. Nhưng sau đó bà lại xúc động khi nghĩ đến sự ra đời của Chúa, và quyết đi tìm Ngài để tặng quà. Bà tìm mãi tìm mãi nhưng không thấy nên để lại quà cho tất cả trẻ em nào bà gặp vì nghĩ rằng đó có thể là Chúa. Có thuyết cho rằng bà là người phụ nữ phát cuồng vì mất con, cứ ngỡ Chúa Giêsu là con mình nên tặng quà cho Ngài, khiến Ngài hài lòng và cho bà làm mẹ của tất cả trẻ em Ý. Truyện dân gian kể rằng, bất cứ trẻ em nào khi gặp La Befana sẽ bị quất chổi vì bà không muốn ai thấy mình.

Tại Nga, Baboushka, một nhân vật như người bà hiền từ là người đảm nhiệm việc phân phát những món quà. Người dân Đức thì có Christkind, một thiên sứ được gửi đến từ Chúa Giêsu, nàng có mái tóc đẹp đội vương miện, đi khắp nơi để phát quà.

Hình ảnh của thiên sứ Christkind.

Ở một số nước, Chúa Hài Đồng sẽ là người phát quà, những nơi khác lại là ba nhà thông thái. Nhưng ở hầu hết các nước thì ông già Noel (Santa Claus) là người có được vinh dự này.

Ba món quà của các nhà thông thái đều có ý nghĩa tiên tri: vàng tượng trưng cho vương quyền; nhũ hương, món quà của thần tính; và mộc dược, một loai thuốc được dùng ướp xác người chết trước khi đem đi mai táng, vì có liên quan đến cái chết nên nó tượng trưng sự yếu đuối, dễ bị thương tổn của con người, vậy nên mộc dược biểu hiện cho nhân tính.

Nhờ phong tục của các nhà thông thái, sau này ngôi sao cũng được đưa vào dịp lễ này:

Tại Bavaria và Áo, từ ngày bắt đầu năm mới cho đến ngày 06/1, trẻ em sẽ ăn mặc như vua chúa và cầm theo một ngôi sao lớn, đi từ nhà này sang nhà khác hát hát thánh ca để được cho tiền hay bánh kẹo.

Lễ hội Ngôi sao cũng được tổ chức tại Ba Lan. Ngay sau bữa ăn đêm Giáng sinh, các linh mục trong làng sẽ hoạt động như các “Star Man” và hỏi đố bọn trẻ về tín ngưỡng tôn giáo.

Ở Alaska, những cậu bé và cô bé tay cầm ngôi sao đi từ nhà này sang nhà khác, hát những bài hát mừng.

Tại Hungary, ngôi sao được khắc trên một nửa quả táo và được cho là điềm mang lại may mắn.

 

 

Theo Tinhhoa.net

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.