Các bằng chứng tiếp tục được đưa ra, từ cả khía cạnh khoa học lẫn lịch sử, về việc thói quen ngủ của chúng ta ngày nay có thể không tốt cho sức khoẻ.
Năm 2001, Roger Ekirch, một nhà sử học của Virginia Tech đã xuất bản một văn kiện bao gồm nghiên cứu của ông trong vòng 15 năm. Nó cho đưa ra hàng loạt các bằng chứng lịch sử rằng con người thương ngủ thành 2 phần riêng lẻ.
Năm 2005, ông cho ra một cuốn sách với tựa đề “Cuối ngày: Đêm của quá khứ” (At Day’s Close: Night in Times Past”, bao gồm nhiều hơn 500 trích dẫn về các thói quen ngủ đứt đoạn. Nó bao gồm nhật ký, sách y học, văn học và nhiều nguồn khác, từ Odyssey của Homer cho đến các làng mạc đương đại ở Nigeria.
“Vấn đề không phải là số trích dẫn – mà là cách mà người ta nói về nó, cứ như thể là một kiến thức chung của mọi người vậy” – Ekrich
NGHIÊN CỨU HÉ LỘ ĐIỀU GÌ
Nghiên cứu của Ekirch cho thấy chúng ta không phải lúc nào cũng ngủ trung bình 8 tiếng thẳng giấc. Thay vào đó, chúng ta ngủ thành 2 giai đoạn suốt đêm. Tất cả giấc ngủ gói gọn trong vòng 12 tiếng đồng hồ, bao gồm chặng 1 khoảng 3, 4 tiếng, rồi thức dậy khoảng 3 tiếng sau đó tiếp tục ngủ đến sáng.
Có những nghiên cứu từ hồi đầu những năm 1990 bởi bác sĩ tâm thần Thomas Wehr. Ông cho thử nghiệm 14 người sống hoàn toàn trong bóng tối khoảng 14 tiếng một ngày. Thí nghiệm kéo dài một tháng. Đến tuần thứ tư thì các tình nguyện viên đã có thể điều chỉnh một thói quen ngủ rõ ràng. Thói quen này hoàn toàn giống với ý kiến của Ekirch về giấc ngủ của con người; những tình nguyện viên ngủ khoảng 4 tiếng, tỉnh dậy vài tiếng rồi lại ngủ tiếp đến sáng.
“Ekirch phát hiện ra rằng những dẫn chứng cho việc ngủ thành 2 chẳng bắt đầu biến mất vào khoảng cuối thế kỷ thứ 17. Nó bắt đầu từ tầng lớp thượng lưu trong thành phó ở bắc Âu và trong suốt 200 năm tiếp theo đã lan rộng ra khắp xã hội phương Tây. Khoảng những năm 1920, ý niệm ngủ 2 chẳng đã hoàn toàn biến mất khỏi ý thức xã hội”.
MỘT SỐ LÝ DO
Một lý do có thể là vì cách ngủ ngắt quảng là tính năng tự nhiên của cơ thể, ít nhất đó là một đề xuất của Wehr, nhưng cũng có những lý thuyết khác.
Nhà sử học Craig Koslofsky cho rằng:
“Người ta thường nghĩ xấu về bóng đêm hồi trước thế kỷ 17. Bóng đêm là nơi dành cho kẻ xấu – tôi phạm, gái gọi và những kẻ say xỉn. Kể cả những người giàu có đủ để mua đèn cầy cũng dùng tiền vào các mục đích khác tốt hơn. Không có một giá trị nào của xã hội gắn liền với bóng đêm”.
Rồi mọi thứ thay đổi vào năm 1667 khi Paris trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới thắp sáng đường phố, và cuối cùng là toàn bộ Châu Âu thức đêm trở thành một lề thói xã hội và từ đó, các cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu:
“Người ta trở nên chú tâm đến thời gian hơn và nhay cảm hơn với sự đúng giờ, kể cả hồi trước thế kỷ thứ 19, nhưng cách mạng công nghiệp mới thực sự nhấn mạnh thái độ này một cách đáng kể”
Cuối cùng, chúng ta đạt đến một điểm mà cha mẹ bắt đầu ép con đi ngủ đúng giờ và đẩy chúng ra khỏi thói quen ngủ của con người đương đại.
CÓ RẤT NHIỀU BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN GIẤC NGỦ CÓ THỂ BẮT NGUỒN TỪ VIỆC CƠ THỂ ĐÒI HỎI PHẢI ĐƯỢC NGỦ ĐỨT ĐOẠN
Ekirch tin rằng rất nhiều vấn đề về giấc ngủ ngày nay bắt nguồn từ việc cơ thể chúng ta đòi hỏi phải được ngủ đứt đoạn. Ông tin rằng thói quen ngủ ngày xưa đã khiến cho nhiều người mắc chứng bệnh gọi là “chứng mất ngủ duy trì” (sleep maintenance insominia), khi bệnh nhân có thói quen tỉnh dậy vào giữa đêm và cảm thấy khó ngủ tiếp. Chứng này xuất hiện lần đầu vào khoảng cuối thế kỷ 19, đúng vào khoảng thời gian mà ngủ ngắt quãng bắt đầu bị lãng quên.
“Đối với hầu hết giai đoạn tiến hoá, chúng ta đã có một thói quen ngủ nhất định. Thức dậy giữa đêm là một phần sinh lý của cơ thể. Khái niệm ngủ thẳng giấc dài có thể gây nên những tổn thương, ông nói, nếu nó khiến cho những người thức dậy giữa đêm bị căng thẳng, bởi vì sự căng thẳng này sẽ ngăn chặn giấc ngủ và kéo dài cho đến các hoạt động hàng ngày” – theo bác sĩ tâm thần Greg Jacobs.
Theo Russell Foster, một giáo sư khoa học thần kinh nhịp sinh học ở Oxford:
“Nhiều người thức dậy giữa đêm và bị căng thẳng. Tôi nói với họ rằng điều họ đang trải nghiệm đơn giản chỉ là thói quen ngủ 2 chặng mà thôi. Nhưng đa số các bác sĩ vẫn không nhận ra rằng một quãng dài 8 tiếng ngủ liên tục là phi tự nhiên. Hơn 30% các vấn đề y tế mà các bác sĩ đang đối mặt bắt nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc ngủ. Nhưng giấc ngủ đã hoàn toàn bị bỏ lơ trong giao dục y tế và có rất ít trung tâm cung cấp các bài học về giấc ngủ”.
Người ta làm gì vào khoảng thời gian giữa 2 chặng ngủ, nghiên cứu của Ekirch cho rằng họ thường dùng thời gian đó để thiền định về các giấc mơ, đọc, cầu nguyện hoặc tham gia vào các hoạt động tâm linh.
Nguồn tham khảo:
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us