ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
HUYỀN THOẠI Về cái gọi là BÁT NHÃ
Wednesday, October 22, 2014 2:06
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


“Tuệ” trong kinh điển Đạo Phật nguyên thủy cũng chính là “Bát Nhã” (Trí Bát Nhã) trong kinh văn của Phật Giáo phát triển. 
Tuy nhiên qua sự phát triển, từ Hán-Việt “Bát Nhã” luôn mang lại cảm giác cao siêu, linh thiêng, thần bí, khó hiểu và đã làm bối rối nhiều người không ít. Ví dụ một đoạn giảng về bát nhã như sau:
- “Bát-nhã vô tri vô sở bất tri, nghĩa là Bát-nhã không biết mà không chỗ nào chẳng biết. Không biết tức Bát-nhã đối với cảnh không khởi vọng thức phân biệt. Không chỗ nào chẳng biết vì Bát-nhã là trí tuệ hằng sáng hằng giác dụ như gương sáng, tất cả cảnh vật hoặc người qua lại đều hiện rõ ràng không thiếu sót. Biết mà không khởi vọng thức phân biệt là cái biết của Tâm…” 
Khi prajñā paramitta được dịch âm là Bát Nhã Ba La Mật Đa, thì khái niệm tuệ giải thoát được thuyết giảng như là một phạm trù không thể nói ra được (cõi vô ngôn), không thể suy nghĩ giải bày được (bất khả tư nghị) v.v… ví dụ, một đoạn kinh văn của Phật giáo phát triển như sau:
- “Lúc bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật rất sâu nầy vì đại sự mà phát khởi, vì bất khả tư nghì sự, vì bất khả xưng sự, vì bất khả lượng sự, vô đẳng đẳng sự mà phát khởi”.
Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Đúng như vậy. Bát nhã ba la mật rất sâu nầy vì bất khả tư nghì sự đến vì vô đẳng đẳng sự mà phát khởi,…
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1QTXFmLUEtOHdWWS9WRWR5b3hUbUhuSS9BQUFBQUFBQVJxUS9EeDZEbVYyRWZ6NC9zMTYwMC9iJUMzJUExdCUyQm5oJUMzJUEzLmpwZw==
Khi đọc thì lẹo lưỡi, khi nghe xong thì thực tình chỉ biết gãi đầu! 
Người tu luôn mất tự tin, thấy mình yếu đuối và nhỏ bé khi tiếp xúc với khái niệm quá thần bí cao siêu như vậy. Khi đọc các luận giải về Bát Nhã, ta thấy quá nhiều những giải thích mang tính mơ hồ vì bất lực trước nội dung của chữ Bát Nhã, mà sự thực thì Bát Nhã chỉ là prajñā, tức panna, tức tuệ, tức wisdom. 
Sự thực có phải rằng khái niệm “bát nhã” là không thể hiểu được? Không thể giải thích được! Hay đó chỉ là cái mẹo, cái mánh (trick) để che dấu sự bế tắc của chính vị luận sư
Sự thực như thế nào? 
Thời Đức Phật còn tại thế, có phải thực sự Ngài và các bậc Thánh tăng đã hoàn toàn không có khả năng diễn đạt về cái gọi là “Bát Nhã” hay không? Nếu Bát nhã tức Tuệ, một yếu tố chính để giác ngộ, mà không thể trình bày được thì làm sao giáo pháp có thể được truyền lại cho nhân loại! Hãy chú ý đến sự vô lý này khi chúng ta đọc hay nghe các baì gảng về Bát Nhã hay có liên quan đến Bát Nhã.
Bát Nhã là Trí Tuệ mà bản chất của Trí Tuệ là những nhận thức mà con người luôn có thể hiểu được, giải thích được, bàn luận được!
Khi nghe câu nói văn chương cao siêu thần bí như: Có thuyền Bát Nhã đưa người qua sông!
Ta chỉ cần hiểu một cách bình dân là: Trí tuệ có thể giúp con người vượt qua những khổ đau của đời sống! Vậy là đủ!
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.