Trong những năm gần đây, luôn có những dự đoán về việc vỡ bong bóng bất động sản, các thị trấn ma trống không ở khắp mọi nơi.
Tuy nhiên, những người dân thuộc tầng lớp lao động sống tại những khu thành thị ngầm phải đối mặt với giá bất động sản cao ngất ngưởng.
Để có được quyền sở hữu nhà, gần đây người dân Trung Quốc bắt đầu tiến hành phong trào chiếm đóng.
Giữa tháng 8, học giả Hiến pháp, Trần Vĩnh Miêu, Tổng biên tập tạp chí Thái Bình Dương Hông Kông Âu Dương Kính, ông Quý ở Bắc Kinh, Kiều Tiểu Phi, Từ Ninh Khang ở Sơn Đông đã tiến hành phong trào chiếm đóng đầu tiên tại những thị trấn ma và đối diện đồn công an Phúc San tại Yên Đài.
Ngày 20/8, Trần Vĩnh Miêu trả lời phỏng vấn NTD rằng họ sẽ bắt đầu chiến dịch chiếm đóng lần hai bởi lần đầu tiên đã kết thúc.
Ông tin rằng hầu hết những vấn đề này là do sự phát triển kinh tế của Trung quốc trong những thập kỷ trước đều xoay quanh vấn đề nhà ở.
Họ hy vọng thông qua phong trào chiếm đóng này, có thể giúp cho người nghèo có quyền sở hữu nhà.
[Trần Dũng Miêu]: Nhiều người vẫn sống như nô lệ mặc dù họ đã làm việc cả đời để có được một ngôi nhà cho mình.
Vì vậy những phong trào cách mạng trong xã hội nổ ra trong tương lai có thể vẫn sẽ tập trung vào vấn đề nhà ở.
Tôi nghĩ chúng ta nên chuẩn bị trước.
Thêm vào đó, nhiều bộ lạc và nông dân bị đô thị hóa cũng cần nhà ở sau khi chuyển lên thành phố.”
Tuy nhiên những người dân nghèo trong tầng lớp lao động đang sống trong những tầng hầm hay khu đô thị ngầm vẫn không thể mua nhà được do giá quá cao.
Những người giàu có và quyền lực vẫn đang tích trữ nhiều bất động sản mà nhiều năm để đó không dùng.
Trần Vĩnh Miêu cho biết phong trào chiếm đóng là phương thức giúp đỡ những người dân ở tầng lớp thấp nhất .
Một trong những người sáng lập viện nghiên cứu độc lập Tulloch ở Hồng Kông cho hay những khu vực được đầu tư do sự khuyến khích của chính phủ đang còn rất nhiều ngôi nhà và tòa nhà văn phòng trống.
Những khu vực này gồm Khu Trịnh Đông ở tỉnh Hà Nam và một thị trấn mới ở Ngạc Nhĩ Đa, nội Mông Cổ.
Những tòa nhà này hầu hết được bán cho tầng lớp trung lưu, nhưng rất khó bán.
Ở Trung quốc, mỗi năm có thêm từ 12 đến 24 thành thị kiểu “có người mua, không người ở” này.
Mặt khác, tầng lớp cùng khổ không thể mua nhà mà vì để hợp tác với chính quyền, họ phải chấp nhận bỏ nhà chuyển đến một căn hộ nhỏ bé.
Trần Vĩnh Miêu cho biết, hàng trục triệu dân nghèo muốn có nhà, nhưng không mua nổi.