ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Trẻ con và tiền bạc
Thursday, October 23, 2014 21:28
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thím Trâm tuổi tứ tuần, thuộc nhóm doanh nhân ghê gớm. Đấy là cái tính cách của người cứ thấy bất bình là bật tanh tách. Thím giỏi văn chương nhưng lại đủ mưu về kinh tế. Thế mới lạ. Thím tự hào mình có kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm gì mà cứ bật như tôm.
Hồi thím bụng mang dạ chửa đi bộ cho đẻ dễ thì thấy cổng khu chung cư, một chú taxi bị một xe đen bóng vừa chèn vừa chửi.
Thím cầm ngay cái ô phang 1 phát vào cái xe đen bóng quát to:
Ép người ta vừa thôi. Nó đã lùi rồi, nhường rồi, sao còn chửi nó?
Chủ xe đen thò đầu ra: ĐM con bụng chửa vượt mặt kia. Mày dám đập xe của bố mày. Bố mày đạp cho mày một phát chết mẹ mày giờ.
Thím Trâm quát: Mày giỏi ra đây. Tao cắm cái ô vào mắt mày. Cho mày nhìn đời hết stereo luôn.
Người đi đường xúm vào can thím. Mấy bác gác cổng thì ghé tai: Thôi thôi cô ơi đừng có dây. Thằng ấy nó làm to lắm trên thành phố đấy.Khi thím đã tốc váy lên thì khó mà dừng lại được.
Thím vung ô lên: Mày tưởng gặp dân lao động mà chèn ép thế nào cũng được hả. Thằng ăn trên ngồi chốc tham nhũng đầy mồm kia. Mẹ mày sinh tử với mày một trận xem mày làm gì được mẹ mày.
Chủ xe đen thấy đám đông xúm lại cũng không muốn làm già nữa. Đóng sập cửa xe lái đi, mồm lẩm bẩm.
Mấy bác bảo vệ bảo: Lần sau cô đừng có tức khí với chuyện xã hội. Nhỡ thằng chó dại ấy nó đạp cho một phát vào bụng thì có khổ cho con cô không?
Lúc ấy, thím mới giật mình. Bỏ mẹ. Thằng chó dại kia mà đạp vào bụng thì tính mạng con mình chẳng biết ra sao. Thím lẩm bẩm xin lỗi em bé nhé. Mẹ thật nông nổi cạn nghĩ. Bây giờ thì mẹ lại sợ cái thằng chó dại ấy quá. Mẹ xin lỗi con.
Làm kinh tế mà cảm xúc không giấu được cũng là một bất lợi. Nhưng giời sinh ra thế. Biết làm sao.
Có lần thím Trâm đi dự một ngày học ngoại khóa của con. Thím cho con học ở một trường tiểu học có tiếng tăm. Cuối năm, nhà trường tổ chức một ngày học kỹ năng kết hợp với một ngân hàng FREEAZ BANK ở nước ngoài. Học mà như một ngày hội. Vui lắm.
Các phụ huynh đều được đến dự trên giảng đường để chứng kiến con mình được học kỹ năng về quản lý tiền, giải phóng quan niệm cổ hủ là không cho trẻ biết về tiền bạc khi ngồi trên ghế nhà trường bấy lâu. Cũng là dịp để phụ huynh thấy nhà trường luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, gắn học sinh với đời sống ra sao.
Các phụ huynh vô cùng phấn khởi.
Giảng viên được mời về khá trẻ. Cô nói về sự thiệt thòi khi trẻ em không hiểu giá trị của đồng tiền. Cô phân tích cho phụ huynh sự hạn chế của phương pháp tách trẻ em ra khỏi tài chính sẽ khiến cho trẻ mất cân đối, thiếu ý chí vươn lên…
Cô nói về nền giáo dục tiên tiến của Do Thái đã cho trẻ em biết tiền là gì, lao động thế nào để có tiền. Vì sao phải tiết kiệm tiền và khiến tiền sinh lời… Ngay cả làm việc nhà, quy ra tiền thì trẻ em sẽ hiểu hơn mồ hôi của bố mẹ… Ở các gia đình Do Thái, mỗi đứa con làm việc nhà như rửa bát quét nhà đều được bố mẹ trả tiền. Số tiền nhỏ nhưng ý nghĩa lớn.
Cô giáo trẻ đưa ra một bài học tân kỳ:
Cô kể cho các con nghe nhé. Hôm ấy, bạn Hải bị ốm, không đi học được. Tuấn đến thăm Hải và chép giúp Hải toàn bộ bài. Mẹ Hải rất xúc động vì sự giúp đỡ của Tuấn. Mẹ Hải đưa Tuấn 10 nghìn và nói: Cháu vất vả chép giúp bạn. Bác bồi dưỡng cháu công chép nhé! Cảm ơn cháu.
Tuấn vui vẻ vì công sức lao động của mình vừa giúp được bạn, vừa được trả công.
Các con thấy lao động có ý nghĩa không nào?
Học sinh vui vẻ vỗ tay đồng thanh: Có ạ!
Các thầy cô giáo bối rối vì đây là cách tiếp cận khá sốc. Các phụ huynh thì há mồm cũng lẹt đẹt vỗ tay. Chẳng có ai thực sự muốn nói gì.
Thím Trâm đứng dậy nói: Cảm ơn cô giáo đã có một bài học hoàn toàn mới so với truyền thống. Nhân đây, tôi muốn bổ sung được không ạ.
Mọi người đổ dồn con mắt về thím. Cô giảng viên ngân hàng đáp: Vâng, Cảm ơn phụ huynh. Xin mời chị!
Thím Trâm bảo: Tôi xin phép được đứng trên bục giảng được không?
Cô giảng viên ngân hàng trẻ bối rối rồi nói: Vâng. Chị cứ tự nhiên.
Thím Trâm lên bục giảng ngắm toàn thể phụ huynh một lượt rồi nói: Thưa các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh kính mến. Tôi biết chủ đề hôm nay rất cởi mở đã khiến chúng ta có chút bối rối, tôi biết có những phụ huynh có những suy nghĩ giống tôi nhưng không dễ diễn đạt. Vậy tôi xin được dành dăm phút nói chuyện với các em về tiền bạc bởi vì công việc bản thân tôi hằng ngày tiếp xúc với tiền.
Các con thân mến. Cô chào các con! Cô tự giới thiệu, cô là cô Trâm, cô kinh doanh về ngân hàng nên nói chuyện về tiền chắc là hợp đấy. Các con thích có nhiều tiền trong túi không?
Học sinh: Có ạ.
Chà. Đây thực sự là kỹ năng mềm của thím Trâm đã hiện nguyên hình.
Thím Trâm: Có tiền rất là thích. Mình sẽ tự mua được sách này, truyện Đô Rê Mon này, xúc xích Đức này con quay Tô si này… nhiều lắm.
Cô Trâm của các con làm công việc quay vòng sinh lãi tiền hàng ngày. Nhưng đồng tiền không phải quả trứng mà nó cứ tự nở ra được. Muốn đồng tiền nảy nở phải kết hợp công lao động rất lớn. Nhưng để lao động ra tiền thì không dễ như việc chép bài hộ đâu. Tiền có thể đổi ra nhiều đồ chơi và món ăn, nhưng nó không phải là tất cả. Có những điều không thể lấy tiền quy đổi ra được. Đặc biệt là trong gia đình, với bố mẹ ông bà.,,
Cô kể một câu chuyện khác, các con có thích nghe không nào?
Học sinh: Có ạ.
Thím Trâm: Có một cậu bé Tôm rất thích có tiền. Cậu làm việc gì cũng tính xem việc này đáng bao nhiêu tiền.
Một hôm, câu khoe với mẹ là: Mẹ ơi. Hôm nay con đã rửa bát và dọn nhà. Con đã làm hết bài tập rồi ạ. Đây là hóa đơn để mẹ trả công nhé.
Mẹ Tôm cầm hóa đơn thấy Tôm viết nắn nót: Rửa bát: 10.000 đồng.
Dọn nhà 10.000 đồng.
Làm bài tập 10. 000 đồng.
Tổng cộng: 30.000 đồng.
Mẹ Tôm bảo: Sao hôm nay con lại tính tiền?
Bạn Tôm bảo: Con đã được học về quản lý tiền. Con muốn từ hôm nay nhà mình sống theo cách công bằng , chính xác mẹ ạ.
Mẹ Tôm bảo: Mẹ vừa đi chợ nên hết tiền rồi.
Tôm bảo: Con cho mẹ nợ cũng được.
Tôm viết thêm vào hóa đơn. Mẹ nợ Tôm 30.000 đồng rồi chạy đi chơi.
Sáng hôm sau. Mẹ Tôm đưa cho Tôm một cái phong bì bảo đến giờ ra chơi thì mở ra nhé.
Đến giờ ra chơi, Tôm hồi hộp mở ra thì không thấy tiền mà thấy một bức thư nhỏ. Mẹ viết thế này:
“Tôm yêu quý của mẹ.
Mẹ kể cho Tôm nghe chuyện này nhé.
Mẹ mang Tôm trong bụng 9 tháng, 10 ngày: 0 đồng nào.
Mẹ sinh ra Tôm và cho Tôm bú tí: 0 đồng nào
Mẹ nuôi Tôm lớn và đưa đón Tôm đi học: 0 đồng nào…
Hàng ngày mẹ vui chơi với Tôm và tặng nhiều đồ chơi, Robot: 0 đồng nào.
Mẹ vét hết tiền trong tủ đưa Tôm đi viện mỗi lần Tôm bị ốm: 0 đồng nào
Cuối thư mẹ kết luận: Như vậy, Tôm không nợ mẹ một đồng nào nhé.
Mẹ thơm Tôm yêu của mẹ.”
Bạn Tôm lặng người cất phong bì đi và chỉ mong sớm hết giờ học để được ôm mẹ.
Câu chuyện đến đây là hết rồi.
Cả trường vỗ tay ào ạt.
Thím Trâm tiếp: Cô biết các con muốn có tiền. Cô ủng hộ. Nhưng các con phải học giỏi thì cơ hội có tiền sẽ nhiều hơn. Các con không thể chỉ lao động kiếm tiền như một cỗ máy robot. Mà phải hiểu đồng tiền đó là thước đo của mồ hôi và tình yêu nữa. Tiền giúp cho các giấc mơ. Nhưng những ý tưởng vĩ đại không bao giờ bắt đầu từ tiền cả.
Bây giờ ta không nói những gì quá xa xôi. Thứ tự ưu tiên về tiền thì các con cần biết thế này: Có nhiều tiền, các con sẽ khẳng định mình, có nhiều tiền các con có thể giúp đỡ người thân, bố mẹ, ông bà. Cô tin các con thông minh thế này thì mai đây sẽ rất giàu có. Nhưng khi có cực kỳ nhiều tiền thì các con cần làm gì có biết không? Phải chia sẻ cho cộng đồng, cho những bạn nhỏ không quen biết đang khó khăn không sách vở, bệnh tật không có thuốc thang. Đồng tiền phải làm ra từ tình yêu thương mới có ý nghĩa. Thế mới là người tử tế. Đúng không nào?
Toàn trường vỗ tay. Cô chủ nhiệm nắm tay thím Trâm mắt rơm rớm bảo: Cảm ơn em! May có em nói hộ mọi người.
Sau thím ra hỏi giảng viên từ ngân hàng FREEAZ BANK thì cô giảng viên bảo: Em mới ra trường, được phân công đi giảng với các trường tiểu học. Tất cả bài giảng dựa vào tài liệu in đây. Em không nói gì ngoài giáo án.
Thím Trâm tý ngất khi thấy tài liệu giảng cho các em về tiền một cách sống sượng thế kia lại được in ấn đẹp đẽ và chắc phải có một ban soạn thảo đầu to duyệt.
Thím Trâm nói thím sẽ tiếp tục bật tanh tách về vụ này.
(Trong bài đã đổi tên nhân vật và đặt lại tên cho ngân hàng, chỉ giữ lại cốt truyện)
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy13U3YwdHI3ZnduWS9WRW5WRUZpMFNhSS9BQUFBQUFBQVJyYy9GX2lUQzUyUkdaWS9zMTYwMC90aSVFMSVCQSVCRnQlMkJraSVFMSVCQiU4N20uanBn
23 – 10 – 2014
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.