ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thịt trâu giả thịt bò ‘đi du lịch’ khắp thị trường: Phân biệt thịt trâu – thịt bò
Wednesday, December 10, 2014 18:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trước sự việc thịt trâu nhập ngoại “đi du lịch” rất nhiều tỉnh và được “thay tên đổi họ” thành thịt bò. Cách tốt nhất đối với các bà nội trợ là biết rõ những đặc điểm mang tính đặc trưng của 2 loại thịt này để tránh việc mua thịt bò mà… hóa thịt trâu.

Thịt trâu nhập ngoại “đi du lịch cả nước”

Tin tức trên báo Lao Động, ngày 10/12, qua buổi làm việc giữa Đội quản lý thị trường số 14 (QLTT) – Chi cục QLTT Hà Nội với một số đơn vị cấp 1 mà Cty TNHH XNK thương mại và dịch vụ Tân Đại Dương (Cty Tân Đại Dương) cung cấp cho thấy, có hiện tượng thịt trâu được đặt hàng và bán lẻ ra thị trường tại một số chợ, điểm kinh doanh, bếp ăn tập thể…

Anh Nguyễn Dung Quang – đại diện Cty cổ phần rau an toàn Hà Nội – cho biết: Cty mới kinh doanh mặt hàng thịt trâu vì nhiều khách hàng hỏi mua nên Cty mới nhập bán thử. Để mở rộng đối tượng khách hàng đối với mặt hàng mới này, Cty có giới thiệu tới một số bếp ăn của trường học. Hiện nay, các bếp ăn vẫn chưa đặt hàng, lô hàng đầu tiên này, Cty mua của Cty Tân Đại Dương nhưng vẫn gửi ở kho của Cty TNHH An Việt (KCN Quang Minh, Hà Nội).

Cũng trong buổi làm việc với cơ quan kiểm tra chiều 10/12, Chị Vũ Thị Thanh Hà – Giám đốc Cty cổ phần thực phẩm Thảo Nguyên Xanh – cho biết: Khách hàng của chị gồm cả DN và cá nhân, ngoài những khách hàng thân quen gọi điện, chị liên hệ với chủ kho là Cty An Việt và nhờ họ giao hàng, nhiều khi cũng không biết mặt khách mua. Trong số khách của tôi có anh Toàn (phố Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) đặt hàng thường xuyên để cung cấp bán lẻ tại một số chợ trong thành phố. Trung bình mỗi lần lấy hàng, Cty tôi thường đặt của Cty Tân Đại Dương khoảng từ vài chục cân đến 1 – 2 tạ.

Hầu hết đại diện 5 đơn vị làm việc với Đội QLTT số 14 chiều 10/12 đều có số lượng có thời gian mua hàng từ vài tháng đến hàng năm, số lượng hàng lấy mỗi lần từ vài chục kilogam đến vài tạ. Giá bán từ Cty Tân Đại Dương đến các đại lý, DN, cá nhân tuỳ từng thời điểm dao động từ 52.600 – 65.000đồng/kg và cũng có ghi mặt hàng “thịt trâu không xương”.

Thịt trâu giả thịt bò 'đi du lịch' khắp thị trường: Phân biệt thịt trâu - thịt bò - Ảnh 1

Kiểm tra thịt trâu tại KCN Quang Minh.

Được biết ngoài cung cấp thịt trâu cho các đại lý, DN, cá nhân của Cty Tân Đại Dương, nhiều đại lý cấp 1, Cty khác còn đặt hàng của Cty cổ phần thực phẩm Anh Khải Ký khi có khách đặt mua. Ngoài ra, các đại lý cũng là nhà cung cấp nếu bạn hàng cần với giá chênh lệch. Tuy nhiên, khi trao đổi với cơ quan kiểm tra, đại diện Cty cổ phần thương mại và đầu tư An Việt cung cấp thêm thông tin, không chỉ có khách hàng tại Hà Nội mà lượng hàng còn cung ứng cho tất cả các tỉnh, miễn là có khách đặt. Trước đây, Cty Tân Đại Dương không cung ứng mặt hàng này cho thị trường Hà Nội nhưng thời gian gần đây họ mới bắt đầu bán tại thị trường này. Thịt trâu trên còn được đưa lên Vĩnh Phúc, Sapa (Lào Cai), TPHCM…

Như vậy, trong thời gian qua, thịt trâu đã “đi du lịch” rất nhiều tỉnh. Trên cơ sở có nhiều tình tiết mới, cơ quan điều tra quyết định tiếp tục khai thác nguồn tin để làm rõ, thực chất số hàng còn lại trong kho của Cty TNHH An Việt – đơn vị cho Cty Tân Đại Dương thuê kho chứa 40 tấn thịt trâu nhập ngoại. Trong khi, Cty Tân Đại Dương mới xuất trình hoá đơn của 25 tấn, 15 tấn hàng thịt trâu còn lại là của những ai, ai đã mua số hàng này? Chiều 10.12, mới có một số đơn vị, cá nhân đã giải trình số hàng này nhưng tổng số lượng chỉ vài tấn trong khi hàng tồn lên tới 15 tấn.

Ông Hoàng Đại Nghĩa – Đội trưởng Đội QLTT số 14 – cho biết: Hiện nay, việc điều tra làm rõ hành vi vi phạm vô cùng khó khăn. Theo kết quả điều tra thể hiện trên hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng cho thấy, hầu hết từ nhà nhập khẩu đều ghi “thịt trâu không xương” hoặc “thịt trâu nhập khẩu” mà không ghi “thịt bò”. Tuy nhiên từ đại lý cấp 1 đến đại lý cấp 2 hoặc tới chợ bán lẻ thì “thịt trâu” có gắn mác khác như đã phát hiện sai phạm tại KCN Bắc Thăng Long thời gian qua hay không, còn phải tiếp tục làm rõ.

Cách phân biệt thịt trâu và thịt bò

Trước sự việc thịt trâu nhập ngoại “đi du lịch” rất nhiều tỉnh và được “thay tên đổi họ” thành thịt bò. Cách tốt nhất đối với các bà nội trợ là biết rõ những đặc điểm mang tính đặc trưng của 2 loại thịt này để tránh việc mua thịt bò mà… hóa thịt trâu.

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết thịt bò và thịt trâu, giúp các bà nội trở thành “người tiêu dùng thông thái”:

Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy thịt trâu có màu sẫm đen, mỡ thịt trâu trắng trong khi mỡ thịt bò vàng. Hơn nữa, thớ thịt trâu rất to, thô hơn nhiều so với thịt bò.

Thịt bò khỏe mạnh khi giết mổ thường có màu hồng, hồng nhạt, thớ thịt nhỏ. Nếu cắt ngang thớ thịt thấy bề mặt lát cắt mịn màng hơn.

Thịt trâu giả thịt bò 'đi du lịch' khắp thị trường: Phân biệt thịt trâu - thịt bò - Ảnh 2

Thịt bò khỏe mạnh khi giết mổ thường có màu hồng, hồng nhạt, thớ thịt nhỏ. Nếu cắt ngang thớ thịt thấy bề mặt lát cắt mịn màng hơn (Ảnh: internet).

Còn thịt trâu khỏe mạnh thường có màu hồng sậm, có khi màu đỏ sậm, thớ thịt hơi thô. Cắt ngang thớ thịt quan sát thấy sợi cơ to hơn sợi cơ của thịt bò, độ mịn kém thịt bò. Ngoài quan sát trên thịt cơ bắp, cần để ý trên cơ bắp của thịt bò thường có dính những mảng mỡ màu vàng, trên thịt trâu cơ bắp ít thấy có mỡ hoặc nếu có mỡ trâu thường có màu trắng.

Thịt trâu giả thịt bò 'đi du lịch' khắp thị trường: Phân biệt thịt trâu - thịt bò - Ảnh 3

Thịt trâu khỏe mạnh thường có màu hồng sậm, có khi màu đỏ sậm, thớ thịt hơi thô (Ảnh: Internet)

Nếu đem xào, luộc, thịt bò thường có mùi, thịt trâu không có hoặc có nhưng không rõ lắm. Mặt khác, thịt trâu khi luộc, xào thấy miếng thịt co lại, dai hơn, độ săn chắc hơn hẳn thịt bò và ngọt hơn thịt bò. Vì thế, trong kinh nghiệm dân gian, người ta hay nói rằng “trâu co, bò nở” là vì thế.

Ngoài ra, hiện nay cũng có tình trạng trộn lẫn thịt lợn và thịt bò, thường là thịt lợn già (vì thịt già sẽ đỏ hơn thịt lợn tơ). Do đó, nhìn thoáng qua, nhiều người dễ bị lầm. Thông thường, thịt lợn dù có đỏ cũng không thể sánh với thịt bò.

Thớ thịt bò dài nhưng bé, còn thịt lợn thớ to và ngắn hơn.

Thịt trâu giả thịt bò 'đi du lịch' khắp thị trường: Phân biệt thịt trâu - thịt bò - Ảnh 4

Thịt lợn có màu hồng nhạt hơn thịt bò (Ảnh: Internet)

Về màu sắc, thịt bò thật đỏ au, thịt lợn có màu hồng nhạt hơn, phần mỡ thịt bò có màu vàng nhạt, còn mỡ thịt lợn có màu trắng. Nếu dùng ngón tay ấn vào miếng thịt, nếu là thịt lợn, cảm giác hơi mềm, còn ấn vào thịt bò sẽ thấy thịt rất mềm, cảm giác như thịt dính theo tay.

Thịt bò cũng “nặng mùi” hơn thịt lợn, nếu sờ tay vào rồi ngửi sẽ cảm thấy mùi tanh. Do đó nếu nghi ngờ có thịt lợn trộn lẫn, bạn nên ấn tay vào miếng thịt, lật qua lật lại xem xét kỹ rồi ngửi thử. Cách tốt nhất là không chọn miếng thịt không tươi màu, hơi tái và nhợt nhạt.

Ngoài ra, thịt bò được làm từ thịt lợn thường phải nhuộm bằng phẩm màu cho có màu đỏ thẫm nên nếu chị em miết tay vào miếng thịt mà thấy có màu đỏ “lạ” ở tay thì chắc chắn thịt đã bị nhuộm hóa chất. Để mua được thịt bò ngon, nên chọn miếng thịt có màu đỏ đặc trưng, độ đàn hồi tốt, bề mặt thịt mịn, khô chứ không nên chọn miếng thịt không tươi màu, hơi tái và nhợt nhạt.

Theo một người bán thịt lợn cho biết thì thịt bò “giả” thường bị nhuộm bằng phẩm màu “hoa hiên” và chất phụ gia maltol – một chất tạo màu có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng đối với một số loại thực phẩm để “lấy màu” cho thịt.

An Nhiên (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.