HẠT GIỐNG TỰ TỬ: LÀM THẾ NÀO MONSANTO PHÁ HỦY NÔNG NGHIỆP
Saturday, October 11, 2014 4:05
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Thông qua bằng sáng chế độc quyền về hạt giống, Monsanto trở thành “Chúa của sự sống” và thu tiền, một hình thái của chế độ thực dân kiểu mới.
Monsanto cố gắng che giấu mục tiêu thực sự của họ là kiểm soát hạt giống mà kỹ thuật di truyền là một phương tiện và kèm với nó là bản quyền sáng chế. “Monsanto là một công ty nông nghiệp. Chúng tôi áp dụng đổi mới công nghệ để giúp nông dân trên toàn thế giới sản xuất nhiều hơn trong khi bảo tồn nhiều hơn nữa.” “Sản xuất nhiều hơn, Bảo tồn hơn, Cải thiện đời sống nông dân.” – Đây là những lời hứa trên website của Monsanto tại Ấn Độ kèm với hình ảnh người một nông dân giàu có đang mỉm cười tại bang Maharashtra [vành đai bông của Ấn Độ ND].
Hạt giống là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn bởi vì hạt giống là gốc của cuộc sống. Khi một công ty kiểm soát hạt giống, nó điều khiển toàn bộ cuộc sống, đặc biệt trực tiếp đời sống của nông dân. Có thời điểm, 95% hạt giống Bông-Bt [loại bông cấy gien của vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng tổng hợp protein gây tệ liệt ấu trùng của sâu đục quả bông ND] tại Ấn được kiểm soát bởi Monsanto. Kiểm soát của Monsanto trong ngành giống ở Ấn Độ cũng như trên toàn thế giới rất đáng lo ngại, ở quy mô toàn cầu, đã kết nối thảm họa tự tử của nông dân trồng bông Ấn Độ với vụ Percy Schmeiser ở Canada [*], với vụ Bowman ở Mỹ, với vụ nông dân ở Brazil kiện Monsanto…
Thông qua bằng sáng chế độc quyền về hạt giống, Monsanto đã trở thành “Chúa của sự sống” trên hành tinh chúng ta và thu tiền. Bằng sáng chế về hạt giống là bất hợp pháp vì việc đưa một gen độc hại vào một tế bào thực vật tự nhiên không phải là “sáng tạo” hay “phát minh” ra một giống mới. Đây là những hạt giống của sự lừa dối mà Monsanto là tác giả; trong khi kiện nông dân và đẩy họ vào nợ nần, Monsanto lại quảng cáo là đang làm vì phúc lợi; việc biến đổi gen còn thất bại trong việc kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại, dẫn đến sự xuất hiện của superpests “siêu sâu” và superweeds “siêu cỏ dại”.
Tạo điều kiện cho Monsanto thao túng hạt giống tại Ấn Độ là Chính sách hạt giống 1988 áp đặt bởi Ngân hàng Thế giới đòi hỏi Chính phủ Ấn Độ nới lỏng quản lý ngành giống. Năm điều thuận lợi với Monsanto:
1/ Thứ nhất, các công ty Ấn Độ bị khóa vào công ty liên doanh và các thỏa thuận cấp phép trong lĩnh vực hạt giống tăng lên.
2/ Thứ hai, hạt giống nguồn tài nguyên chung của người nông dân đã trở thành “sở hữu trí tuệ” của Monsanto, thu tiền bản quyền hạt giống bông, do đó tăng chi phí đầu vào mỗi vụ của nông dân.
3/ Thứ ba, thụ phấn tự nhiên đã bị thay thế, một nguồn tài nguyên tái tạo đã trở thành một thứ không tái tạo, thành hàng hóa nhờ bằng sáng chế.
4/ Thứ tư, cây bông mà trước đây đa canh, xen canh với các loại cây lương thực khác thì nay phải độc canh, bị tổn thương cao hơn với sâu, dịch bệnh, hạn hán và mất mùa.
5/ Thứ năm, Monsanto bắt đầu phá vỡ các quy định của Ấn Độ và trên thực tế, họ bắt đầu sử dụng nguồn lực công để thúc đẩy cây biến đổi gen thông qua cái gọi là “quan hệ đối tác công-tư” (PPP).
Năm 1995, Monsanto giới thiệu công nghệ bông-Bt ở Ấn Độ thông qua một liên doanh với công ty Ấn Mahyco.
Năm 1997-1998, Monsanto bắt đầu thử nghiệm mở bất hợp pháp và tuyên bố sẽ bán giống thương mại vào năm sau. Ấn Độ có luật về biến đổi gen từ năm 1989. Theo Luật Bảo vệ môi trường, bắt buộc phải có sự chấp thuận của Uỷ ban Phê duyệt kỹ thuật di truyền thuộc Bộ Môi trường cho các thử nghiệm biến đổi gen, bởi vậy Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Công nghệ và Sinh thái đã kiện Monsanto ra Tòa án Tối cao Ấn Độ và Monsanto không thể bán hạt giống bông-Bt cho đến năm 2002.
Sau khi có các báo cáo của Ủy ban Quốc hội Ấn Độ về tình hình cây trồng biến gen vào tháng 8/2012, các chuyên gia kỹ thuật của Tòa án Tối cao Ấn Độ đã đề nghị một lệnh cấm 10 năm về thử nghiệm tất cả các thực phẩm biến đổi gen và chấm dứt tất cả các thử nghiệm liên tục cây trồng chuyển gen. Nhưng biến đổi gen đã thay đổi nông nghiệp Ấn Độ. Sự độc quyền hạt giống của Monsanto đã tàn phá lựa chọn thay thế, bộ sưu tập của superprofits dưới hình thức tiền bản quyền cùng tổn thương ngày càng tăng của độc canh đã tạo ra một bối cảnh cho các khoản nợ, đau khổ và tự tử của nông dân ở Ấn Độ. Tình trạng này được tăng cường với bông-Bt, đó là lý do tại sao hầu hết các vụ tự tử là trong vành đai bông.
Một cố vấn của Bộ nông nghiệp Ấn Độ đã nói tháng 1/2012 “nông dân bông đang ở trong một cuộc khủng hoảng sâu sắc kể từ khi chuyển sang bông-Bt. Hàng loạt vụ tự tử của nông dân trong năm 2011-2012 đặc biệt nghiêm trọng trong nông dân trồng bông-Bt”. Diện tích lớn nhất của bông-Bt là ở Maharashtra và đây cũng là nơi mà các vụ tự tử tăng lên sau khi bông-Bt được Monsanto giới thiệu và khai thác bản quyền cùng chi phí cao về hạt giống và các hóa chất đi kèm đã tạo ra một cái bẫy nợ nần. Theo dữ liệu của Chính phủ Ấn Độ, gần 75% nợ nông thôn là do mua nguyên liệu đầu vào. Khi lợi nhuận của Monsanto phát triển, nợ nông dân phát triển. Chính trong ý nghĩa này mà hạt giống của Monsanto là hạt giống của tự tử.
Các hạt giống tự tử đời cuối mà Monsanto được cấp bằng sáng chế gọi là “công nghệ Terminator” – Công ước về Đa dạng sinh học đã cấm việc sử dụng nó.
Một đại diện Monsanto thừa nhận rằng họ đã “diagnostician bệnh nhân, bác sĩ tất cả trong một” “the patient’s diagnostician, and physician all in one” trong thoả thuận TRIPS của WTO. Dừng nông dân lưu trữ hạt giống và áp đặt chủ quyền hạt giống là mục tiêu chính, bởi vậy Monsanto đã mở rộng bằng sáng chế độc quyền sang hạt giống thông thường lai tạo như bông cải xanh, ớt, lúa mì thân ngắn, đã vi phạm bản quyền Ấn Độ mà chúng tôi thách thức như một trường hợp biopiracy trong Văn phòng Sáng chế châu Âu.
Đó là lý do tại sao chúng tôi đã bắt đầu chương trình SỢI CỦA TỰ DO “Fibres of Freedom” ở trung tâm của vành đai bông-Bt, chúng tôi đã tạo ra các NGÂN HÀNG HẠT GIỐNG CỘNG ĐỒNG với hạt giống bản địa và hỗ trợ nông dân đi vào canh tác hữu cơ. Không có hạt giống biến đổi gen, không có nợ, không có tự tử.
Bà Vandana Shiva (người Ấn) có bằng Tiến sỹ triết học và vật lý của Đại học Western Ontario, học vị Ts Danh dự đại học Paris, Oslo và Toronto. Bà là một ngôi sao trong cuộc chiến chống biến đổi gen toàn cầu. Người ta gọi bà là “Gandhi ngũ cốc” và so sánh các công đức của bà với Mẹ Teresa. Bà là tác giả của hơn 20 cuốn sách và hơn 500 bài viết trên các tạp chí nổi tiếng. Năm 1993, Vandana Shiva nhận giải Nobel cho các hoạt động vì sinh thái và phụ nữ. Forbes và Tuần Châu Á đều chọn bà vào danh sách các nhà hoạt động quan trọng nhất của thế giới. Năm 2010, Vandana Shiva được trao giải thưởng Hòa bình Sydney vì công bằng xã hội và những nỗ lực không mệt mỏi của bà cho người nghèo. Đầu năm 2014, Beloit College ở Wisconsin, Vandana Shiva được vinh danh trong nghiên cứu quốc tế vì phát triển bền vững.
———–
Tìm hiểu thêm về phát triển nông nghiệp bền vững của Ts. Vandana Shiva trên website của tổ chức Navdanya http://www.navdanya.org/
Xem thêm: Ts. Vandana Shiva thuyết trình về vấn đề biến đổi gen tại Đại học Hawaii tháng 1/2013
Năm 2010, trong một bài phỏng vấn với báo Nông Nghiệp Việt Nam, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát tuyên bố: “Phải xua đi nỗi sợ cây biến đổi gene như xua đuổi tà ma”. Ông Phát cho biết thêm: “Tôi đã có thư cho Monsanto về việc đưa cây trồng biến đổi gene vào Việt Nam, mọi hồ sơ giờ chỉ là vấn đề chữ nghĩa, cho đầy đủ thủ tục chứ tôi duyệt hết, các anh cứ việc mang hạt giống vào”. “Các đồng chí cứ đưa bông, ngô, đậu tương, thậm chí cả lúa biến đổi gen, chúng tôi cũng hoan nghênh hết” http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/45070/ky-thuat-nghe-nong/xua-noi-so-cay-bien-doi-gen.html
Lena Morgoun _ Người tiêu dùng cần biết về GMO
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us