Thảm hoạ Đồ Ăn Thừa: thấy mới tin.
Thursday, October 9, 2014 7:56
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Bạn có thể đã nghe một vài sự thật về sự phung phí thức ăn nhưng trong trường hợp bạn chưa, đây là một số thông tin cho bạn cập nhật tình hình.
- Người ta đổ bỏ khoảng 165 tỷ USD thực phẩm trong vòng một năm tại Mỹ. Khoản đó còn lớn hơn ngân sách Mỹ cho công viên quốc gia, thư viện công cộng, nhà tù liên bang, chăm sóc sức khoẻ cựu chiến binh, FBI và FDA cộng lại.
- Khoảng 50 triệu trên tổng số 317 triệu người Mỹ thuộc diện nghèo đói trong khi thức ăn sản xuất ra ở Mỹ có thể nuôi sống 500 triệu người Mỹ.
- Để tạo ra một khoản thực phẩm chỉ để đổ đi, lượng nước tiêu tốn bằng với lượng nước nội địa mà mỗi người dân Mỹ cần.
Thậm chí với những số liệu gây sốc như thế này, bạn có thể phải nhìn thấy mới tin. Và đây.
Cuối tuần này, tôi đến New York bằng cách tham gia chương trình đạp xe xuyên quốc gia lần thứ 2 và chỉ ăn từ thực phẩm thừa ở các tiệp tạp hoá. Lần đầu tôi tham gia chương trình gọi là ‘lãng phí xuyên quốc gia’, khoảng 70% thực phẩm đến từ sự lãng phí này, tổng cộng khoảng 127 kg thực phẩm trên khoảng 7500 km đạp xe.
Đây là một vài hình ảnh của thực phẩm lãng phí:
Khoảng vào thời gian này cho đến hết hành trình một nửa đất nước, tôi tự hứa sẽ chỉ ăn từ đồ ăn thừa ở các cửa tiệm tạp hoá cho đến khi nào tôi đến New York. Khoảng 1600 km và 7 tuần đạp xe từ Madison, Wisconsin đến New York bạn có thể thấy tôi ăn đồ thừa từ khoảng 300 tiệm xuyên suốt nước Mỹ. Tôi thừa nhận rằng thỉnh thoảng tôi không giữa lời hứa. Một lần tôi ăn bánh chocolate ở Baltimore, lần khác tôi ăn bắp rang tươi, và có một vài lần tôi hái trộm cà chua và rau xanh từ một khu vườn. Thêm vào đó, khi sang nhà bạn chơi, tôi dùng dầu ăn và thảo dược để nấu ăn. Ngoại trừ những lần đó, tôi chỉ ăn đồ ăn thừa như một ông vua và tăng 5 kg mặc dù tôi đạp xe suốt.
Đây là hình ảnh một chàng trai ăn đồ ăn thừa:
Tôi không phải chỉ ăn đồ ăn thừa để cho no bụng mình. Tôi làm thế để khuyến khích nước Mỹ đừng đổ bỏ đồ ăn nữa. Với bất cứ ai mà tôi gặp trên hành trình, tôi đều giúp họ nhận ra thảm hoạ đồ ăn thừa ngay tại chỗ nhưng tôi vẫn có thể giúp CÁC BẠN nhìn thấy những hình ảnh này để mà tin.
Những hình ảnh minh hoạ của tôi đã giúp rất nhiều. Trong 8 thành phố dọc theo hành trình, tôi đi vòng vòng thu đồ ăn thừa, thường là suốt đêm, và bày ra ở một công viên ngày hôm sau. Nhiều người đã bị sốc khi nhìn thấy thông điệp của tôi, và thậm chí giận dữ, không phải giận tôi, mà là giân xã hội này khi hàng triệu người Mỹ vẫn đang trong tình trạng đói kém.
Tôi có một vài ngày ở những thành phố để thu thập các ‘thảm hoạ’ này. Đây là những gì mà Dane, bạn tôi, và tôi đã lấy được từ Madison, Wisconsin trong vòng 2 ngày:
Tôi tìm người tình nguyện trên mạng xã hội với phương tiện giúp chúng tôi vận chuyển trong mỗi thành phố vì tôi không thể mang tất cả thực phẩm đó trên một chiếc xe đạp. Đây là những gì tôi thu được từ Chicago, Illinois:
Không có ai trong số những người tình nguyện này từng có kinh nghiệm kiếm đồ ăn thừa và tôi lại là một người rất mới tại mỗi thành phố. Ở Detroit, Michigan, chúng tôi bắt đầu tìm kiếm vào buổi sáng và sau khoảng 2 tiếng thì xe hơi đã đầy đồ.
Ở Cleveland, Ohio, chúng tôi mất 7 tiếng ở các tiệm vào ban đêm trước mỗi sự kiện và mang thực phẩm này đến quảng trường công cộng Cleveland. Hôm đó nóng khoảng 32 độ và thực phẩm thừa nhanh chóng bị thiu. Đây là những thực phẩm còn tốt mà chúng tôi thu được.
Ở Lancaster, Pennsylvania chúng tôi có 2 chiếc xe và chúng tôi đi đến khoảng 10 tiệm. Đây là những gì thu được sau 4 tiếng.
Hai ngày sau tôi đến Philadelphia, Pennsylvania lúc 9 giờ tối, bắt đầu đi thu lượm khoảng 1 tiếng sau đó và những gì thu được cho đến 1 giờ sáng làm tôi ngủ rất ngon.
Cuối cùng tôi đến New York nơi tôi chào hỏi mội vài người bạn trên trang web freegan.info. Trong một đêm dạo quanh phó Manhattan, chúng tôi lấy được những thứ này.
Chất lượng đồ ăn rất tốt nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ là đem phân phát. Tôi chỉ định cho thế giới thấy rằng chúng ta đã phung phí đồ ăn thế nào. Nhưng rồi người xung quanh bắt đầu đến và lấy thức ăn, điều này làm cho nhiệm vụ của tôi có ý nghĩa hơn. Những người như David rất hạnh phúc khi được ăn và chia sẻ với bạn bè:
Sau những sự kiện trình bày đồ ăn thừa thu nhặt được, tôi cuôi cùng đã phân phát thức ăn với tổng trị giá 10000 USD cho hơn 500 người. Đây là một bằng chứng cho thấy thực phẩm mà chúng ta thường quăng đi có chất lượng rất tốt.
Tôi học được rằng tôi có thể đi bất kỳ thành phố nào của Mỹ và sưu tập đồ ăn cho khoảng 100 người chỉ trong một đêm. Hạn chế duy nhất là kích thước của phương tiện vận chuyển chúng. Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng các cửa hàng đổ bỏ thực phẩm đầy tràn mỗi ngày và đó đều là thực phẩm tốt ở các thành phố của Mỹ, trong khi có những học sinh ở trường không thể tập trung học vì bị đói.
Với những bức hình này tôi muốn giúp các bạn nhận ra qui mô của vấn đề. Tuy nhiên hình ảnh chỉ là hình ảnh, tận mặt tiếp xúc với nó sẽ thấy khác nữa. Tôi khuyến khích các bạn đến các tiệp tạp hoá và làm khác đi một tý so với mua sắm bình thường. Tôi muốn bạn đi vòng ra phía sau của các tiệm này, tìm thùng đồ ăn bỏ đi và nhìn vào đó. Bạn chẳng cần phải lấy về nhà. Bạn cũng chẳng cần đụng vào. Chỉ đến và tận mắt nhìn cái vấn đề này bởi chính bản thân bạn. Các thùng đồ bỏ có thể bị khoá hoặc trống rỗng nên bạn hãy đi vài chỗ khác nhau. Lần đầu tiên bạn thấy thùng đồ bỏ đầy ắp, cuộc đời của bạn sẽ thay đổi mãi mãi. Nếu bạn muốn tham gia đưa ra giải pháp, bạn hãy chụp hình hoặc quay phim lại đồ ăn thừa bạn tìm được và chia sẻ trên mạng với khẩu hiệu #DonateNotDump. Chia sẻ trên Twister của các cửa hàng này và cho họ biết rằng chúng ta sẽ không thể gánh chịu sự phung phí này được nữa.
Với hành động đó trong đầu, bạn cần phải thực hành để trở nên thành thạo trước khi bắt đầu đi thu lượm. Thông điệp của chúng tôi cho các tiệm này là chúng tôi muốn họ dừng việc bỏ phí và quyên góp cho các tổ chức từ thiện để chúng đến được những người đang cần. Với nghiên cứu của tôi, tôi nghĩ là các tiệm chỉ có lợi nếu làm vậy. Họ sẽ có được sự bảo hộ của Good Samaritan Food Act, họ được hoàn thuế, họ chỉ trả ít hơn cho phí đổ bỏ, và quan trọng nhất là họ đang làm điều tốt cho cộng đòng khi họ quyên góp thực phẩm! Lý do duy nhất để không quyên góp là họ sợ trách nhiệm nhưng họ đã được bảo họ và theo một nghiên cứu ở đại học Arkansas thì chẳng có luật nào chống lại các tiệm tạp hoá quyên góp thực phẩm cho các chương trình xoá đói.
Hàng ngàn chương trình xoá đói như City Harvest, Feeding America và The food Recovery Network đang nuôi sống người Mỹ và hàng hàng cửa tiệm đã và đang quyên góp cho các tô chức phi lợi nhuận và ngân hàng thực phẩm. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ so với cái chúng ta có thể làm được. Chúng ta cần nhiều cửa tiệm quyên góp thường xuyên hơn nữa và chúng ta cần họ phân huỷ thực phẩm không thể quyên góp thay vì giục nó ra các bãi rác.
Thậm chí các bạn không cần phải làm việc này nếu các bạn không muốn. Chỉ cần chia sẽ bài này với các siêu thị hoặc đơn giản là nói chuyện với những người quản lý khi bạn đến các cửa hàng và cho họ biết rằng đây là điều quan trọng đối với bạn và những khách hàng khác. Những cửa tiệm này được vận hành bởi những con người với những trái tim và chúng ta luôn có thể thay đổi họ! Chúng ta có trách nhiệm nhắc nhở vai trò của họ đối với môi trường và những người Mỹ đói nghèo khác với sự tôn trọng mà họ đáng có.
Tôi tin rằng chúng ta đang ở điểm tới hạn của việc ngăn chặn lãng phí thực phẩm và với hành động của công chúng, chúng ta có thể làm được việc đó. Sự hứng khởi trong tôi cho tôi biết rằng thế hệ chúng ta sẽ nhanh chóng giảm được sự lãng phí thực phẩm ngay trong thời gian này.
Nguồn: robgreenfield.tv/foodwaste/
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us