ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Giải bí mật tình báo trong trận Ấp Bắc
Wednesday, November 5, 2014 6:04
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Với trận Ấp Bắc, chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ đứng trên bờ vực phá sản nhưng phải nhiều năm sau Mỹ mới lý giải được vì sao những phương thức chiến tranh hiện đại của họ lại nhanh chóng bị đối phương vô hiệu hóa.

Một chiến lược thâm hiểm

Giữa năm 1961, người Mỹ bắt đầu đưa vào thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam. Nội dung chính của chiến lược này được gói gọn vào công thức: cố vấn và vũ khí Mỹ cộng với quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH).

Để thực hiện chiến lược, Mỹ đã trang bị cho VNCH nhiều xe tăng, máy bay và các vũ khí khác để tăng sức cơ động và hỏa lực. Cố vấn Mỹ được triển khai đến từng đại đội bộ binh.

Giải bí mật tình báo trong trận Ấp Bắc - Ảnh 1

Chiến thuật trực thăng vận được quân Mỹ và VNCH sử dụng phổ biến trong suốt cuộc chiến ở Việt Nam. Ảnh minh họa.

Với tiền đầu tư của Mỹ, quân đội VNCH tăng lên hơn 300.000 trong đó có 200.000 là quân chủ lực cơ động. Một số lượng đáng kể máy bay và xe tăng, thiết giáp cũng được Mỹ chuyển giao cho VNCH.

Với lực lượng đông lại được nhiều vũ khí hiện đại hỗ trợ, trong năm 1962, quân đội VNCH đã triển khai gần 4000 cuộc hành quân càn quét để phục vụ cho chương trình ấp chiến lược và gây nhiều bối rối cho Quân Giải phóng. Tuy nhiên, trận đánh ở Ấp Bắc đã tạo ra một bước ngoặt trong cuộc đối đầu chiến thuật giữa hai bên.

Trận Ấp Bắc

Theo Wikipedia, ngày 8/1/1963, quân đội VNCH được lệnh hành quân tấn công vào Ấp Bắc – một địa điểm ở tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) cách Sài Gòn 65 km về phía tây nam. Còn theo cuốn Điệp viên hoàn hảo thì trận đánh diễn ra vào ngày 28/12/1962. Lúc đó Sư đoàn 7 quân đội VNCH đóng quân tại đồng bằng sông Cửu Long nhận được chỉ thị phải lùng bắt một điện đài của các lực lượng Quân Giải phóng đang hoạt động gần làng Ấp Bắc. Tin tình báo cũng nói đài này đang được một đơn vị du kích với khoảng 120 người canh gác bảo vệ đêm ngày.

John Paul Vann lúc đó là cố vấn cao cấp cho Sư đoàn 7 rất hứng thú với thông tin này bởi ông ta đang nóng lòng muốn có một trận giao chiến với lực lượng cách mạng để xem thực lực đối phương cũng như khả năng của quân đội VNCH sau khi tiếp thu các chiến thuật của Mỹ.

Phía VNCH đã huy động vào trận đánh 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 7 cùng 2 tiểu đoàn bảo an và 1 chi đoàn thiết giáp gồm 13 xe M-113 và 3 đại đội bộ binh. Ngoài ra còn có 8 máy bay tiêm kích, 20 trực thăng đổ quân và vũ trang, 11 máy bay quan sát và vận tải, 13 tàu xuồng các loại và 1 tiểu đoàn pháo binh. Tổng quân số phía VNCH có gần 1800 người do cố vấn Mỹ chỉ huy.

Về phía Quân Giải phóng miền Nam, lực lượng có 2 đại đội bộ binh và khoảng 30 du kích Ấp Bắc với hỏa lực chi viện là 1 khẩu súng cối 60mm.

Diễn biến trận đánh được cuốn Điệp viên hoàn hảo mô tả như sau: Ngay sau khi trận đánh mở màn, phía quân đội VNCH nhanh chóng bị thương vong, buộc các chỉ huy phải gọi thêm quân tiếp viện từ căn cứ Tân Hiệp gần đó. Mười chiếc máy bay trực thăng Shawnee và năm chiếc máy bay trực thăng kiểu mới Huey, biệt danh là súng ngắn bay, được huy động nhằm thẳng hướng Ấp Bắc bay tới.

Khi những chiếc trực thăng này tiến vào Ấp Bắc, bẫy đã được giăng chờ sẵn. Bất ngờ, hàng loạt đạn từ dưới những rặng cây ven đê bắn lên ào ạt. Chỉ trong mấy phút đầu, mười bốn trong số mười lăm chiếc trực thăng bị trúng đạn và bốn chiếc bị rơi trong đó có một chiếc Huey và ba lính Mỹ bị thiệt mạng. Phía VNCH vẫn còn cơ hội để thay đổi thế trận vì Quân Giải phóng đã bị bao vây. Phía Quân Giải phóng chỉ còn mỗi một đường thoát ra hướng Đông, đó là cánh đồng lúa.

John Paul Vann bèn gọi thêm xe bọc thép đến tiếp viện, nhưng Ngô Đình Diệm đã ra lệnh tại chỗ rằng không ai được vào trận đánh đó, nếu không có sự chấp thuận trực tiếp của Sài Gòn. Ngô Đình Diệm còn chỉ thị cho các tướng lĩnh chỉ huy các Quân đoàn, Sư đoàn phải giữ được thương vong luôn ở mức thấp.

Tất cả những ai không tuân theo chỉ thị này sẽ không được đề bạt. Chiếc máy bay trực thăng thứ năm bị bắn rơi ở Ấp Bắc là chiếc bị trúng đạn khi đang cố gắng cứu hộ. Chỉ huy của quân đội VNCH tại trận Ấp Bắc đã không tuân theo chỉ thị của cố vấn Mỹ John Paul Vann trong việc chặn đường rút của Quân Giải phóng. Cuối cùng, khi màn đêm buông xuống, toàn bộ Quân Giải phóng đã rút hết ra ngoài”.

Giải bí mật tình báo trong trận Ấp Bắc - Ảnh 2

Nhà báo Phạm Xuân Ẩn trong một chuyến đi theo tướng Mỹ thị sát chiến trường. Ông Ẩn là người ngậm thuốc lá và đang ghi chép.

Theo Wikipedia, trong suốt 1 ngày chiến đấu, lực lượng Quân Giải phóng đã đẩy lùi 5 đợt tiến công với chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận và thậm chí cả nhảy dù đường không của đối phương. Kết quả trận đánh là gần 200 lính VNCH thương vong trong đó có 3 người Mỹ bị giết và 16 người khác bị thương. Phía Quân Giải phóng chỉ có 18 người hy sinh. Điều này cũng được nhà báo Mỹ Neil Sheehan xác nhận trong một bài báo của ông: “Với vũ khí hạng nhẹ, Việt Cộng đã gây gấp 4 lần thiệt hại cho họ, giết được khoảng 80 lính Sài Gòn, làm bị thương hơn 100, ba người Mỹ chết và 8 người khác bị thương, 5 chiếc trực thăng bị bắn hạ”.

Sau trận đánh, mặc dù quân đội VNCH thiệt hại nhiều nhưng vẫn tuyên bố chiến thắng vì họ lý giải mục đích của họ là tiêu diệt cái điện đài thì họ đã làm được. Nhưng xét về ý nghĩa chiến lược thì trận đánh chứng tỏ quân đội VNCH mặc dù được trang bị vũ khí tốt hơn và sử dụng chiến thuật hiện đại, tinh vi nhưng vẫn chưa đủ sức để đối đầu với Quân Giải phóng. Điều đó cũng có nghĩa là toàn bộ chiến lược chiến tranh đặc biệt với công thức vũ khí và cố vấn Mỹ cộng với quân đội VNCH đã bước tới bờ vực phá sản.

Vai trò quan trọng của Phạm Xuân Ẩn

Sau trận Ấp Bắc rất lâu, đến tận khi cuộc chiến đã kết thúc, người ta mới biết rằng trong trận Ấp Bắc có 2 người được thưởng huân chương là người chỉ huy trận đánh và Phạm Xuân Ẩn – vị tướng tình báo huyền thoại của Việt Nam. Ông Phạm Xuân Ẩn đã có vai trò như thế nào?

Trong cuốn sách Điệp viên hoàn hảo, ông tiết lộ với tác giả cuốn sách rằng chính ông là người đã cung cấp các tài liệu để Quân Giải phóng năm được thủ đoạn chiến tranh đặc biệt của Mỹ và từ đó mà đề ra được chiến thuật đối phó. Ông nói: “Tôi gửi cho họ những phân tích của mình, người khác quyết định phương thức và địa điểm để tổ chức trận đánh”.

Thật vậy, nhờ những tài liệu mà ông Ẩn gửi ra, quân ta đã nghiên cứu và đề ra cách đối phó với chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của Mỹ.

Trước trận Ấp Bắc vài tuần, Quân Giải phóng đã tổ chức một cuộc diễn tập ở Đồng Tháp Mười với các mô hình trực thăng của Mỹ được tạo bằng bìa cứng gắn trên cột bằng tre ở nhiều tư thế bay khác nhau để tính toán tầm bắn hiệu quả và cách bắn. Kết quả của quá trình luyện tập đó đã được thể hiện trong trận Ấp Bắc ngay sau đó với 5 trực thăng Mỹ bị bắn rụng.

Đánh giá về vai trò của Phạm Xuân Ẩn với chiến thắng Ấp Bắc, ông Mười Nho, một chỉ huy trực tiếp của ông Ẩn nói rằng trong năm 1962, Phạm Xuân Ẩn đã gửi ra chiến khu 24 cuộn phim về toàn bộ các kế hoạch liên quan đến chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Ông Mười Nho khẳng định: “Sự hiểu biết về kẻ thù mà những tài liệu này cung cấp đã giúp cho chúng tôi chuẩn bị các kế hoạch đối phó với chiến lược của kẻ thù… Sự thất bại hoàn toàn của địch trong trận Ấp Bắc đã buộc Mỹ phải từ bỏ Chiến tranh đặc biệt để đi tìm kiếm một chiến lược mới”.

Trần Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.