ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đạo sẽ cứu nhân loại và giúp con người sống trong hòa bình
Monday, November 3, 2014 7:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Khổng Tử đã dành trọn cuộc đời để truyền thừa và hoằng dương văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ông coi trọng vấn đề giáo dục con người, dạy họ đạo lý làm người, chú trọng đạo đức khi xử lý và giải quyết rắc rối trong cuộc sống.

Đạo đức, Đạo, Nhan Hồi, Khổng Tử, Bài chọn lọc,

Một tấm lòng rộng mở mà khiêm tốn, giống như bầu trời bao phủ mọi thứ và mặt đất có thể dung chứa mọi vật, đầy mà không tràn.

Dưới đây là một vài câu chuyện từ “Luận ngữ” và “Khổng Tử gia ngữ” của ông:

1. Đạo sẽ cứu nhân loại và giúp con người sống trong hòa bình, an lạc

Một ngày Khổng Tử đi dạo đến núi Nông ở phía Bắc cùng với ba học trò là Tử Lộ, Tử Cống và Nhan Hồi. Khi lên đến đỉnh núi, Khổng Tử nhìn vào xa xăm, bùi ngùi cảm thán mà nói rằng: “Lên cao mà nhìn xa, tại sao các con không thử nói cho ta biết chí hướng của mình? Ta từ đó mà có thể lựa chọn được”.

Tử Lộ bước lên và nói: “Con hy vọng được dùng những mũi tên trang trí lông trắng và cờ đỏ, tiến quân đánh đuổi kẻ thù trong tiếng chuông ngân trống giục, tràn đầy khí thế lấy lại hàng nghìn dặm đất bị mất. Tử Cống và Nhan Hồi có hiến mưu tính kế giúp con”. Khổng Tử nghe rồi nói: “Rất can đảm!”

Tử Cống bước lên và nói: “Con nghĩ nếu như có một ngày nào đó, quân đội nước Tề và Sở đối mặt với nhau, thực lực tương đương, chính lúc sắp xảy ra chiến tranh, con sẽ xuất hiện trong chiếc bộ giáp trắng, nói rõ lợi hại mà hai bên phải chịu vì chiến tranh. Không tốn một người lính nào, con cũng có thể giải quyết được tranh chấp giữa họ. Tử Lộ và Nhan Hồi có thể lâm trận hỗ trợ con”. Khổng Tử nói: “Thật hùng hồn!”

Nhan Hồi trầm mặc không nói năng gì. Khổng Tử bèn hỏi: “Nhan Hồi, con lẽ nào không có đạo lý nào có thể nói ra sao?” Nhan Hồi trả lời: “Văn – võ, cả hai phương diện họ đều đã nói cả rồi, con còn có thể nói gì nữa đây?”

Khổng Tử nói: “Cho dù là thế, ai cũng có chí hướng của mình. Con cứ nói xem xem”.

Nhan Hồi thưa rằng: “Con hy vọng mình có thể phò trợ một minh quân thánh chủ, lấy lễ nhạc giáo hóa dân chúng. Con muốn bậc quân chủ có thể dùng Đạo mà trị quốc, khiến các thần tử sống có đạo đức, bách tính sống hài hòa tương thân tương ái, nhân dân an cư lạc nghiệp. Binh khí sẽ được luyện thành dụng cụ nông nghiệp, thành trì sẽ trở thành đất trồng trọt. Ai ai cũng đối xử ân cần với nhau, nhu thuận mà tiếp đãi khách xa. Các quốc gia láng giềng cảm nhận được sự chính trực và công bằng của nhà vua, từ đó mà cho quân đội ngơi nghỉ và giải trừ chiến tranh. Thiên hạ vì thế mà không còn chiến tranh loạn lạc. Nếu như thực sự có một ngày như vậy, thì không cần Tử Lộ và Tử Cống giải cứu con người khỏi khổ nạn nữa”.

Khổng Tử khen ngợi: “Thật là tốt! Đầy đủ đức hạnh”.

Tử Lộ hỏi: “Phu tử, người chọn cách nào?”

Khổng Tử nói: “Không tổn hại tài lực, không nguy hại bách tính, lại không có những lời khoa trương, vậy ta chọn cách của Nhan Hồi”.

Câu chuyện cho thấy, Khổng Tử tin rằng Đạo sẽ cứu nhân loại, giúp con người sống trong hòa bình và an lạc, đó cũng là tâm nguyện của bậc Thánh nhân.

2. Tấm lòng rộng mở nhưng khiêm tốn nên chứa đầy mà không tràn

Một ngày kia, Khổng Tử đến tham quan một ngôi miếu cổ của nước Chu và thấy một cái bình. Khổng Tử hỏi người trông coi miếu: “Đây là bình gì?”

Người coi miếu đáp: “Đây là bình dùng để tự thức tỉnh bản thân.”

Khổng Tử nói: “Ta từng nghe nói rằng khi cái bình này rỗng thì nó nghiêng về một góc, khi đầy nửa bình thì nó đứng thẳng, và khi đầy bình thì nó lật úp lại. Có đúng như vậy không?”

Người coi miếu đáp: “Đúng là vậy”.

Khổng Tử bảo học trò đem nước lại để thử, và xác thực điều này.

Khổng Tử cảm thán mà nói rằng: “Đây chẳng phải đạo lý, cái gì đầy thì cũng tràn đổ đó sao?”

Tử Lộ nói: “Thưa thầy, có phải thầy đang nói rằng con người thường giống như chiếc bình sau khi đầy nước, họ cho rằng cách nghĩ cách làm của mình là chính xác nhất, do đó bám chặt vào đó mà làm, kết quả là thất bại, có phải như vậy không? Trạng thái đầy mà không tràn đổ, có cách nào làm được như vậy không?”

Khổng Tử nói: “Để giải quyết vấn đề tự đại tự mãn này, tự bản thân phải biết tiết chế mình, luôn để tâm thanh thản”.

Tử Lộ lại hỏi: “Muốn để tâm buông xuống, thì phải dùng cách nào?“

Khổng Tử nói: “Người có đạo đức phẩm hạnh cao thượng, phải giữ gìn sự khiêm nhường, kính cẩn. Người giàu sang phú quý, phải biết tiết kiệm. Người quyền cao chức trọng lúc nào cũng lấy khiêm nhường đối đãi người khác. Người có binh lực cường đại, phải luôn trong tâm thái cảnh giác cẩn trọng. Người thông minh trí tuệ không quên nhắc nhở bản thân còn rất kém cỏi. Người học cao hiểu rộng tự biết răn đe rằng tri thức của mình còn rất nông cạn. Đây chính là cách tiết chế tự kỷ và buông tâm xuống. Như trong Kinh Thi viết: ‘Vua Thành Thang không ngại ngần tôn kính người khác, nên ông được mọi người tôn kính hơn nữa’”.

Người xưa thường dùng bình khuyên răn để thức tỉnh bản thân, để duy trì tâm thái thanh tỉnh, tinh anh, chừng mực và khiêm tốn. Con người cần giữ được điều gì? Khiêm tốn là bản chất của con người. Làm sao để giữ được? Có một tấm lòng rộng mở mà khiêm tốn, giống như bầu trời bao phủ mọi thứ và mặt đất có thể dung chứa mọi vật, đầy mà không tràn.

 

 

 

 Theo minhhue.net


Total 1 comment
  • tudo

    Quá hàm hồ, dân Việt, Tàu, Hàn đã Tà Khổng đến tận cổ, vậy làm sao để hơn 6 tỉ người còn lại chụi học tư tưởng nô lệ, an phận của Khổng ???

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.