ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
PERELMAN và “VẬT LÝ VUI”
Monday, September 22, 2014 22:48
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sau bài viết “Người thông minh nhất hành tinh” có rất nhiều ACE quan tâm, nhưng có khá nhiều bạn nhầm Grigori Perelman là tác giả “Vật lý vui”. Cuộc đời tác giả Jacov Perelman-một người cách tân trong giáo dục phổ thông và việc viết sách khoa học cho trẻ em-là một bài học cho thế hệ sau về nhiều mặt (và thực ra ông đến nay vẫn nổi tiếng hơn “Grisha” nhiều!)
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1jT2wzQ09ZOEprZy9WQ0VIYjdwa2NnSS9BQUFBQUFBQVJCUS8weGN6TVplWmtNOC9zMTYwMC9WJUUxJUJBJUFDVCUyQkwlQzMlOUQlMkJWVUkuanBn
Кhác với Grigori, Jacov Perelman không có học hàm, học vị gì hết, cũng chẳng có chuyên ngành gì cụ thể, lại không có bất cứ phát minh, sáng chế gì, nhưng ông có 43 năm cống hiến hết mình cho khoa học, đúng hơn là quảng bá các ngành khoa học khác nhau trong thanh thiếu niên-một việc mà chưa có ai làm tốt hơn ông. Họ cũng chẳng họ hàng gì, chỉ mang cùng họ, cùng là người Do Thái tại Nga và ở cùng thành phố, tuy vậy cách nhau khá nhiều thế hệ (báo chí Nga còn có lúc nhầm Jacov là bố của Grigori Perelman!).
Ông sinh cuối năm 1882, tại tỉnh Grodno (nay thuộc Bạch Nga), một tuổi đã mất cha nên hai anh em đều do bà mẹ một tay nuôi nấng. Ông học giỏi, nhưng “nghiệp”viết sách quảng bá văn học bắt đầu rất tình cờ lúc 17 tuổi. Lúc 17 tuổi cậu đăng một bài trên báo của tỉnh, với bí danh “J.P” và tựa đề “Về việc cơn mưa lửa sắp tới”. Số là hồi đó rất nhiều người tin vào lời của “nhà tiên tri Makhin” in trong một quyển sách khoa học hẳn hoi, là 01/11/1899 (lịch cũ của Nga, chênh với dương lịch mười mấy ngày) sẽ có một trận mưa sao rơi xuống trái đất và hủy diệt hoàn toàn hành tinh này! Thế nên 23/9/1899 (cách đây đúng 115 năm đấy) cậu học trò trẻ đã gây chú ý ngay lập tức với bài báo trên, qua cách trình bày vui vẻ nhẹ nhàng và rất dễ hiểu cho đa số độc giả, cậu chỉ ra rằng “cơn mưa lửa” kia thực chất là mưa sao do một sao chổi gây ra, sao chổi này vài chục năm (chính xác là 33 năm) lại bay gần trái đất một lần, cảnh tượng thì rất đẹp chứ hoàn toàn không nguy hại gì. Loài người biết đến sao chổi này từ năm 902, tuy rằng lần nào sắp thấy thì đều rất sợ! Để bà con yên tâm, cậu còn chỉ ra rằng ở địa điểm nào lúc mấy giờ sẽ quan sát được mưa sao đẹp nhất…Thành công đầu tay làm cậu rất phấn khích trên con đường nghiên cứu các môn khoa học, sau đó cậu Jacov mới kết thúc trung học loại xuất sắc! (Mà cậu ta phải lấy bí danh “J.P” vì theo luật hồi đó, đến sinh viên cũng không được viết bài đăng báo, chưa nói đến học sinh-thế nên không thể để tên thật!). Nhuận bút cũng không hề tồi: “Ngài J.P.” được nhận 7,31 rúp bạc, trong khi đó lương giáo viên tiểu học của mẹ cậu để nuôi 3 mẹ con là 8 rúp/tháng!
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1rTGhpY1pwTHFNby9WQ0VIYVJxNEhTSS9BQUFBQUFBQVJBMC91cWxROEVJWExZSS9zMTYwMC9QRVJFTE1BTi5qcGc=
Sau này ông kể lại: ông đã gặp may, vì từ trung học rồi lên đại học toàn gặp những giáo viên rất yêu nghề và dùng phương pháp giảng dạy rất hóm hỉnh, kết hợp với thực tế, kểu “dẫn học sinh ra ngoài phố rồi cho 2 miếng bìa và 1 que diêm, bắt đo chiều cao của cột điện…”. Từ bé ông đã đọc sách trong 2 thư viện và một hiệu bán-cho thuê sách, đọc đúng theo danh sách và thứ tự do mẹ ông đã viết sẵn ra cho ông, hàng ngàn cuốn như vậy…Cũng như mọi người Do Thái, việc giáo dục đều do bà mẹ quyết định và định hướng rõ ràng!
Cậu vào trường đại học lâm nghiệp Sant-Peterburg. Ngay từ năm thứ nhất đại học, Jacov đã viết bài cho các tạp chí phổ biến khoa học, và sau một thời gian còn được biên tập bài của các tác giả khác. Jacov nghĩ ra thuật ngữ “khoa học viễn tưởng” và ngay khi tốt nghiệp đã “bị” các tạp chí săn đuổi, sau mấy năm ông trở thành tổng biên tập “Thiên nhiên và con người” (1913).
Ngay năm đó ông viết cuốn sách lập tức làm ông rất nổi tiếng-“Vật lý vui” (3 năm sau mới xong để tái bản gồm cả tập 2). Các nhà vật lý càng ngạc nhiên khi biết tác giả lại là cậu sinh viên tốt nghiệp trường rừng-họ cổ vũ cậu và khuyên đừng có làm bất cứ gì khác mà hãy viết tiếp những quyển sách như vậy cho học sinh! Trong số đó có Xiôncôvskiy-cha đẻ của ngành vũ trụ học-thường xuyên thư từ trao đổi với Perelman tới khi chết. Chính Perelman giúp Xiôncôvskiy in 2 tác phẩm “Không trọng lực” và “Ngoài trái đất”…
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1DTWhxbS1VT200dy9WQ0VIYXFuT2E5SS9BQUFBQUFBQVJBNC9nT0M3SmJKajNpMC9zMTYwMC9WJUUxJUJBJUFDVCUyQkwlQzMlOUQlMkJWVUklMkIyLmpwZw==
Perelman từ đó đã viết hơn nghìn bài báo, mấy chục quyển sách quảng bá khoa học cho trẻ em và hơn hai mươi đầu sách giáo khoa, để làm được như vậy ông phải dùng 11 bí danh khác nhau! Ông viết về rừng, thực vật (ngành học của ông), vật lý, toán, thiên văn học, kỹ thuật, vũ trụ học, sinh vật, khí hậu, hóa học…Là nhà biên tập, ông giúp cho các tác phẩm của Herbert Wells, Conan Doyle, Edgar Po…đến với độc giả CCCP.
Tổng cộng sách của ông in 15 triệu bản tiếng Nga và còn được dịch ra 18 thứ tiếng nữa, in đi in lại mà nhiều nhất là bằng tiếng Đức! Một mặt đó là thành công và sự nổi tiếng của ông, mặt khác nhiều môn khoa học thay đổi nhanh đến kỳ lạ (nhất là vật lý, vũ trụ học, sinh vật) trong khi số học, đại số, hình học ít thay đổi lắm, nên ông cũng cần hiệu đính, viết đi viết lại cho thật chuẩn, dù độc giả chỉ là những cô bé, cậu bé!
Trong số sách quảng bá khoa học cho học sinh, thì riêng dòng sách “vui: đã rất nhiều rồi: “Vật lý vui”, “Số học vui”, “Hình học vui”, “Đại số vui”, “Thiên văn học vui”, “Cơ học vui”…Riêng “Vật lý vui” và chỉ bằng tiếng Nga đã xuất bản gần 30 lần! Thế mà số phận của nó lúc đầu rất vất vả: viết từ 1906 mà 1913 mới ra mắt, vì tổng biên tập nghĩ hơn 2 năm (!?) xem dạng văn học kèm khoa học này liệu có người đọc không…
1915 ông lấy vợ, và từ đó trong mọi quyển sách (ở Nga) của ông đều in địa chỉ nhà, để bạn đọc có thể gửi thư, câu hỏi, bài viết…1916 khi ông đang làm kiêm nhiệm tại “Ủy ban đặc biệt về chất đốt” thời Sa hoàng, Perelman đề nghị dịch chuyển giờ mùa đông sớm lên 1 tiếng, để tranh thủ thêm được ánh nắng mặt trời và tiết kiệm năng lượng. Nhưng mãi đến 1930 thì CCCP mới làm theo sáng kiến của ông. Từ đó đến tận bây giờ nước Nga (trước là CCCP) vẫn làm theo như thế, mặc dù ít ai còn nhớ đó là đề nghị của ông…(cái này thì bà con ta bên CCCP biết lắm). 2011 Nga bỏ chế độ đổi giờ này, tuy vậy nhiều vùng vẫn tiếp tục theo “truyền thống” từ 1930.
Thời Sa hoàng cũng như thời Xô Viết sau này Perelman nhận được nhiều lời đề nghị đi làm quan chức, nhưng đều từ chối, ông cũng chẳng có đến cái danh hiệu “phó tiến sỹ”- thế nhưng cả nước đều gọi ông là “Giáo sư Perelman” (một số ít thì gọi đùa ông là “tiến sỹ khoa học vui”!). Sau Cách mạng tháng mười ông được chính quyền mới đề nghị lãnh đạo việc viết lại sách giáo khoa-ông vui vẻ nhận lời với một yêu cầu: cho ông lập một tạp chí khoa học viễn tưởng xô viết đầu tiên, và ông được chấp thuận! Ngoài việc viết hàng chục ngàn trang sách thì chỉ có một việc rất quan trọng ông làm, mà ít ai còn nhớ: ông là một trong những nhà khoa học đầu ngành về vũ trụ học của CCCP, là “đàn anh” của Koroliev!
Quay lại những quyển sách “vui” của ông-ông không đặt nặng việc “tìm ra đáp số” như một cái máy, mà rất quan tâm đến quá trình tìm ra lời giải. Ông coi chúng không phải sách để học, mà là sách để đọc cho vui- nhưng qua đó kích thích sự tò mò và nhen lên tình yêu khoa học trong học sinh. Trong sách “vui” ông dựa vào chính những kiến thức đã phải có trong đầu học sinh khi học ở trường rồi, chỉ có vận dụng để hiểu sâu thêm thôi. Perelman có những cách rất hay để cho học sinh, nhất là các lớp bé, tưởng tượng được 1 triệu, 1 tỷ to như thế nào. Ví dụ: trong 1 m3 có các hình lập phương bé tí mỗi cạnh 1 mm (1m3 = 1000 x 1000 x 1000). Vậy nếu ta chồng tất cả những hình lập phương bé tí ấy lên, sẽ được môt cái cột cao 1000 km! Hoặc xem 1 tỷ to như thế nào: sợi tóc mà phóng đại to lên 1 tỷ lần sẽ có đường kính bằng 8 lần Trái đất, còn con ruồi sẽ to bằng 70 lần mặt trời…Ngay trong các sách toán, sách lý ông cũng rất hay đưa ra những tình huống hoàn toàn có thể gặp trên thực tế:
-sàn hình vuông đo bằng thước mét, hóa ra nó bị ngắn mất 1/5cm, hỏi phải thay đổi diện tích như thế nào cho phù hợp?
-hai cái ấm samovar đầy nước, giống hệt nhau, đun nóng đến nhiệt độ như nhau, nhưng cái to, cái bé. Hỏi cái nào sẽ nguội trước?
-người lớn và trẻ con ăn mặc giống nhau, đứng ngoài trời băng tuyết, Hỏi ai lạnh hơn?
-nếu vỏ cam dày như nhau, thì mua quả to hay quả bé có lợi hơn?
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1vSm5yVVZCMWtkay9WQ0VIYWhLUmpnSS9BQUFBQUFBQVJBOC8tVEJtTXMwWlRhOC9zMTYwMC9WJUUxJUJBJUFDVCUyQkwlQzMlOUQlMkJWVUklMkIzLmpwZw==
Trong toán sơ cấp ông theo trường phái: toán số học phải giải bằng các phương pháp số học, hoặc bằng các giải pháp hình học! (chứ không phải bằng đại số, cứ lập phương trình x,y,z ra mà làm, nguyên nhân: vì não bộ còn chưa hình thành đầy đủ của học sinh sẽ bị tổn thương mất!). Rất thú vị là ý kiến này đã viết ra trước đó chính Lev Tolstoi, tác giả “Chiến tranh và hòa bình)
(Một ví dụ theo chủ đề này: nếu bài toán “vừa gà vừa chó…” mà giải bằng cách lập phương trình x “chó”, y “gà” thì giải được ngay, nhưng học sinh chả lắng đọng lại cái gì trong ký ức cả, nhưng nếu ta “chặt chân” thì lại là câu chuyện khác hẳn!).
Các giáo viên cũng rất có lợi khi nghiền ngẫm các cuốn sách của Perelman! Chúng đề cập tới học sinh những bài toán, khái niệm cực kỳ quan trọng như động cơ vĩnh cửu, khối lượng khác trọng lượng thế nào, một tỷ nhiều hay ít…Dưới dạng những mẩu chuyện vui ông đã kể về những ý tưởng sai lầm trong tính toán của June Verner. Có một truyền thống trong các quyển “vui” như sau: trong những quyển ra sau bao giờ cũng có những chú thích của người biên tập, chỉ ra những chi tiết, thậm chí sai sót đã đăng trong lần xuất bản trước của tác giả (và chúng khá nhiều đấy)! Rồi đến lần xuất bản sau, lại ông biên tập khó tính chỉ ra những điều chưa hoàn hảo của đợt sách trước! (hình như trong những bản dịch ở Việt Nam ta không thấy được điều này?). Perelman không hề bảo thủ, sẵn sàng nhận và sửa đổi những sai sót của mình, mặc dù viết về các ngành học cực kỳ khác biệt! Ví dụ nhiều người vẫn ca tụng ông: “Ông dạy học sinh sự khác biệt Albedo và Libido…” (bạn của tôi, hãy thật thà với chính mình, bạn có biết 2 khái niệm ấy không đã??)
Chỉ có một sai lầm mà ông không kịp sửa, vì trong trường hợp này ông đi trước quá xa so với hiện thực. Ông rất giỏi về vũ trụ học, nên ông sai ở chỗ coi rằng những nhà du hành vũ trụ khi ra ngoài trái đất sẽ bị khí quyển che khuất, làm cho không nhìn thấy gì nữa, núi rừng, sông biển gì cũng mờ tịt hết! Ông đã mất rất lâu trước khi Gagarin có thể kể cho ông về cảm xúc của mình khi nhìn về đất mẹ…
Ngay cả trong các cuốn sách giáo khoa ông biên soạn người ta cũng có thể thấy rõ tính thực tế của các bài toán, và chúng không được phép khô khan để học sinh dễ tiếp nhận!
Nhưng công trình để đời của ông không phải là những quyển sách, mà là “Nhà của khoa học vui”-một câu lạc bộ vui chơi được xây dựng ở Leningrad năm 1935 cho trẻ em với các chủ đề khoa học dựa theo những quyển sách “vui” của Perelman (trước đó ông thí nghiệm với 20 hiện vật theo chủ đề sách “vui” của ông đã thành công rồi). Tự ông làm giám đốc, và mỗi tuần 2 lần đứng ra trực tiếp trả lời mọi câu hỏi của khách tham quan-đó là tất cả học sinh Leningrad, tối thiểu mỗi năm cũng đến một lần, vì có rất nhiều bổ sung, đổi mới về hiện vật, mặc dù tất cả đều đã nghiền ngẫm những cuốn sách “vui” của ông. Chúng vào trung tâm này, có thể tìm đến khu toán, lý, thiên văn, địa lý, kỹ thuật…với những hiện vật, đa phần là hoạt động được, để được chứng kiến tận mắt những điều ông viết trong sách, những thành tựu của khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất. Ngược lại với các bảo tàng, ở đây người ta thấy các tấm biển chỉ không phải là “Cấm sờ tay!”-mà ngược lại: “Nắm lấy!”, “Ngồi xuống đây!”…Hướng dẫn viên thường kể chuyện thì ít mà đặt câu hỏi thì nhiều, bắt khách tham quan phải động não. Trên một quyển lịch làm thật lớn, có đề dòng chữ: “Từ khi bắt đầu công nguyên cho đến ngày khai trương “Nhà” của chúng ta, 15/10/1935 vẫn chưa trôi qua đủ một triệu ngày đêm! (thế để học sinh lớp dưới hình dung một triệu nhiều ít như thế nào). ..Thậm chí đến khi ra về, nếu ai đó ngồi xuống viết nhận xét, thì chính quyển sách sẽ tự mở ra, nâng lên để tha hồ viết cho tiện…
“Nhà khoa học vui” thành công rực rỡ, nhiều nơi khác cũng bắt chước theo, làm những “Góc khoa học vui”, những “tiết dạy vui”…dưới sự giúp đỡ của “Nhà”. Nó như một tượng đài khoa học của Leningrad. Và Perelman cũng xuất bản tạp chí khoa học của “Nhà” luôn, tất nhiên ông là chủ tịch…
“Nhà” nhanh chóng thành điểm đến ưa thích của cả người lớn- họa sỹ, nghệ sỹ, quân nhân, và tất nhiên là các cháu thiếu nhi…Thế rồi chiến tranh nổ ra 1941, Leningrad bị tấn công và vây hãm 900 ngày! “Nhà” bị phá hủy hoàn toàn (ngày nay chỉ còn lại một số hướng dẫn chế tạo hiện vật thời đó). Ông bà Perelman khi đó cũng khá già rồi, từ chối sơ tán, ở lại để cùng bảo vệ thành phố quê hương, họ vẫn làm những công việc yêu thích của mình: bà Perelman trước kia làm bác sỹ, thì nay chăm sóc thương binh trong bệnh viện dã chiến, ông Perelman vẫn giảng bài cho lính Hồng quân với chủ đề ông coi là có ích nhất khi chiến tranh xảy ra: nghệ thuật hóa trang, tìm phương hướng, bắn vào đâu của xe tăng thì sát thương mạnh nhất…Nhiều khi các chiến sỹ hồng quân nghe xong bài giảng của ông là đi thẳng ra mặt trận! Và ông vẫn viết, vẫn ghi chép!
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1PM3lUckF6Qm5oUS9WQ0VIYnJkUlNtSS9BQUFBQUFBQVJCVS8zYzFIUXlWSTQwOC9zMTYwMC9WJUUxJUJBJUFDVCUyQkwlQzMlOUQlMkJWVUklMkI0LmpwZw==
Đầu mùa đông năm 1941, những khó khăn lớn về lương thực thực phẩm đã xuất hiện. Do mặt hồ Ladoga bắt đầu đóng băng, các trận bão tuyết hoành hành khiến cho tuyến tiếp tế đường thủy phải ngừng hoạt động. Nạn đói bắt đầu đe doạ. Từ ngày 20 tháng 11, khẩu phần thực phẩm của quân đội và dân thường đã phải rút xuống vài lần: Mỗi công nhân chỉ được 250 g bánh mỳ/ngày; người sống nương nhờ và trẻ em được 125 g bánh mỳ/ngày; những người lính trên tuyến 1 và trên các tàu chiến được nhận mỗi ngày 300 g bánh mỳ và 100 g bánh bicote. Tại nhiều điểm phân phát lương thực trong thành phố, người ta đã phải dùng đến cân tiểu ly để cân chính xác từng gam cho một khẩu phần bánh mỳ mà giờ đây đã trở nên quý hơn vàng. Hai ông bà cũng như toàn thể dân thành phố, đã bị đói triền miên. Nguyên liệu cũng đã hết từ 11/1941, tất cả cây trong thành phố đã bị chặt làm củi, ông bà Perelman phải dùng đến thư viện cá nhân của Jacov với hơn 10000 đầu sách đã sưu tập sau mấy chục năm làm chất đốt chống lại hai mùa đông đặc biệt lạnh 1940 và 1941.
Tháng 1/1942 bà Perelman đã mất ngay trong bệnh viện vì đói, ở nơi bà hàng ngày chăm sóc cho binh sỹ.Tháng 3.1942 Jacov Perelman cũng lìa đời vì kiệt quệ sức lực. Ông chỉ để lại cho hậu thế những cuốn sách…
Ngày nay nước Nga lắm tiền của thế mà vẫn chưa xây lại được một “Nhà khoa học vui” tại Leningrad-cũng là quê hương của Putin, thật đáng tiếc vì với khả năng của kỹ thuật văn minh như bây giờ thì “Nhà” của thế kỷ 21 sẽ lý thú biết nhường nào đối với học sinh! Còn các quyển sách “vui” của Perelman vẫn được hiệu đính, biên tập lại và tái bản cho đến ngày nay…Phương pháp truyền đạt kiến thức vẫn như thời của Perelman: phải gây được sự ngạc nhiên!
(lược dịch từ nguồn internet)
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.