ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tăng giá điện trong tháng 12: Vì sao không có tính thuyết phục?
Wednesday, December 17, 2014 23:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong khi giá thành sản xuất điện đã và đang liên tục giảm kể từ mùa hè thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lại có đề xuất tăng giá điện. Theo các chuyên gia, đề xuất này đưa ra là không thuyết phục

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có đề xuất tăng giá điện và đang được Cục điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) xem xét.

Thông tin trên báo Dân trí, ông Đinh Quang Tri – Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, đến nay vẫn chưa có phương án nào được duyệt và Tập đoàn sẽ có thông tin cụ thể nếu phương án tăng giá được thông qua.

Theo kế hoạch trước đó, EVN dự kiến sẽ nâng giá điện lên lên 1.652,19 đồng/kWh, tăng 9,5% so với giá bán điện bình quân hiện hành là 1.508,85 đồng/kWh.

Theo đó, EVN sẽ được điều chỉnh giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương. Và Bộ Công Thương phải có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 10 ngày làm việc.

Tăng giá điện trong tháng 12: Vì sao không có tính thuyết phục? - Ảnh 1

Theo kế hoạch trước đó, EVN dự kiến sẽ nâng giá điện lên lên 1.652,19 đồng/kWh, tăng 9,5% so với giá bán điện bình quân hiện hành là 1.508,85 đồng/kWh.

Mức tăng này nằm trong khung giá đã được phê duyệt cho giai đoạn 2013-2015 (từ 1.437 đồng đến 1.835 đồng). Đến nay, giá điện đã không tăng trong vòng 16 tháng. Lần tăng giá điện gần nhất cho đến nay là tăng thêm 71,85 đồng vào ngày 1/8/2013.

Đề xuất tăng giá bán điện của EVN được đưa ra vào hồi tháng 7, khi giá than bán cho điện đã tăng thêm 74.000 đồng/tấn trong khi lạm phát cả nước đã xuống thấp nhất 10 năm. Theo phản hồi của EVN thì điều này đã gây sức ép không nhỏ cho hoạt động của các nhà máy nhiệt điện nói riêng và của Tập đoàn này nói chung.

Theo phân tích của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), nếu được phê duyệt, EVN có thể hạch toán toàn bộ số lỗ lũy kế 8.800 tỷ đồng (tính đến 31/12/2013) vào năm 2015. Một mặt, điều này sẽ giúp EVN và các công ty thành viên đủ điều kiện để vay nợ ngân hàng phát triển thêm các dự án. Mặt khác, kỳ vọng EVN có thể tăng giá điện cho các nhà máy sản xuất điện như Nhiệt điện Phả Lại (PPC) và Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH).

Tuy nhiên, theo nhận định của Công ty Chứng khoán TPHCM (HSC) trên báo VOV, ít có khả năng giá điện sẽ tăng trong tháng 12 vì giá dầu đã giảm mạnh. Trong khi đó, EVN cũng đã xin tăng giá điện nhiều lần mà không được chấp thuận, ngay cả khi giá dầu chưa giảm mạnh. Và việc xin tăng giá điện 9,5% là khó thuyết phục vì giá thành sản xuất điện đã và đang liên tục giảm kể từ mùa hè. Về ngắn hạn đề xuất tăng 5% trở xuống có lẽ sẽ dễ được chấp thuận hơn.

Tuy vậy HSC lại cho rằng đề xuất xin tăng 9,5% giá điện của EVN có thể có nhiều cơ hội được chấp thuận hơn vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau, là thời điểm Vinacomin dự tính tăng giá than bán cho các đơn vị sản xuất điện thêm khoản 10-12%. Theo đó EVN chắc chắn sẽ xin tăng giá điện.

Trong trường hợp đề xuất xin tăng giá điện lần này được chấp thuận thì giá mới sẽ thấp hơn khoảng 11,06% so với trần khung giá điện bình quân là 1.835 đ/KwH giai đoạn 2013-2015, được quy định trong Quyết định 2165/ QĐ-TTg, ban hành ngày 11/11/2013. Có nghĩa là, vẫn còn dư địa để giá điện tăng thêm khoảng 10% vào năm 2015.

Mộc Miên (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.