Vì sao đã tha thứ mà còn phải nhớ lại ? Sao không quên đi ?
Saturday, November 15, 2014 7:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Một bạn làm hàn gắn năng lượng phát hiện ra mình ngay kiếp gần nhất bị điên và mất trong nhà thương điên khi mới 30 tuổi. Bạn gặp một nỗi đau lớn từ thời ấu thơ. Trải qua giai đoạn niên thiếu tương đối hạnh phúc, bạn nghĩ rằng mình đã quên. Đến tuổi trưởng thành, khi được một chàng trai yêu, bạn lại từ chối tình cảm đó, vì ở trong sâu thẳm bạn không chấp nhận chính mình. Sau đó bạn bị điên. Điên là một cách quên của bạn.
Không biết bao nhiêu người điên không thực sự điên. Tâm trí họ chả sao cả, chỉ là tình cảm họ quá tổn thương. Đầu óc họ hoàn toàn bình thường, nhưng trái tim họ đã khép lại.
Đau là trạng thái không chấp nhận. Tâm không chấp nhận gây ra sự cưỡng lại.
Nổi điên là trạng thái mạnh hơn cưỡng lại, gắn với hành động chống trả.
Điên là hành động chống trả một cách bất lực, người điên lú lẫn và quên vì họ vừa không thể chống trả, vừa không thể chấp nhận.
Nỗi đau và sự giận dữ đã sinh ra thì không thể mất đi mà chỉ chuyển hóa từ đối tượng này sang đối tượng khác, từ biểu hiện này sang biểu hiện khác khác…Quên lãng sự giận dữ và đối tượng của sự giận dữ là một ảo tưởng.
Tha thứ đòi hỏi sự thức tỉnh, trong khi đó quên lãng là một sự trốn tránh và u mê.
Nhiều người hóa điên vì họ muốn quên những điều mà họ không thể quên, điên là cách quên tạm thời.
Nhiều người mắc bệnh vì họ vờ quên những điều họ thực ra không quên, nỗi đau ẩn vào trong và biểu hiện ra ngoài bằng bệnh tật.
Mọi trải nghiệm, mối quan hệ, nghiệp lực và năng lượng mà chúng ta đã tạo ra sẽ không bao giờ bị mất đi. Sự thù hận chỉ có thể được chuyển hóa hoặc cân bằng, không thể bằng cách quên.
Để tha thứ, trước hết cần nhớ lại những điều cứ tưởng đã quên, đúng hơn là cố tình quên. Nhớ lại không gây ra nỗi đau mà chính sự không chấp nhận gây ra nỗi đau. Càng cưỡng lại một vết thương, dù chỉ như một nốt muối cắn, nó sẽ càng ngứa râm ran. Càng nén lại một tình cảm, lòng càng thương nhớ. Càng vũng vẫy khỏi một hiện thực, cuộc sống càng khổ đau.
Tha thứ thực sự đòi hỏi sự nhớ lại.
Buông bỏ thật sự đòi hỏi sự chấp nhận.
Hãy chấp nhận mọi trải nghiệm như một bài học và luôn yêu thương chính mình. Với tâm tha thứ và buông bỏ thật sự, sự xuất hiện của đối tượng dù trong hiện tại hay trong ký ức cũng không còn là sự ám ảnh, mà sẽ là sự thấu hiểu, sự bình an và cả nhân duyên.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us