ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Giá xăng giảm như hiện nay liệu đã hợp lí?
Monday, December 8, 2014 18:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


“Giá xăng dầu trong nước dù đã giảm nhiều lần, nhưng so về mặt tỷ lệ vẫn chưa bám sát giá xăng dầu thế giới. Nói cách khác, giảm như thế là chưa đủ”.

Vì sao giá xăng lần gần đây nhất chỉ giảm 320đ/lít?

Trưa 6/12, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã công bố biểu giá bán lẻ mới. Theo đó, xăng RON 92 được niêm yết 19.930 đồng/lít, còn xăng RON 95 được bán với giá 20.530 đồng/lít, như vậy giá xăng đồng loạt giảm 320 đồng/lít. Xăng sinh học E5 có giá tương tự RON 92. Dầu Mazut cũng giảm 320 đồng/lít, trong khi diesel và dầu hỏa lần lượt giảm 240 và 280 đồng/lít.

Đây là lần thứ 11 liên tiếp giá xăng giảm kể từ 28/7, sau khi tăng một mạch 5 lần trong 6 tháng đầu năm. Lần điều chỉnh gần nhất vào 22/11 cũng là mức giảm kỷ lục trong nhiều năm qua, 1.140 đồng/lít. Với mức giảm 320 đồng/lít hôm nay, đây là lần đầu tiên giá xăng RON 92 xuống dưới 20.000 đồng/lít kể từ cuối tháng 3/2011.

Trong 3 lần xăng giảm giá, lần giảm ngày 6/12 là “nhỏ giọt” nhất, trước đó vào ngày 7/11 và 22/11 giảm 950đ/lít và 1.140đ/lít). Nguyên nhân vì sao giá xăng giảm lần 3 chỉ “nhỏ giọt” được cho là do giá dầu thế giới liên tục giảm mạnh trong khi khung thuế suất mà Bộ Tài chính vừa công bố lại tăng đáng kể.

Theo tin tức báo Đời sống & Pháp luật, Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính cho biết trong những ngày đầu tháng 11/2014, giá xăng dầu trên thị trường thế giới liên tục diễn biến giảm. Đến cuối tuần qua, giá dầu Brent chốt phiên cuối tuần qua mức 69,17 USD/thùng. Tính ra, giá dầu thô thế giới đang thấp nhất trong gần 5 năm qua.

Trong khi đó, một yếu tố nữa khiến giá xăng giảm nhỏ giọt là vì biểu thuế suất nhập khẩu xăng dầu mới. Theo đó, tương ứng với biến động của giá xăng dầu thế giới mới, barem biểu thuế mới tăng cao hơn hiện tại rất nhiều.

Cụ thể, theo yêu cầu của Bộ Tài chính, biểu thuế mới được chia thành 4 bậc, thay vì 3 bậc của quy định cũ (công văn 837 ngày 19/1/2010 của Bộ Tài chính) và dao động từ mức 15 – 40%. Như vậy, mức thuế tối đa mới này cao hơn barem cũ đang áp dụng từ 10 – 15%.

Nếu giá dầu thô trên thị trường thế giới xuống dưới 60 USD/thùng thì mức thuế nhập khẩu đối với xăng, dầu hoả được niêm yết ở mức 40%. Mức trần đối với dầu diezen, mazút là 40%. Nếu giá dầu thô trên thế giới ở mức 60 đến 75 USD/thùng thì mức thuế suất nhập khẩu với xăng, dầu hoả là 35%. Với dầu diezen, ma dút thuế suất nhập khẩu lên 30%.

Trong trường hợp, giá dầu nếu giá dầu thô trên thị trường thế giới ở mức từ 75 đến 95 USD/thùng một thùng, thuế nhập khẩu xăng, dầu hỏa sẽ được niêm yết tối đa ở mức 25%, mức trần với diezen, mazut là 20%. Nếu giá dầu thô thế giới lên trên 95 USD/thùng thì thuế suất nhập khẩu ưu đãi tối đa đối với xăng.

Giá xăng giảm như hiện nay liệu đã hợp lí? - Ảnh 1

“Giá xăng dầu trong nước dù đã giảm nhiều lần, nhưng so về mặt tỷ lệ vẫn chưa bám sát giá xăng dầu thế giới. Nói cách khác, giảm như thế là chưa đủ.” PGS. TS Nguyễn Hoàng Ánh bày tỏ quan điểm. (Ảnh minh họa)

“Giá xăng, dầu ở Việt Nam giảm như thế là chưa đủ!”

Đó là khẳng định của PGS. TS Nguyễn Hoàng Ánh, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế (Đại học Ngoại thương Hà Nội) trên báo Giáo dục Việt Nam.

Theo bà Ánh: “Rõ ràng giá xăng dầu trong nước dù đã giảm nhiều lần, nhưng so về mặt tỷ lệ vẫn chưa bám sát giá xăng dầu thế giới. Nói cách khác, giảm như thế là chưa đủ. Chưa kể việc giảm giá xăng, dầu ở trong nước thường có một độ trễ nhất định và người tiêu dùng buộc phải chấp nhận điều đó chứ không biết phải làm sao”.

Giải thích vì sao lại có sự chênh lệch như vậy, PGS. TS Nguyễn Hoàng Ánh nói: “Do chúng ta chưa có cơ chế quản lý tốt giá xăng, dầu trên thị trường. Xăng, dầu hiện nay vẫn ở thế độc quyền, “bao cấp”, nguồn cung của chúng ta bị hạn chế thì sao có thể nói tới sự cạnh tranh hoàn hảo của một nền kinh tế thị trường?”.

Bày tỏ quan điểm về việc có nên bổ sung giá cước vận tải vào danh mục bình ổn giá, bà Ánh cho biết: “Tôi không nghĩ chúng ta nên bổ sung giá cước vận tải vào danh mục bình ổn giá vì ngành vận tải là ngành kinh doanh, tự thu lợi nhuận. Nó không được trợ giá tí nào, sao có thể bắt nó vào danh mục bình ổn giá? Nói cách khác, muốn đưa giá cước vận tải vào danh mục bình ổn giá thì phải có trợ giá”.

An Nhiên (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.