ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thuốc cam rởm: Chăm con hay giết con?
Tuesday, November 4, 2014 15:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo về việc trẻ bị nhiễm chì dẫn đến ngộ độc khi sử dụng thuốc cam rởm nhưng thời gian gần đây, loại thuốc “lang vườn” này lại được nhiều bậc cha mẹ ưa chuộng mua về chữa biếng ăn cho con.

Cha mẹ lại rủ nhau chăm con bằng thuốc cam

Chỉ mới 4 tuổi bé Nguyễn Hải Anh (Hà Nội) đã phải 3 lần đến Khoa chống độc, Bệnh viện Bạch Mai để điều trị thải độc chì. Cháu Anh được bố mẹ cho uống thuốc cam từ khi mới 5 tháng tuổi nhưng đến nay cháu không nói được, chậm phát triển.

Trường hợp cháu Anh chỉ là một trong hàng trăm ca nhiễm độc chì do sử dụng thuốc cam trong thời gian dài.

Ghi nhận tại khoa Nhi, bệnh Viện Bạch Mai thời gian gần đây, trẻ bị ngộ độc thuốc cam có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chính là do cha mẹ đã tự ý mua thuốc cam không rõ nguồn gốc xuất xứ về tự ý điều trị cho trẻ mà không hề lường trước được nguy cơ.

Chị Thảo (Vĩnh Phúc) mẹ của cậu con trai 2 tuổi đang điều trị tại khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho biết, thấy con xanh xao, mệt mỏi, chán ăn nên đã mua thuốc cam ngoài chợ về cho con uống. Thấy có tiến triển, con tỏ vẻ thích ăn nên chị tiếp tục mua về cho con dùng. Tuy nhiên, sau đó cháu bé có triệu chứng bị co giật, vật vã phải nhập viện cấp cứu, bác sỹ kết luận cháu do ngộ độc chì asen có trong thuốc cam.

“Nghe mọi người ở làng mách là cho cháu uống thuốc cam sẽ hay ăn nhanh lớn nên tôi mua về cho cháu dùng. Ở quê vẫn hay dùng loại này để chữa còi xương cho trẻ, kích thích cho chúng ăn ngon miệng và chữa được nhiều bệnh khác nên tôi cũng mua cho con dùng. Ai ngờ khỏe đâu chả thấy giờ nằm viện thế này…”, chị Thảo buồn bã nói.

Không chỉ có chị Thảo cho con sử dụng thuốc cam của những bà lang vườn, ở các địa phương khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội… tình trạng mua và sử dụng thuốc cam tự chế cho trẻ sử dụng là rất phổ biến, hầu hết là những khu vực nông thôn thì việc dùng loại thuốc gia truyền này như một thứ thuốc “thánh” được quảng cáo chữa đủ thứ bệnh cho trẻ nhỏ.

Thuốc cam rởm: Chăm con hay giết con? - Ảnh 1

Ngộ độc thuốc cam bùng phát trở lại

Thống kê của Trung tâm Chống độc từ năm 2011 – 2012 đã có 2.550 trẻ em đến khám và điều trị trong đó có 750 trẻ có hàm lượng chì trong máu > 10mcg/dl (29.4%); chỉ trong tháng 1/2013 trong số có 179 trẻ em bị nhiễm chì thì 47.48% có hàm lượng chì máu lớn hơn10mcg/dl. Trong khi đó, tiêu chuẩn chung thế giới đưa ra là dưới 10mcg/dl, thậm chí khuyến cáo sẽ giảm xuống dưới 5mcg/dl.

Theo TS. Phạm Duệ, nguyên GĐ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, chưa kể các đối tượng khác, chỉ tính riêng số trẻ em đến khám và điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã thấy mức độ nhiễm độc chì hiện kinh khủng như thế nào. Theo ông Duệ cho biết, đa số trẻ em thuộc đối tượng trên là bị ngộ độc chì từ thuốc cam “rởm”, nghĩa là từ nguồn thuốc của các ông lang, bà mế không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có giấy phép kinh doanh…

Đặc biệt, có gia đình ở Hải Hậu, Nam Định có tới 5 người bị ngộ độc chì, trong đó có một bệnh nhân đã tử vong tại nhà. Được biết, gia đình này mua thuốc cam bán rong uống để chữa chán ăn, loét miệng, kèm cả thuốc bôi. Sau khi sử dụng thuốc thì cả 5 người đều xuất hiện những biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, một trẻ nhỏ bị co giật, tím tái, tử vong không kịp đến viện.

Trong danh sách 16 tỉnh, thành phố có tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em có những địa phương tỷ lệ cực kỳ cao như: Hà Nội (53 trường hợp); Bắc Giang (34); Phú Thọ (11); Ninh Bình (9)…

Cũng qua hoạt động thăm khám, cơ sở y tế đã chỉ mặt gọi 42 địa chỉ thầy lang đã kê đơn, bán thuốc thuốc cam, thuốc tễ cho các bệnh nhân nhi. Điển hình phải kể đến bà lang Canh (Thị trấn Trôi, Hoài Đức, Hà Nội); bà lang Thầy (Minh Châu, Ba Vì, Hà Nội); ông lang Hùng (Đức Thượng, Đan Phượng, Hà Nội); ông Lang Qúy (Thị trấn Tân Yên, Bắc Giang); bà lang Tuyên (Tam Dị, Lục Nam, Bắc Giang); bà lang Lương (Hoàng Xá, Thanh Thủy, phú Thọ); ông lang Giáo (Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ)… Mỗi thầy lang không chỉ chữa cho một vài bệnh nhân mà rất nhiều bệnh nhân, đồng nghĩa với việc số ca bị nhiễm độc chì trong thực tế còn cao gấp nhiều lần thống kê kể trên.

Bác sỹ Phạm Duệ, Nguyên GĐ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho hay, ngộ độc chì là vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Nó không chỉ rầm rộ bùng phát nặng nề và dẫn đến tử vong như các trường hợp kể trên, mà triệu chứng của chúng diễn diễn một cách âm thầm, khó phát hiện, mặt khác do không đủ điều kiện nên gia đình không biết và đưa đi khám, điều trị, giải độc chì…

Cũng theo bác sỹ Duệ thì ngộ độc chì với người lớn thì có thể điều trị khỏi được nhưng với trẻ em thì gây ảnh hưởng nhiều đến trí tuệ, trẻ chỉ cần có lượng chì trong máu trung bình khoảng 0,73mcg/dL đã gây ra chứng bốc đồng, tăng hoạt động giảm tập trung. Chẳng hạn như có một bệnh nhân trước 5 tuổi vẫn hoạt động sôi nổi bình thường nhưng sau 1 đợt điều trị uống thuốc nam đã trở nên không biết gì. Nếu bôi cho trẻ những mẫu thuốc cam có nồng độ chì cao (mẫu cao nhất được Trung tâm Chống độc kiểm nghiệm là chứa tới 80% chì) trong 3 ngày, mỗi ngày 2 lần thì trẻ đã xuất hiện triệu chứng co giật.

ThS. Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cũng khuyến cáo, không cho con em dùng thuốc cam, thuốc tễ không rõ nguồn gốc; không chơi đồ chơi lòe loẹt không rõ xuất xứ; tránh, hạn chế tiếp xúc với những làng nghề liên quan đến tái chế vật dụng có chứa chì; không dùng sơn có chứa chì… Các bà mẹ có dấu hiệu sa sút trí tuệ, thiếu máu nên nghĩ đến ngộ độc chì và đưa con đi khám để được thải chì, điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa…

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.