Người xưa có câu “Bách thiện hiếu vi tiên” (Trong trăm cái thiện, chữ hiếu đứng hàng đầu), người có hiếu với cha mẹ thường không làm những chuyện trái với lương tâm. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng rõ ràng cho câu nói đó.
Núi Hoa Sơn, Trung Quốc
Khấu Chuẩn là người ở tỉnh Sơn Tây, sống vào thời Bắc Tống, Trung Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình dòng dõi học hành đỗ đạt. Nhưng do cha mất sớm nên cả gia đình phải dựa vào công việc dệt vải của mẹ ông để sống qua ngày.
Mẹ của Khấu Chuẩn thường dạy dỗ và yêu cầu ông trở thành một người có ích bằng cách học tập chăm chỉ khi bà đang kéo sợi. Không phụ lòng mong đợi của mẹ, Khấu Chuẩn tỏ ra thông minh vượt trội hơn bạn bè đồng trang lứa. Năm 7 tuổi ông đã sáng tác một bài thơ nổi tiếng có tên “Vịnh Hoa Sơn” trong vòng 3 bước chân:
Chỉ hữu thiên tại thượng,
Cánh vô sơn dữ tề,
Cử đầu hồng nhật cận,
Hồi thủ bạch vân đê.
Tạm dịch:
Chỉ có trời là ở trên,
Càng không có núi sánh ngang,
Ngẩng đầu mặt trời đỏ ở gần,
Quay đầu thấy mây trắng dưới thấp.
Năm 18 tuổi, vâng lời mẹ ông lên kinh ứng thi và đỗ chức Tiến sĩ. Tin mừng nhanh chóng lan truyền về quê nhà, thế nhưng lúc này mẹ ông lại đang lâm bệnh nặng. Lúc lâm chung, bà trao một bức tranh cho người giúp việc và nói:
“Sau này Khấu Chuẩn chắc chắn sẽ làm quan lớn. Nếu nó có hành vi không đúng đắn hay phạm phải lỗi lầm gì thì hãy đưa cho nó bức tranh này”.
Khấu Chuẩn quả nhiên sau đó trở thành tể tướng của triều đình. Vào dịp sinh nhật, ông quyết định mời tất cả quan đồng liêu đến dự một bữa tiệc xa hoa và xem hí kịch nhằm thể hiện địa vị và sự giàu có của mình.
Người giúp việc nghĩ rằng đã đến thời điểm liền lấy bức tranh ra đưa cho ông. Khấu Chuẩn mở bức tranh, trong đó vẽ cảnh ông đang đọc một cuốn sách dưới ánh đèn dầu kế bên người mẹ đang dệt vải. Bên cạnh bức tranh có bài thơ:
Cô đăng khóa độc khổ hàm tân
Vọng nhĩ tu thân vi vạn dân
Cần kiệm gia phong từ mẫu huấn
Tha niên phú quý mạc vong bần.
Tạm dịch:
Vất vả đọc sách dưới ánh đèn,
Mong con tu thân vì dân chúng,
Lời của mẹ dạy sống cần kiệm,
Giàu sang khi ấy đừng quên nghèo.
Rõ ràng, bức tranh và bài thơ là nguyện vọng lúc lâm chung của mẹ ông. Khấu Chuẩn đọc đi đọc lại bài thơ và khóc nức nở. Ông yêu cầu khách mời rời đi và kết thúc bữa tiệc.
Từ đó ông luôn yêu cầu bản thân theo các tiêu chuẩn cao, đối xử rộng lượng với người khác và làm việc liêm chính. Cuối cùng ông trở thành một trong những tể tướng nổi danh và được kính trọng nhất của triều Tống.
Theo MinhHue.Net
Người xưa ở đây là ai ? Tàu phải ko ?? Tại sao phải trích huyền sử của Tàu Khổng để dạy người Việt ??